Gỡ vướng vắc xin tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Thiếu một số loại vắc xin để thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em không phải vì căn bệnh “sợ trách nhiệm” của các cơ quan chức năng, nguyên nhân chính vẫn là sự trói buộc về cơ chế.
Đã sản xuất được 10/11 vắc xin tiêm chủng mở rộng TP.HCM: Nguy cơ bùng dịch sởi do thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đang phối hợp với Bộ Y tế bố trí kinh phí mua vắc xin tiêm chủng mở rộng

Theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 về chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 1125), trong đó có thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế được giao mua vắc xin và cấp phát cho các địa phương. Từ năm 2020, các nội dung liên quan đến thực hiện Chương trình mục tiêu phải hoạt động lồng ghép vào nội dung chi của các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chương trình chi thường xuyên khác.

Gỡ vướng vắc xin tiêm chủng mở rộng
Do thay đổi chính sách liên quan đến phân bổ nguồn ngân sách Trung ương cho chương trình tiêm chủng mở rộng, nên từ đầu năm đến nay diễn ra tình trạng thiếu một số loại vắc xin trên địa bàn cả nước. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính đang nỗ lực tham mưu để sớm ban hành cơ chế liên quan đến việc mua vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đồng thời, để tránh chuyển giai đoạn đột ngột khi chương trình mục tiêu y tế - dân số kết thúc, năm 2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021. Bộ Y tế được giao dự toán từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện mua sắm để cung ứng vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng và một số thuốc khác như ARV, vitamin A… Chính vì thế, nguồn vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo đủ cho năm 2021, 2022.

Tuy nhiên, bước sang năm 2023, thực hiện theo cơ chế mới, ngân sách được phân bổ xuống cho các địa phương dưới hình thức chi thường xuyên, trong đó có nguồn ngân sách phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng. Quy định là thế, song do thiếu các hướng dẫn liên quan đến công tác đấu thầu, mà các địa phương cũng “bó tay” trong việc triển khai.

Cụ thể, tại cuộc làm việc giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà với liên bộ Y tế, Tài chính và các địa phương, đại diện Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho hay: Các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đều thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia nên địa phương không có cơ chế thực hiện tự đấu thầu. Nên phương án khả thi nhất là Trung ương cấp ngân sách để Bộ Y tế đấu thầu và phân bổ vắc xin cho các địa phương.

Cùng quan điểm, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, địa phương không thiếu kinh phí, không sợ trách nhiệm nhưng đang thiếu cơ chế mua sắm. Vì vậy, đại diện Sở Y tế Hà Nội cũng kiến nghị tiếp tục thực hiện cơ chế Bộ Y tế mua sắm, đấu thầu tập trung vắc xin và phân bổ, điều phối cho các địa phương.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế cùng nhau gỡ vướng liên quan đến cơ chế, phân bổ ngân sách để bằng mọi giá có vắc xin thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em.

Tại văn bản số 5609/BTC-HCSN của Bộ Tài chính gửi Văn phòng Chính phủ góp ý kiến mua vắc xin thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ này cho hay, chưa có cơ sở để bố trí ngân sách Trung ương cho Bộ Y tế mua vắc xin tiêm chủng mở rộng. Vì vậy, để kịp thời có vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng trình Chính phủ đưa vào Nghị quyết việc tiếp tục bố trí ngân sách Trung ương cho Bộ Y tế để mua vắc xin tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương và bổ sung dự toán ngân sách năm 2023 cho Bộ Y tế để thực hiện.

Nguyên nhân và căn nguyên dẫn đến tình trạng thiếu vắc xin đã rõ, song để “đưa” nguồn kinh phí thuộc ngân sách Trung ương về Bộ Y tế mua vắc xin thực hiện tiêm chủng mở rộng, điều kiện cần và đủ trong ngắn hạn và lâu dài phải có một Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến phân bổ ngân sách. Hy vọng, với sự vào cuộc của các bộ, ngành tới đây, vấn đề vắc xin tiêm chủng sẽ được giải quyết.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động