Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Thường Tín là huyện ngoại thành phía Nam Thủ đô Hà Nội, vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Địa phương này đang nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025 đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, làm cơ sở, nền tảng phấn đấu đưa huyện trở thành một quận của Thủ đô trong giai đoạn 2025 - 2030.
Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô Đưa Nghị quyết 15 “thẩm thấu” vào mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân Hà Nội: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập

Diện mạo nông thôn mới khang trang, sạch đẹp

Mặc dù xuất phát điểm có nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của nhân dân, huyện Thường Tín đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 28/28 xã được thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Huyện Thường Tín được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội
Diện mạo huyện Thường Tín ngày càng khang trang, hiện đại

Ông Tạ Hữu Thọ, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Thường Tín chia sẻ, khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Thường Tín luôn xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước, trên cơ sở đó đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Bên cạnh đó, 100% thôn, cụm dân cư, tổ dân phố được đầu tư xây dựng nhà văn hóa; 26 xã có sân thể thao; 3 xã xây dựng Trung tâm văn hóa thể thao xã; 100% các cơ sở đều có khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân. Các nhà trường được đầu tư xây dựng phòng học và các phòng chức năng, 79/88 trường của huyện Thường Tín đạt chuẩn Quốc gia. Trạm y tế xã, thị trấn được đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở.

Theo ông Thọ, trong những năm qua, nhiều công trình quan trọng trên địa bàn huyện Thường Tín đã được đầu tư xây dựng; các trục đường chính của huyện, đường liên xã, liên thôn được bê tông hóa, trải nhựa asphalt, khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã giúp diện mạo của địa phương thêm khang trang, sạch đẹp, hiện đại.

Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội
Văn Từ Thượng Phúc nơi thờ tự các nhà khoa bảng của huyện Thường Tín

Huyện Thường Tín còn biết đến là “vùng đất trăm nghề”, với 82 làng có nghề, trong đó 49 làng được công nhận làng nghề truyền thống. Các làng nghề làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng, cung cấp cho thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, như: Sơn mài Hạ Thái, Thêu ren Quất Động, Mây tre đan Ninh Sở, Nghề điêu khắc Nhân Hiền, Nghề làm lược sừng Thụy Ứng, Bánh dầy Quán Gánh...

Đáng chú ý, nhiều làng nghề ở huyện Thường Tín có hướng đi mới, gắn với phát triển du lịch và bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình tại xã Hồng Vân, ông Nguyễn Hải Đăng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, địa phương hiện đang đẩy mạnh phát triển du lịch dựa trên các mô hình “du lịch - sinh thái - làng nghề”.

“Xã có truyền thống nghề sản xuất hoa màu và cây cảnh, tuy nhiên, trước năm 2000, các mô hình còn nhỏ lẻ, làm thủ công, chưa được ứng dụng công nghệ nên năng suất, chất lượng chưa cao. Các sản phẩm sản xuất chưa có đầu ra vì chưa tạo được chuỗi liên kết trong vùng du lịch từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Sau khi được công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2019, để tạo đột phá mới, xã Hồng Vân đã tập trung phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái và đã được thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh” ông Nguyễn Hải Đăng cho biết.

Ông Đỗ Duy Lợi (thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân) cho biết, khi gia đình quyết định chuyển đổi trồng lúa sang trồng hoa hồng, phát triển du lịch cũng có nhiều băn khoăn, nhất là vốn và đầu ra sản phẩm. Nhưng được sự động viên của chính quyền, gia đình ông đã trồng khoảng 5 sào hoa hồng (360 m2/sào), bình thường chỉ cần một người làm. Vào vụ thì thuê thêm khoảng 2-3 lao động. Cây giống sau 1 năm trồng bán được từ 40.000-50.000 đồng/cây, với diện tích 1m2 trồng được khoảng 4 cây, tương đương thu nhập khoảng 360 triệu đồng/năm.

Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội
Xã Hồng Vân định hướng phát triển du lịch dựa trên nền tảng các mô hình “du lịch - sinh thái - làng nghề”

Từ khi áp dụng mô hình du lịch sinh thái, xã Hồng Vân đã có nhiều thay đổi tích cực trên các mặt kinh tế và đời sống xã hội. Diện mạo nông thôn ngày càng tươi đẹp, môi trường sống cũng văn minh, sạch sẽ hơn, thu nhập và mức sống của người dân không ngừng được nâng cao. Theo ông Nguyễn Hải Đăng, hàng năm, lượng du khách về với xã Hồng Vân bình quân từ 1,5 đến 2 vạn lượt người đã giúp duy trì và tạo việc làm ổn định cho khoảng 100 lao động có việc làm thường xuyên với thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Với những lợi ích mang lại từ mô hình Nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Thường Tín đang phấn đấu đến năm 2025, đưa xã Hồng Vân trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch của du khách trong và ngoài thành phố Hà Nội; Đưa kinh tế thương mại- du lịch - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động sang tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ.

Phát huy thế mạnh “vùng đất trăm nghề”

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thường Tín nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, phấn đấu cơ bản các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tiếp tục phát triển kinh tế với cơ cấu hợp lý, gắn với bảo vệ môi trường; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng. Đến năm 2030, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; phát triển kinh tế bền vững; phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí quận của Thủ đô Hà Nội.

Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội
Cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thường Tín giới thiệu các điểm du lịch văn hóa, lịch sử

Chủ tịch HĐND huyện Thường Tín Tạ Hữu Thọ chia sẻ, huyện đang nỗ lực đầu tư hạ tầng, phát triển văn hóa - xã hội quyết tâm đưa 8 xã về đích nông thôn mới nâng cao và 2 xã về đích nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2022. Trong đó, luôn xác định rõ thế mạnh của Thường Tín là kinh tế làng nghề, do đó cấp ủy, chính quyền huyện đã nỗ lực rất lớn để đôn đốc tiến độ và khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp: Thắng Lợi, Tiền Phong giai đoạn 2, Ninh Sở giai đoạn 2.

“Huyện đang triển khai các bước xin chủ trương Thành phố đầu tư công trình cầu vượt Dương Trực Nguyên, bắc qua Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, nối liền tỉnh lộ 427 theo hướng tuyến mới. Công trình Chỉnh trang cửa ngõ phía Tây tỉnh lộ 427 huyện Thường Tín đang được tập trung đâu tư xây dựng, tạo nên diện mạo mới cho các xã phía Tây... Các dự án, công trình đang góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thực hiện mục tiêu sớm đạt tiêu chí quận của Thủ đô Hà Nội”, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thường Tín cho biết.

Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, quán triệt sâu sắc quan điểm “văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội”, huyện Thường Tín đã hoàn thiện các bước trong dự án xây dựng khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; Tiếp tục hoàn thiện các hạng mục tại Văn từ Thượng Phúc. Đây là cơ sở để Thường Tín bảo tồn, phát huy truyền thống; Đồng thời từng bước phát triển du lịch, xây dựng các tour, tuyến kết nối trong toàn huyện.

Đưa huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô Hà Nội
Hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, là cơ sở, nền tảng để huyện Thường Tín trở thành một quận của Thủ đô trong tương lai

Song bên cạnh những kết quả đạt được huyện Thường Tín cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị, do giá cả thị trường tăng cao, áp lực từ quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, thực tiễn đòi hỏi sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, trong khi nguồn lực có nhiều hạn chế.

“Vì thế, thời gian tới, huyện Thường Tín sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp, huy động tối đa nguồn lực ưu tiên cho phát triển kinh tế, hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, trường chuẩn quốc gia, chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh; Tiếp tục dành sự quan tâm đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa, nhất là dự án khu lưu niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới; Triển khai có hiệu quả công tác an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh...”, ông Tạ Hữu Thọ cho biết.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.

Tin khác

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới

(LĐTĐ) Vừa bảo đảm hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ năm 2024, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng đang khẩn trương hoàn tất các khâu cuối cùng sắp xếp các đơn vị hành chính mới, sẵn sàng vận hành từ ngày 1/1/2025. Theo đánh giá, sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, công tác quản lý cũng như dư địa phát triển trên địa bàn sẽ được thực hiện hiệu quả hơn.
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (diễn ra tại quận Long Biên, TP.Hà Nội) đã mở cửa cho người dân và du khách tham quan miễn phí. Triển lãm không chỉ giới thiệu những trang thiết bị, vũ khí hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và quốc tế, mà còn lồng ghép nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế khác, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City

(LĐTĐ) Tại buổi diễn tập, các lực lượng đã diễn tập giả định tình huống xảy ra cháy tại ki-ốt bán hàng tại tầng 1 tòa nhà R2. Nguyên nhân cháy là do quạt điện trong cơ sở gặp sự cố phát sinh tia lửa điện bắn vào các vật dụng dễ cháy có trong ki-ốt và gây cháy.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế  - xã hội năm 2025

Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khoá III, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 19 để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) và HĐND quận Thanh Xuân đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 20 của HĐND Thành phố và Kỳ họp thứ 15 của HĐND quận.
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Sau vụ cháy kinh hoàng xảy ra tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm đã kịp thời thăm hỏi, quan tâm, động viên, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần, giúp nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%

(LĐTĐ) Năm 2025, quận Thanh Xuân phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 8,8% (trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 6,8%; dịch vụ tăng 11%); phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao.
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (19/12), huyện Thanh Trì long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Xem thêm
Phiên bản di động