Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương

Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ

(LĐTĐ) Trong lịch sử Việt Nam, thời đại Hùng Vương có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là giai đoạn mở đầu cho lịch sử dựng nước của dân tộc, được ghi chép lại khá sớm trong các bộ chính sử, nhưng tư liệu chủ yếu dựa trên thư tịch, truyền thuyết.
gop phan giao duc truyen thong yeu nuoc cho cac the he [Infographics] Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Năm 1968, chương trình khoa học liên ngành quốc gia nghiên cứu về thời đại Hùng Vương dựng nước, với sự chủ trì và tham gia tích cực của đông đảo nhà khoa học ở cả trong nước và ngoài nước, đã chứng minh một cách thuyết phục là thời đại Hùng Vương có thật trong lịch sử.

Với thành tựu đó, suốt hơn 50 năm qua, những nghiên cứu khoa học về giai đoạn này vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những vấn đề, như: Nguồn gốc, niên đại thời đại Hùng Vương; vấn đề nhà nước, đời sống kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa; những giá trị tiêu biểu, đặc sắc của thời đại Hùng Vương và mối giao lưu nhiều chiều với các thời đại lân cận…Bên cạnh đó, các tư liệu Hán Nôm, truyền thuyết, văn hóa dân gian và hơn 1.400 di tích liên quan tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên cả nước cũng góp phần làm sáng tỏ diện mạo của giai đoạn mở đầu lịch sử đất nước.

gop phan giao duc truyen thong yeu nuoc cho cac the he
Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 1905 (Ảnh tư liệu)

Nhằm tập hợp, tổng kết, đánh giá một giai đoạn nghiên cứu nối tiếp về thời đại Hùng Vương (kể từ năm 1968), ngày 24/9, Trung tâm nghiên cứu và phát triển văn hóa Hùng Vương, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đồng tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam”.

Tại hội thảo, các đại biểu tiếp tục thảo luận, trao đổi, phân tích để làm rõ các vấn đề từ cơ bản, cốt lõi đến những biến đổi trong lịch sử; từ nguồn gốc, thực trạng cho đến những giá trị và việc phát huy giá trị di sản văn hóa của thời đại Hùng Vương trong thời đại ngày nay. Hội thảo cũng đóng góp vào đánh giá kết luận về thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam; rút ra những bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gìn giữ và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Theo Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đức Cường - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, từ xa xưa, những câu hỏi về nguồn gốc dân tộc và sự ra đời của Nhà nước đầu tiên trên đất nước ta luôn được các thế hệ người Việt Nam đặt ra và tìm cách trả lời. Chính vì vậy, các câu chuyện về thời Hồng Bàng, Lạc Long Quân và Âu Cơ, con Rồng cháu Tiên và cách gọi nhau là “đồng bào” được lưu truyền từ đời này sang đời khác, là kết quả của mối quan tâm đã hằn sâu trong tâm thức người Việt Nam.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, “việc nghiên cứu các giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương cần được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, không bó hẹp về không gian và thời gian ở vùng châu thổ sông Hồng mà cần nghiên cứu mở rộng ở nhiều khu vực khác nhằm minh chứng sự phát triển của văn hóa thời đại Hùng Vương.

Chúng ta đang sở hữu tài sản vô giá để tạo nên sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, việc nghiên cứu này sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử hào hùng của dân tộc, phát huy những tinh hoa của dân tộc và làm vẻ vang hơn những đức tốt đẹp quý báu cha ông ta”.

Trong các câu chuyện được lưu truyền, triều đại đầu tiên trên đất nước Việt Nam, triều Hồng Bàng, gắn với vị hoàng đế trong truyền thuyết là Thần Nông. Cũng theo truyền thuyết, người con trai cả của Âu Cơ và Lạc Long Quân cai trị nước Văn Lang-Nhà nước đầu tiên trên đất nước ta có danh hiệu là Hùng Vương, được truyền từ đời này sang đời khác theo chế độ cha truyền, con nối.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Đinh Quang Hải, Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng: Nghiên cứu về sự xuất hiện và thời gian tồn tại của thời đại Hùng Vương còn có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất ý kiến cho rằng, nước Văn Lang thời Hùng Vương có thời gian tồn tại tương đương với nền văn hóa Đông Sơn.

Thời đại Hùng Vương là một thời kỳ đạt được sự chuyển biến khá sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dẫn đến sự hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, là thời kỳ ra đời và phát triển của một nền văn minh cổ đại của người Việt cổ.

Đền Hùng và Đất Tổ giữ vị thế lịch sử và văn hóa quan trọng, là trung tâm của Kinh đô Văn Lang, của Nhà nước cổ đại thời cách mạng luyện kim đồng sắt, là vùng hội tụ và giao lưu văn hóa. Đền Hùng là di sản vô cùng quý báu của tổ tiên, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc, là đặc trưng truyền thống cho tính cộng đồng của xã hội Việt Nam.

Thạc sĩ Lê Ngọc Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc Phòng khẳng định: Tính độc đáo tiêu biểu trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO vinh danh nằm ở chính tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời do sự kết hợp giữa đạo lý nhớ về nguồn cội, tục thờ cúng tổ tiên và nhu cầu về điểm tựa, về tinh thần của một quốc gia phong kiến sau thời kỳ dài Bắc thuộc. UNESCO đánh giá rất cao điều này, đó là sự dân dã, ngay từ cái tên gọi Giỗ Tổ. Coi Quốc gia – dân tộc như một “gia đình lớn”, lấy khuôn phép ứng xử gia đình, gia tộc để tạo thành khuôn khổ ứng xử của xã hội, giúp thống nhất một hệ ý thức Việt Nam.

Ý thức về trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy giá trị nhân văn của văn hóa Hùng Vương, các cấp, ban, ngành luôn xác định các giá trị văn hóa truyền thống là một trong những nguồn lực, tiềm năng, điểm tựa của sáng tạo và nền tảng của sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội. Thời gian qua, đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống bền vững với một tầm nhìn mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Những năm qua, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống nhằm bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được khôi phục, tổ chức thường xuyên, trong đó có những lễ hội truyền thống trở thành biểu tượng văn hóa, tâm linh như: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ... Nhiều lễ hội giàu giá trị nhân văn đã được tổ chức hằng năm, quy tụ những sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, tiêu biểu của các vùng, miền trong cả nước, kết hợp được nội dung giáo dục truyền thống với sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương là trách nhiệm của thế hệ ngày nay để muôn đời sau hiểu và luôn hướng về cội nguồn dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống và củng cố khối đại đoàn kết, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Xem thêm
Phiên bản di động