Giữ ổn định học phí phổ thông, tăng nhẹ học phí đại học
Sửa Nghị định theo hướng không tăng học phí năm học 2023 - 2024 Để giảm gánh nặng học phí đại học Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vay lãi suất 0% |
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục.
Giữ ổn định học phí từ năm học 2023 - 2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021 - 2022. (Ảnh minh họa) |
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, để đảm bảo lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để áp dụng từ năm học 2021 - 2022, trong đó quy định: Mức học phí năm học 2021 - 2022 bằng mức học phí năm học 2020 - 2021, từ năm học 2022 - 2023, mức trần học phí tăng theo lộ trình hằng năm.
Năm 2022, để chia sẻ khó khăn với phụ huynh và học sinh do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP đề nghị các cơ sở giáo dục công lập giữ ổn định mức học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức học phí năm học 2021 - 2022. Như vậy, mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã giữ ổn định qua 3 năm học (2020 - 2021, 2021 - 2022 và 2022 - 2023).
Năm học 2023 - 2024, nếu không có quy định mức học phí sẽ áp dụng theo mức trần học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, theo đó mức thu học phí sẽ tăng khá cao so với mức học phí năm học 2022 - 2023. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 81/2021/NĐ-CP để điều chỉnh lộ trình học phí phù hợp.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng thể, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 81/2021/NĐ-CP để xác định lộ trình học phí phù hợp, đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và quy định về tự chủ tài chính. Đồng thời tiếp tục rà soát, đảm bảo chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng trong giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; chính sách phổ cập giáo dục, phân luồng ở cấp phổ thông. |
Nghị định số 97/2023/NĐ-CP được Chính phủ chỉ đạo xây dựng, ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng văn bản, các Bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ, xin ý kiến nhiều tập thể, cá nhân để tính toán, đánh giá kỹ lưỡng tác động của việc điều chỉnh học phí như: Tác động của việc điều chỉnh học phí đến chỉ số giá tiêu dùng CPI và ngân sách nhà nước; đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 và duy trì nguồn lực để các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện nguồn lực nhà nước đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm; có các chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Theo đó, Nghị định số 97/2023/NĐ-CP điều chỉnh lộ trình học phí như sau: Giữ ổn định học phí từ năm học 2023 - 2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021 - 2022.
Lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập 1 năm so với quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (tức là học phí năm học 2023 - 2024 tăng so với học phí năm học 2022 - 2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP) để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên.
Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP tiếp tục được giữ nguyên để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (6/12): Đồng USD tăng trên thị trường trong nước
Giá vàng hôm nay (6/12): Giá vàng trong nước không mấy lạc quan
Bốc thăm FIFA Clubs World Cup 2025: Real Madrid dễ thở
Vì sao giá vàng thế giới giảm mạnh?
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/12: Ngày có mưa rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ
Âm thanh làng chạm khắc gỗ Vân Hà
Kết nối đưa sản phẩm OCOP Nghệ An ra Thủ đô
Tin khác
Tuyển sinh đại học năm 2025: Những điểm mới cần biết về các kỳ thi riêng
Giáo dục 06/12/2024 06:36
Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với cơ cở giáo dục
Giáo dục 04/12/2024 15:35
Khắc phục chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý
Giáo dục 02/12/2024 06:08
Siết xét tuyển sớm để đảm bảo công bằng cho thí sinh
Giáo dục 30/11/2024 11:01
Người thầy mang quân hàm xanh
Giáo dục 28/11/2024 08:06
Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc
Giáo dục 28/11/2024 08:04
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy
Giáo dục 27/11/2024 22:27
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 27/11/2024 22:16
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024
Giáo dục 27/11/2024 21:13
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 27/11/2024 21:12