Giữ nghề gốm Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo dòng lịch sử, các làng gốm Biên Hòa đã có hơn 300 tuổi và từng tạo ra những sản phẩm vang danh vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Dù qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay các thế hệ vẫn nối tiếp nhau giữ nghề cha ông để lại.
Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề qua chuỗi hoạt động “Chuyện của gốm” Để nghề gốm truyền thống có sức sống bền bỉ

Qua biến thiên thời gian, các làng gốm Biên Hòa từ hàng trăm cơ sở, hiện chỉ còn vài chục đơn vị lớn nhỏ. Các đơn vị này tập trung tại các phường Bửu Long, Tân Vạn, Tân Hạnh và Hóa An thuộc thành phố Biên Hòa. Gần đây, tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch di dời các cơ sở sản xuất gốm trên địa bàn thành phố Biên Hòa vào Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh (thành phố Biên Hòa).

Theo Thạc sĩ Lê Văn Nghĩa - Trường Chính trị Đồng Nai, tại làng Hiệp Hòa (phường Hiệp Hòa - cù lao Phố, thành phố Biên Hòa) từng là nơi có nhiều nghề thủ công phát triển. Trong lịch sử phát triển của xứ Đồng Nai, cù lao Phố là nơi phát triển nhiều ngành nghề như dệt chiếu, trồng dâu nuôi tằm, gốm, đúc đồng, làm mộc, trồng mía nấu đường… Qua thời gian mai một, ở đây hiện còn để lại nhiều dấu ấn với nhiều kiểu dáng, chủng loại, phong cách. Ngày nay, tại phường Hiệp Hòa còn có các địa danh như rạch Lò Gốm, bến Miểng Sành. Trong khi đó, tại phường Bửu Long - nơi có di tích cấp Quốc gia Văn miếu Trấn Biên, có xóm Lò Nồi, thôn Bạch Khôi, núi Lò Gạch.

Giữ nghề gốm Biên Hòa
Một nghệ nhân tại làng gốm Biên Hòa.

Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM)), Biên Hòa là nơi duy nhất trong cả nước mà thương hiệu gốm trùng khớp hoàn toàn với danh xưng địa phương, di sản văn hóa gốm Biên Hòa thật sự xứng đáng như một biểu tượng quan trọng góp phần nhận diện danh tiếng địa phương.

Nghề gốm Biên Hòa vang danh một thời là thế, có tính bản địa đặc sắc, tuy nhiên, đã dần mai một, hiện nay đang được vực dậy. Các chuyên gia mỹ thuật cho rằng, trong thời gian tới, tỉnh Đồng Nai cần chú ý tới giải pháp kết nối du lịch với làng nghề, xây dựng điểm du lịch làng nghề sẽ mở ra thị trường tiêu thụ cho sản phẩm truyền thống. Việc gắn kết làng nghề sản xuất gốm với phát triển du lịch là một trong những giải pháp tích cực góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn.

Gốm Biên Hòa có lịch sử hơn 300 năm gắn liền với sự phát triển của con người, vùng đất nơi đây với những nét đặc sắc riêng, kết tinh của nét đẹp văn hóa, lịch sử của địa phương qua nhiều giai đoạn. Trước nguy cơ mai một, tỉnh Đồng Nai đã quyết tâm gìn giữ, bảo tồn và đầu tư phát triển, vực dậy nghề gốm truyền thống này. Bên cạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thì việc đi tìm không gian chung để quảng bá, giới thiệu văn hóa, lịch sử làng nghề được đánh giá là những bước đầu tiên phải làm.

Nhằm xây dựng làng nghề gốm Biên Hòa ngày càng phát triển nhưng vẫn không đánh mất bản sắc vốn có, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát triển gốm Biên Hòa - Đồng Nai kết hợp khai thác, phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa. Tại đây, một vấn đề xuyên suốt được đặt ra làm sao kết hợp được nghề gốm lâu đời với tiềm năng du lịch của địa phương để phát triển kinh tế.

Trình bày tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (Tổng Thư ký Hội Lịch sử TP. HCM) cho biết, hiện nay cần có cách gọi cụ thể cho ba vùng gốm cổ nhưng có quan hệ mật thiết với nhau tại Đông Nam Bộ là vùng gốm Biên Hòa, gốm Sài Gòn (TP.HCM) và gốm Lái Thiêu (Bình Dương). Bởi, mỗi vùng gốm cổ có đặc trưng riêng và thịnh đạt vào những thời điểm khác nhau, nhưng đồng thời cũng có nét riêng biệt như những dòng chảy riêng hòa vào dòng “Gốm cổ Nam Bộ”. Để rồi dòng gốm cổ Nam Bộ có thể đối sánh với những vùng sản xuất gốm nổi tiếng khác trên cả nước.

Nghề gốm là một tài nguyên văn hóa bản địa, là di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, nên cần thiết phải được quan tâm bảo tồn, thực tế cho thấy nó hòa vào dòng chảy phát triển kinh tế rất mạnh mẽ. Còn theo Tiến sĩ Dương Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Du lịch, việc hình thành không gian thực hành du lịch di sản gắn liền với hệ sinh thái gốm tại thành phố Biên Hòa lúc này là việc nên làm!

Giữ nghề gốm Biên Hòa
Theo các chuyên gia, nhà khoa học, để làng gốm Biên Hòa ngày càng phát triển thì phải gắn với du lịch.

Cũng tại hội thảo nói trên, tổng cộng 24 tham luận có chất lượng của các nhà khoa học đã đề cập những vấn đề liên quan như phát triển du lịch dựa trên di sản văn hóa gốm sứ hướng tới xây dựng thành phố sáng tạo; bảo tồn và phát triển gốm Biên Hòa nhìn từ khảo cổ học; tri thức bản địa trong kiến tạo di sản; bảo tồn và phát triển gốm Biên Hòa, Đồng Nai kết hợp với phát triển du lịch - kinh nghiệm từ quốc tế; chiến lược, định hướng liên kết phát triển du lịch Biên Hòa trong bối cảnh mới...

Theo ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thì Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh mong muốn nghề gốm Biên Hòa, được “sống lại”, gắn kết với sự phát triển về du lịch của tỉnh. Do đó sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và các tham luận tại Hội thảo là những tư liệu quý, những gợi mở dành cho thành phố Biên Hòa và cả Đồng Nai. Ông Nguyễn Sơn Hùng cũng nhấn mạnh, nghề gốm Biên Hoà là nét văn hoá lâu đời. Tỉnh Đồng Nai mong muốn nghề này không chỉ được vực dậy mà còn phát triển mạnh mẽ gắn với phát triển kinh tế du lịch tại địa phương.

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chức năng, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các đơn vị huy động 100% quân số, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm có thể gây tai nạn giao thông, qua đó đã góp phần kiềm chế tai nạn trên cả 3 tiêu chí.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

(LĐTĐ) Theo Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tỉnh này đã đón và phục vụ khoảng 950 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.
Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

Tài xế xe khách vi phạm nồng độ cồn, "nhồi nhét" khách trên cao tốc

(LĐTĐ) Chiều 1/5, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử lý xe khách 26 chỗ "nhồi nhét" 57 người. Đáng chú ý, tài xế trên xe còn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,099 mg/L khí thở.
Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Người công nhân giỏi với những sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Làm việc tại bộ phận thiết bị và môi trường của Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long đến nay đã 10 năm, anh Dương Văn Huân luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến cải tiến có giá trị làm lợi cho doanh nghiệp và góp phần tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

TP.HCM: Xử phạt gần 2.000 "ma men" trong 4 ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ (27 - 30/4), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lập biên bản 5.876 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó, có 1.926 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Tin khác

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
Chuyện tình yêu qua chiến tranh

Chuyện tình yêu qua chiến tranh

(LĐTĐ) Trước khi đến với người chồng hiện tại, bà Vũ Thị Lui (tên thường gọi là Vũ Lưu Liên), sinh năm 1946, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội, từng có một mối tình đẹp, vượt qua mưa bom, bão đạn với liệt sĩ Trần Mình Tiến. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ khi người yêu hy sinh, bà Liên luôn trân trọng và nâng niu từng bức thư, kỷ vật của người lính Cụ Hồ.
Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Xem thêm
Phiên bản di động