Giữ hồn tranh thêu Quất Động

(LĐTĐ) “Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về Quất Động với anh thì về/ Quất Động làng anh có nghề/ Thêu gà thêu vịt, thêu hoa trên cành”. Đi theo câu ca xưa, chúng tôi tìm về làng thêu Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vào một ngày Xuân mới. Nơi đây, bằng sự tài hoa của mình, những nghệ nhân đã khéo léo dùng những đường kim, mũi chỉ để làm nên những bức thêu rực rỡ, đượm hồn dân tộc.
Nâng tầm dòng tranh thêu tay truyền thống Những người lưu giữ “hồn” Thêu Việt Người phụ nữ nặng tình với tranh thêu tay

Về “đất tổ” nghề thêu

Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và điêu luyện thì chắc không đâu bằng người Quất Động. Nghe kể, nghề thêu Quất Động có cách đây khoảng gần 400 năm, từ giữa thế kỷ XVII, do vị quan đời Lê có tên là Lê Công Hành truyền dạy.

Có tích nói rằng, sau khi đi sứ phương Bắc, vị quan này đã mang nghề thêu thùa về truyền dạy cho dân Quất Động đầu tiên rồi mới đến các nơi lân cận như Thắng Lợi, Đông Cứu... Để tưởng nhớ công ơn truyền nghệ này, hằng năm, cứ vào ngày 12 tháng 6 Âm lịch, dân làng và đại diện người dân địa phương làm nghề thêu đều về Quất Động thành kính dâng hương tri ân Tổ nghề.

Giữ hồn tranh thêu Quất Động
Dưới đôi bàn tay của nghệ nhân Hoàng Thị Khương cây kim thêu trở nên rất linh hoạt, dệt lên những hoa văn rực rỡ. Ảnh: P.T

Nghệ nhân thêu tay Hoàng Thị Khương chia sẻ, người Quất Động rất yêu nghề thêu, những lúc nghỉ ngơi hay nông nhàn đều ngồi thêu. Từng có thời điểm nghề thịnh đến mức gần như nhà nào cũng có khung thêu. Nhiều gia đình có tới dăm, bảy đời làm nghề này.

Tìm hiểu về nghề thêu, chúng tôi được các nghệ nhân nơi đây cho biết, xưa thợ thêu Quất Động chỉ dùng chỉ màu tự nhiên nhuộm từ củ nâu, củ nghệ, lá móng, hoa hòe, lá chàm, vỏ sò… với năm màu chỉ cơ bản vàng, đỏ, tím, xanh, lục.

Tới đầu thế kỷ XX đã có thêm chỉ trắng của Pháp và chỉ màu nhân tạo Trung Quốc, cũng như học tập cách thêu của Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc để cho ra nhiều sản phẩm mới lạ, hấp dẫn, đa dạng. Các công đoạn thêu sẽ bắt đầu từ vẽ mẫu, căng nền, chấm kiểu, chọn chỉ mầu rồi mới tiến hành thêu.

Thêu tay cũng có nhiều kỹ thuật phức tạp, công phu hơn cả là việc thực hiện thêu các đường lượn, đường viền, thêu nổi gân lá, đài hoa, mắt phượng… Tùy đề tài, chủng loại mà sản phẩm thêu sẽ có ít hay nhiều màu sắc.

Họa tiết trong mỗi sản phẩm thường là những cây cỏ, con vật đẹp, quý hiếm như tùng, trúc, cúc, mai, lan, đào, hải đường, mẫu đơn, ong, bướm, rồng phượng, hổ báo, rùa hạc, oanh, yến… cùng cảnh dân dã như đàn gà, vịt, lợn, bò; người làm đồng, cấy cày, sàng sảy, đánh cá, dệt vải; cây đa, bến nước, con thuyền; danh lam thắng cảnh như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, đình Hồng Thái... Mỗi tác phẩm đều mang đậm tính dân gian, nhân văn thể hiện hồn quê, khơi dậy ở người xem tình yêu đối với non sông đất nước.

“Nghề thêu nhẹ nhàng song rất cần kỹ thuật và sự khéo léo, tỉ mỉ, cần cù, sáng tạo của người thợ. Giá trị của tác phẩm thêu tay chính là chứa đựng tình cảm, tâm hồn, sự cảm thụ vẻ đẹp của người thợ. Theo kích cỡ và chi tiết của sản phẩm, người thợ có thể hoàn thiện trong vài ngày, vài tháng, thậm chí là vài năm…”, nghệ nhân Hoàng Thị Khương chia sẻ.

Đau đáu với nghề

Nghề thêu lúc thịnh, lúc suy và ở Quất Động cũng vậy. Thế nhưng, thời nào cũng thế, để tiếp nối nghề vẫn luôn có những nghệ nhân có niềm đam mê và say nghề. Quất Động đã có nhiều nghệ nhân được cả nước biết tới như cụ Bùi Lê Kính đã từng thêu hoàng phục cho Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương hay nghệ nhân Thái Văn Bôn nổi tiếng với các bức thêu chân dung các nguyên thủ quốc gia, trong đó có bức chân dung Vua Thái Lan được giới yêu thích nghệ thuật thêu quốc tế đánh giá cao…

Thời điểm này, các làng nghề Thường Tín bận rộn hơn. Người làm nghề tất bật, cố gắng lo cho xong các hợp đồng đặt hàng cũ và ký thêm các đơn mới. Nghệ nhân Hoàng Thị Khương cho biết, đời sống kinh tế - xã hội phát triển, ngày càng có nhiều người bỏ tiền đầu tư xây dựng nhà cửa, nhiều người tìm đến các nghệ nhân làng nghề để đặt hàng.

Hiện, nghệ nhân Hoàng Thị Khương cũng được gần xa biết đến với tài năng không khuất phục trước hoàn cảnh tật nguyền. Không những vậy, nữ nghệ nhân này còn nổi tiếng với những bức thêu được khách hàng ngỏ giá hàng trăm triệu.

Ngoài giá trị kinh tế, những bức tranh thêu tay của nghệ nhân còn đoạt giải cao, vươn tầm thế giới. Tiêu biểu như tác phẩm tranh thêu “Hồn quê”, bức tranh “Sơn thủy hữu tình”, bức “Mã đáo thành công”…

Khi ngắm những bức tranh của nghệ nhân Hoàng Thị Khương, điều đặc sắc nhất chúng tôi thấy được là cái “thần” và cái “hồn” trong tác phẩm. Ngoài tranh phong cảnh và những bức thêu được đặt hàng, nghệ nhân Hoàng Thị Khương chia sẻ, bản thân chị có cơ duyên đặc biệt với những bức tranh thêu về Bác Hồ. Thêu hình Bác, khi bản thân thấy mệt mỏi, chị dường như lại được tiếp thêm động lực để phấn đấu.

Kỳ thực, với hình ảnh Bác, có không ít người đã thể hiện và thêu trên những chất liệu khác nhau, thế nhưng để thêu được sản phẩm có “thần” và “hồn” thì lại ít người làm được. Để có tác phẩm về Bác ưng ý, có bức nghệ nhân Hoàng Thị Khương thực hiện trong suốt 6 năm.

“Mỗi bức tranh thêu không thể tính công bằng ngày, bằng tháng hay bằng bao nhiêu tiền. Nhiều bức tôi tháo ra, gỡ vào nhiều lần, chỉ đến khi tôi thật sự ưng mới được gọi là xong. Chính vì thế, có những bức tranh khách trả đến cả trăm triệu đồng, nhưng tôi vẫn không bán cho dù cơ sở vẫn còn rất thiếu vốn. Tôi muốn để lại những bức thêu đẹp nhất của mình để lưu giữ”, nghệ nhân Hoàng Thị Khương bộc bạch.

Ngoài Quất Động, ở huyện Thường Tín còn nhiều xã khác cũng đang phát triển rất tốt nghề thêu như xã Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Dũng Tiến… Những năm gần đây, nghề thêu còn nhân rộng ra nhiều địa phương khác như Bột Xuyên, Tuy Lai, An Mỹ (huyện Mỹ Đức), thôn Yên Cốc (huyện Chương Mỹ)… Các sản phẩm thêu cũng ngày càng đa dạng, phong phú như thêu tranh, thêu chăn, ga, gối; thêu phục chế mẫu cổ, thêu quần áo thời trang, thêu cờ, phướn, thêu đính cườm, thêu truyền thần...

Nhìn những người phụ nữ đủ mọi lứa tuổi miệt mài bên khung thêu, chúng tôi thầm nghĩ nghề thêu ở Quất Động được ví như một “di sản vật thể”, vì thế mà người dân ở đây luôn có ý thức bảo vệ nghề truyền thống của mình. Tuy là nghề phụ nhưng thêu đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống, tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(LĐTĐ) Sáng 30/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, báo Lao động Thủ đô long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên ...
Chất lượng dịch vụ của VinBus được đánh giá vượt trội, xếp hạng 5 sao

Chất lượng dịch vụ của VinBus được đánh giá vượt trội, xếp hạng 5 sao

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố Hà Nội vừa công bố kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng ...
Quản lý thị trường Hà Nội nhận khen thưởng đột xuất

Quản lý thị trường Hà Nội nhận khen thưởng đột xuất

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã trao tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân có thành tích ...
Công ty tài chính góp phần "giải vây" người dân khỏi tín dụng đen

Công ty tài chính góp phần "giải vây" người dân khỏi tín dụng đen

(LĐTĐ) Dù thường bị hiểu nhầm và đánh đồng với tín dụng đen, các công ty tài chính đang đóng vai trò quan trọng trong việc đầy lùi các hình thức ...
Chống lại biến đổi khí hậu, vì mục tiêu phát triển bền vững

Chống lại biến đổi khí hậu, vì mục tiêu phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Nestlé Việt Nam đồng hành cùng người tiêu dùng triển khai các chuyến đi trồng rừng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn ...
Vingroup là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững”

Vingroup là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững”

(LĐTĐ) Hà Nội, ngày 29/03/2023 - Vingroup công bố vừa được The Asset Triple A Country Awards vinh danh là “Nhà Phát hành tốt nhất về tài chính bền vững” năm ...
Hàng trăm người tham gia hiến máu “Ngày thứ 7 sẻ chia” tại dự án The Terra - An Hưng

Hàng trăm người tham gia hiến máu “Ngày thứ 7 sẻ chia” tại dự án The Terra - An Hưng

(LĐTĐ) Ngày 25/3 vừa qua, Văn Phú - Invest đã phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo tại dự án The Terra ...

Tin khác

Tiền có mua được sức khỏe?

Tiền có mua được sức khỏe?

(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, y tá với người nhà. Chợt, phòng bệnh đối diện có tiếng nói to, riết róng vọng sang: “Tôi không động vào tiền thăm ốm của ông. Tất cả tôi cất nguyên ở đây, bao giờ khỏi ốm ông về mà đếm”. Tôi xoay bước, tâm trĩu nặng với câu hỏi: Tiền có mua được sức khỏe?
Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

Đọc hoài niệm, cảm nỗi lòng cùng “Hà Nội chưa xa đã nhớ”

(LĐTĐ) Tôi luôn cho rằng, tản văn thực sự là một thể loại văn học dễ đọc mà không dễ viết. Tác giả Vy Anh là một cây viết đã “đóng đinh” tên tuổi của mình với những trang tản văn nhẹ nhàng trên báo Pháp luật & Xã hội (nay là báo Kinh tế & Đô thị), các tác phẩm của chị cũng đã được in chung trong nhiều tập sách. May mắn được là đồng nghiệp với chị, nên tôi hiểu rõ, tác giả Vy Anh đến với chuyên mục tản văn của tờ báo như là một cơ duyên cùng nghề báo, để rồi cứ thế, nghiệp văn chương như “dính” lấy Vy Anh cho đến tận bây giờ…
Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Chiều 25/3, tại Chùa Quán Sứ đã diễn ra lễ Khai mạc triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Triển lãm trưng bày 75 bức tranh hoa Sen của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời các vấn đề nóng tại cuộc họp báo thường kỳ quý I

(LĐTĐ) Sáng nay (24/3), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2023, thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023; trả lời các vấn đề nóng mà báo chí quan tâm trong các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

Cô gái xương thuỷ tinh truyền cảm hứng trong “Trạm yêu thương”

(LĐTĐ) Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Thụy Nội, xã Yên Lương, huyện Ý Yên, Nam Định, Trịnh Thị Liên (sinh năm 1990) có một tuổi thơ buồn khi mắc căn bệnh xương thủy tinh bẩm sinh. Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, có thu nhập ổn định và truyền cảm hứng cho nhiều người.
Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

Triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết”

(LĐTĐ) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết” vào ngày 25/3 tới tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội).
Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

Ngoái nhìn năm tháng thanh xuân

(LĐTĐ) Đã bao giờ bạn nhìn lại năm tháng thanh xuân của đời mình? Mỗi người một cảm nhận riêng. Nhưng tôi tin, tất cả chúng ta đều cất trong ngăn ký ức một khoảng thời gian tràn đầy ước vọng cùng những kỷ niệm sôi động của một thời tuổi trẻ.
Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023

(LĐTĐ) Chung khảo Liên hoan Ca múa nhạc “Văn hóa - Hội tụ - Bản sắc và Phát triển” - Hà Nội năm 2023 với sự tham gia của 25/30 đơn vị quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô, diễn ra từ ngày 21-27/3.
Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

Phát huy nguồn lực văn hóa Thăng Long Hà Nội để thúc đẩy phát triển vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Tham luận tại Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho rằng, việc phát huy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế vùng Thủ đô không chỉ góp phần tạo ra nhiều doanh thu, việc làm mà còn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô trong thời đại toàn cầu hóa.
Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Hà Nội chưa tạo dựng được sự cân bằng, khái quát được tiềm năng tài nguyên văn hoá. Do đó, Hà Nội cần đi đầu cả nước về phát triển công nghiệp văn hoá.
Xem thêm
Phiên bản di động