Giúp con vượt qua áp lực học tập
Giảm áp lực học tập, tăng ứng dụng công nghệ vào giáo dục phổ thông Đừng để học tập là “cuộc đua” bất tận (Kỳ cuối) |
Điều đáng nói, học bao giờ cũng tạo ra áp lực nhất định, nhất là trẻ có năng lực trung bình, trung bình yếu. Do đó, ngoài nhà trường và thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cần đồng hành với con mình để giúp trẻ giải tỏa áp lực và học hành tiến bộ.
Một bác sĩ tâm lý thuộc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh cho biết, có học sinh vì áp lực tâm lý quá lớn do học hành đã bứt trụi một mảng tóc. Sau nhiều lần gặp và được bác sĩ tâm lý trò chuyện, khuyên nhủ, học sinh này dần cởi bỏ được việc phải học xuất sắc, hơn bạn bè trong lớp.
Học sinh học online tại nhà trong thời gian giãn cách. Ảnh: Thanh Hải |
Qua câu chuyện trên cho thấy, điều các phụ huynh cần nhớ rằng, nếu con em mình bị bất ổn tâm lý quá nặng nề mà bản thân cha mẹ không thể giải quyết, cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ tâm lý, hoặc bác sĩ tâm thần.
Bình thường, trẻ vốn đã bị áp lực học hành, cha mẹ không nên tạo thêm áp lực cho con, như việc bắt buộc con phải nhất, nhì… lớp. Trẻ mỗi đứa có một năng lực khác nhau. Việc bắt trẻ giỏi trong việc học Toán, tiếng Anh… chẳng hạn khi năng lực chỉ trung bình, thậm chí yếu là vô lý. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần biết, ở trẻ có nhiều năng lực khác nhau, chứ không chỉ là học các môn văn hóa, ví dụ: Trẻ giỏi các môn thể thao như đá bóng; trẻ thích hội họa, âm nhạc; trẻ giỏi về giao tiếp… Tất cả năng lực đó hiện đều được coi trọng như nhau.
Cha mẹ cần là người đồng hành với con cái chứ không phải là người chỉ bảo, quát tháo hay chê bai trẻ khi chúng tỏ ra kém cỏi. Đồng hành là ở chỗ biết lắng nghe con cái khúc mắc ở chỗ nào để cùng nhau giải quyết. Quan trọng hơn, phụ huynh không nên coi sai lầm của coi như một sự tội lỗi. Phụ huynh nên nói với con rằng, học hành không phải lúc nào cũng thuận lợi, cũng có khi phải yếu kém, điều quan trọng là nên tìm hiểu tại sao yếu kém. Có khi phụ huynh nên liên hệ với giáo viên của con mình để tìm sự tư vấn cho con học tốt hơn.
Tuy nhiên, trong việc học hành, dù con học kết quả ra sao, phu huynh cũng nên khuyên và hướng dẫn con học nghiêm túc, có kỷ luật, trước hết là đáp ứng đủ yêu cầu của thầy cô giáo. Phụ huynh cần cho con biết, học bao giờ cũng có chút áp lực để giúp con học hành đầy đủ và sẽ có niềm vui khi vượt qua khó khăn. Cũng do đó, khi con đạt thành tích dù nhỏ, cha mẹ cũng nên khuyến khích, biểu dương con kịp thời.
Điều cuối cùng, phụ huynh không nên vì thành tích mà đưa con mình so sánh với bạn của nó để chê bai nó. Như đã nói, những lúc khủng hoảng tâm lý vì áp lực trong học hành, trẻ rất cần sự động viên, cảm thông và giúp đỡ của bố mẹ.
Theo Ts Thu Hằng/kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/ky-nang-song-giup-con-vuot-qua-ap-luc-hoc-tap-435962.html
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47