Giữ nghề truyền thống bằng ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Đưa sản phẩm nghề truyền thống vươn xa Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội Hướng đi phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống |
Hiện đại hóa sản xuất để giữ nghề
Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% tổng số làng nghề toàn Thành phố; trong đó, có 286 làng nghề đã được công nhận, chủ yếu là quy tụ một số ngành nghề như sơn mài, khảm trai, nón lá mũ, mây tre đan, tăm hương, chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp, thêu ren, dệt may…
Tại làng nghề rèn Đa Sỹ, nhiều hộ kinh doanh đã đưa máy tạo phôi, máy dập búa, máy mài... vào các công đoạn sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với làm thủ công. (Ảnh LH) |
Theo Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội), với sự khuyến khích, hỗ trợ của Thành phố, cùng các bộ, ngành, nhiều làng nghề trên địa bàn đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị.
Điển hình như làng nghề Vạn Phúc có 200 hộ làm nghề dệt lụa. Trước kia các hộ sản xuất thủ công, nhưng đến nay hầu hết đã cải tiến công nghệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về chất lượng, mẫu mã và số lượng sản phẩm.
Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Vạn Phúc cho biết, một số hộ ở Vạn Phúc đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, máy móc cho sản xuất. Nhờ thế đến nay, làng Vạn Phúc có khoảng 245 máy dệt, sản xuất được tất cả sản phẩm lụa.
Tại làng rèn Đa Sỹ, ông Hoàng Văn Dũng, người gắn bó hơn 40 năm làm bạn với bếp lửa hồng cùng tiếng búa rộn ràng, tiếng xè xè của máy cắt cho biết, trước đây tất cả các công đoạn sản xuất từ cắt phôi, rèn... đến "tôi" sản phẩm đều chủ yếu dựa vào sức người.
Qua quá trình phát triển, việc đưa máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nhiều. Theo đó, người làm nghề rèn Đa Sỹ đã đưa máy tạo phôi, máy dập búa, máy mài... vào các công đoạn sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với làm thủ công…
Hay như làng nghề tăm Quảng Nguyên (huyện Ứng Hòa) sử dụng công nghệ mới trong sấy nguyên liệu, đó là "Lò sấy nguyên liệu công nghệ cao bằng hơi nước". Ước tính, công nghệ lò sấy hơi nước giúp tăng hiệu quả kinh tế khoảng 4 triệu đồng/mẻ so với lò sấy thủ công.
Bên cạnh đó, tăm hương được sấy trong lò hơi nước có hình thức đẹp hơn, chất lượng tốt hơn những sản phẩm tăm hương sấy trong lò đốt. Công nghệ này được đưa vào áp dụng giúp giảm tiêu thụ nguyên liệu đốt lò, tăng hiệu quả kinh tế và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Với nghề cơ khí Phùng Xá (Thạch Thất), ông Trần Văn Sửu, Chủ tịch Hội Làng nghề cơ kim khí Vĩnh Lộc - Phùng Xá được biết, trước khi quy hoạch điểm cụm công nghiệp, sản xuất của các hộ trong làng nghề thường nhỏ lẻ với vài mặt hàng như: Dao, liềm, cuốc, xẻng, cày, bừa. Nay các mặt hàng phong phú hơn, mẫu mã đẹp hơn, chất lượng cao hơn. Hiện nay, 100% số hộ áp dụng công nghệ, sử dụng các loại máy móc tự động, bán tự động. Nhờ áp dụng công nghệ vào khoảng hơn chục năm nay như: Công nghệ CNC cắt, uốn, đột lỗ, công nghệ robot,… sản xuất tăng hơn hẳn cả về số lượng, chất lượng, gấp đôi cho đến hàng chục lần sản xuất thủ công.
Sản xuất cơ khí ở làng nghề Phùng Xá. (Ảnh: VGP/BP) |
Làng nghề sơn mài xã Duyên Thái (huyện Thường Tín), nhiều gia đình đã áp dụng công nghệ vào việc ép viên năng lượng và tạo cốt. Các xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai), An Thượng (huyện Hoài Đức) sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo làm bánh đa nem... Đến nay, hầu hết các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đều đã tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin để xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm…
Cần chính sách hỗ trợ
Hiện nay nhiều hộ sản xuất tại các làng nghề truyền thống đã ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ vào gần trọn quy trình, hoặc một số công đoạn sản xuất. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của các làng nghề là nguồn vốn đầu tư.
Chẳng hạn như, để chuyển từ lò nung truyền thống sang lò ga, các hộ sản xuất gốm ở Bát Tràng cần đầu tư khoảng 800 triệu đồng/lò. Ðây là chi phí mà không phải hộ nào cũng đáp ứng được, nhất là các cơ sở nhỏ lẻ.
Theo bà Hà Thị Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội, bên cạnh những thuận lợi, các làng nghề Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời kỳ nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Theo đó, sản phẩm ngày càng cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước trong khu vực, chi phí sản xuất đầu vào ngày càng cao. Việc thay đổi liên tục về thiết kế mẫu mã hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế rất khó khăn về mở rộng mặt bằng sản xuất để có cơ hội ứng dụng khoa học - công nghệ và thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất...
Do đó, bà Hà Thị Vinh kiến nghị, Thành phố xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ cho cơ sở sản xuất nông thôn, làng nghề khắc phục các khó khăn như: Vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ, thiết kế... Đặc biệt, nhanh chóng quy hoạch nhiều cụm công nghiệp làng nghề; cho phép được thuê mặt bằng, chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất dịch vụ sản xuất để các cơ sở sản xuất có cơ hội thuận lợi phát triển mở rộng quy mô sản xuất.
Để các làng nghề có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần cho rằng, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ vay vốn, tiếp cận công nghệ cho các hộ sản xuất; trở thành trung gian, cầu nối trong việc đặt hàng, chuyển giao những ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Để nâng cấp được sản phẩm làng nghề, một trong những giải pháp cần được quan tâm là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất. Trong đó, ưu tiên các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ.
Cùng với các giải pháp trên, thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư, có cơ chế giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn cho làng nghề phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, có cơ chế, chính sách về đất đai, xây dựng cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung, cải tiến thủ tục giao đất, thuê đất lâu dài để tạo điều kiện cho phát triển của các nghề, làng nghề truyền thống khu vực nông thôn.
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Nông thôn mới 17/07/2024 11:55