Giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%: Nơi muốn không được, nơi được lại... sợ vay!

(LĐTĐ) Báo cáo từ các ngân hàng thương mại cổ phần cho hay, sau 3 tháng triển khai Nghị định số 31/2022/NĐ-CP (ngày 20/5/2022) về hỗ trợ lãi suất 2% các khoản vay VND từ ngân sách Nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, ước đến hết tháng 8/2022, mới có gần 550 khách hàng được hỗ trợ, với số tiền vỏn vẹn đạt khoảng 13,5 tỷ đồng.
Doanh nghiệp mong mỏi gói hỗ trợ lãi suất 2% Thúc đẩy triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Mới có 550 khách hàng được hỗ trợ

Nhằm kịp thời có những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước trị giá 40.000 tỷ đồng, mới đây, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về vấn đề này. Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết, mục tiêu chương trình này nhằm giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã giảm chi phí vốn và phục hồi sản xuất kinh doanh sau hơn 2 năm bị tác động bởi dịch Covid-19.

Giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%: Nơi muốn không được, nơi được lại... sợ vay!
Các ngân hàng thương mại cho rằng cần mở rộng đối tượng hỗ trợ 2% lãi suất. Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước đánh giá bước đầu kết quả triển khai chưa được nhiều. Báo cáo nhanh từ các ngân hàng thương mại, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt gần 4.407 tỷ đồng đối với gần 550 khách hàng. Dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng 4.300 tỷ đồng. Dự kiến số tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đến cuối tháng 8 khoảng 13,5 tỷ đồng.

Ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho hay, qua rà soát, dư nợ của các hợp đồng tín dụng mà Agribank ký kết từ ngày 1/1 đến ngày 22/8 của khách hàng thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất là khoảng 40.000 tỷ đồng với 2.400 khách hàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, dư nợ được hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/NĐ-CP của Chính phủ là 1.700 tỷ đồng với số tiền hỗ trợ lãi suất là 1,5 tỷ đồng cho 361 khách hàng. Dự kiến trong tháng 9, lũy kế dư nợ mà Agribank thực hiện chương trình này là 8.500 tỷ đồng, với số tiền hỗ trợ lãi suất là khoảng 15 tỷ đồng. Ước đến hết năm nay số tiền lãi hỗ trợ là khoảng 1.000 tỷ đồng do các kỳ trả lãi dồn vào cuối năm.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch BIDV, cho biết, sau 3 tháng triển khai, BIDV hỗ trợ được 20 khách hàng, doanh nghiệp với số tiền hỗ trợ lãi suất là 66 tỷ đồng. Đây là con số rất khiêm tốn so với kỳ vọng.

Điều kiện khá ngặt nghèo

Nêu lý do số tiền hỗ trợ lãi suất còn quá thấp, Phó Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cho biết, có tới 96% khách hàng là cá nhân hoạt động trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Do nhiều hợp đồng ký kết trước ngày 1/1 năm nay nên không thuộc thời gian được hỗ trợ chính sách này. Ngoài ra, khách hàng là hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nên số lượng khách hàng thực tế đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất rất hạn chế.

Nêu nguyên nhân khác, ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cho hay, có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ nhưng lại từ chối nhận. Bởi, họ e ngại sau này sẽ kiểm toán, thanh tra.

Mặt khác, theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, nhiều khách hàng mong được ngân hàng cho vay tín chấp, chứ không muốn được hỗ trợ lãi suất. Bởi, chịu tác động của đại dịch suốt 2 năm qua, khách vay, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn còn nhiều khó khăn, cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng gần như là không có.

Còn về phần đơn vị cho vay triển khai, các ngân hàng thương mại đều băn khoăn trong việc xác định đối tượng thuộc diện hỗ trợ chương trình này. Đại diện Vietcombank cho hay, Nghị định 31/NĐ-CP quy định ngân hàng thương mại phải tự đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có đánh giá một cách khác nhau về khả năng phục hồi của khách hàng. Tuy nhiên, điều ngân hàng e ngại nhất là tại thời điểm này đánh giá khách hàng có khả năng phục hồi khi doanh thu tăng so với năm trước. Nhưng sau đó, do nguyên nhân khách quan, khách hàng không trả được nợ thì sao? Liệu việc ngân hàng đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng có vi phạm hay không?

Với quy định hiện hành, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank, thẳng thắn nhận định khả năng ngân hàng này không giải ngân hết 700 tỷ đồng được phân bổ là điều bình thường.

Nên mở rộng đối tượng hỗ trợ

Tại hội nghị, ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank đưa ra 4 kiến nghị: Một là, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng đối tượng hỗ trợ lãi suất, cụ thể là đối với khách hàng là hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hai là, đề nghị Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, chủ trì phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất các nội dung trong triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/NĐ-CP, đặc biệt là các nội dung về hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn đối với khách hàng khi giải ngân tiền mặt trên 100 triệu đồng và sử dụng bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ.

Ba là, đối với các trường hợp khách hàng đã giải ngân và ký hợp đồng tín dụng từ 1/1/2022 đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thống nhất về đối tượng và điều kiện áp dụng đã quá kỳ hạn trả lãi, đề nghị Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành xem xét cho phép các tổ chức tín dụng thống kê và hạch toán bổ sung hỗ trợ lãi suất đối với các khách hàng này.

Bốn là, các cơ quan thông tấn báo chí truyền thông cụ thể, đầy đủ, rõ ràng chính sách và chủ trương của Chính phủ về “Gói hỗ trợ lãi suất 2% với quy mô 40.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước trong vòng 2 năm từ 2022-2023” để các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nắm bắt thông tin và sớm tiếp cận Chương trình, tránh hiện tượng khách hàng phản ánh không đúng/không đầy đủ khi thực tế khách hàng không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất theo quy định.

“Ngay như trường hợp thực hiện cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, có khách hàng kiện Agribank lên tận Quốc hội, Chính phủ, song khi đi kiểm tra thì khách hàng này bị nợ xấu 10 năm, tức không nằm trong đối tượng được cơ cấu nợ. Vì vậy, Agribank và các tổ chức tín dụng khác đều rất quan tâm đến vấn đề truyền thông”, ông Vượng dẫn chứng.

Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank cũng kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước phải phối hợp với các bộ, ngành ban hành tiêu chí cụ thể về khả năng phục hồi và mở rộng phạm vi khách hàng được hỗ trợ, cho phép các hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh được hỗ trợ lãi suất.

Một số lãnh đạo ngân hàng khác kiến nghị các bộ, ngành có giải pháp tháo gỡ về hóa đơn bán lẻ, dư nợ các khoản vay bằng ngoại tệ, mở rộng đối tượng về xuất khẩu lúa gạo, xây lắp... Đồng thời, có giải pháp giải tỏa tâm lý e ngại về thanh kiểm tra cho doanh nghiệp./.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ, các ngân hàng thương mại đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan sớm kiến nghị Chính phủ mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính sách này. Cụ thể, chính sách nên hỗ trợ lãi suất cả đồng ngoại tệ cho những doanh nghiệp xuất khẩu. Thực tế, có những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thuộc nhóm ngành được hỗ trợ lãi suất nhưng họ chỉ vay ngoại tệ.

Ngoài ra, với hộ kinh doanh, nên chăng bỏ điều kiện phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Bởi đây là đối tượng thực sự khó khăn và mong muốn được giảm lãi vay. Bên cạnh đó, chính sách cũng cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể về khả năng phục hồi của khách hàng để các ngân hàng thương mại yên tâm triển khai cho vay và hỗ trợ 2% lãi suất từ nguồn tiền ngân sách Nhà nước.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động