Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn
Bài 1: Vẫn còn nhiều bất cập
Hiện nay tỷ lệ thu gom rác thải ở vùng ngoại thành của Thủ đô mới chỉ đạt khoảng 89%, vẫn còn xuất hiện tình trạng người dân không vứt rác đúng điểm tập kết thu gom, rác thải được vứt ngoài cánh đồng, dọc các tuyến đường đi... gây tình trạng ùn ứ, bốc mùi, ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, vấn đề xử lý rác thải ở nông thôn hiện nay đang còn một số tồn tại, khu vực nông thôn là nơi tiếp nhận toàn bộ rác thải sinh hoạt của khu vực nội thành, phương pháp xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp, có nhiều nơi rác thải bị đốt cháy âm ỉ ngày, đêm tại các điểm tập kết rác trên địa bàn một số xã.
Vẫn còn tình trạng xử lý rác thải theo cách tự phát
Tình trạng người dân không vứt rác đúng điểm tập kết thu gom, rác thải được vứt ngoài cánh đồng, dọc các tuyến đường đi... hay bất cứ chỗ nào có thể vứt được gây nên sự ùn ứ, bốc mùi, ô nhiễm môi trường ở một số khu vực nông thôn. Đáng chú ý, hiện nay việc quy hoạch, quản lý rác thải nông thôn còn nhiều bất cập.
Ở một số khu vực, rác thải được người dân xả thải không đúng nơi quy định và được đốt cháy âm ỉ suốt ngày đêm |
Tại huyện Thường Tín, tình trạng đổ rác thải, đốt rác rồi đổ lỗi cho nhau đã xảy ra ở các xã ven sông Nhuệ như xã Khánh Hà, Hiền Giang, Hòa Bình… Xảy ra tình trạng trên là do một bộ phận người dân trong xã, đặc biệt là những hộ sản xuất, kinh doanh các ngành nghề thiếu ý thức, hình thành thói quen xấu là có rác thải trong sản xuất, sinh hoạt thì đổ trộm vào ban đêm rồi tiện tay đốt. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín đã ban hành các văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã ven sông Nhuệ và các lực lượng chức năng của huyện tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng đổ trộm, đốt rác trái phép và yêu cầu các cơ sở kinh doanh đổ rác đúng nơi, xử lý đúng quy định, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thế nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn ở một số nơi.
Tương tự, là một huyện ở phía nam Hà Nội, Mỹ Đức hiện cũng đang đối mặt tình trạng thiếu cơ sở vật chất trong xử lý rác thải, ở nhiều xã các điểm trung chuyển rác chưa được đầu tư xây dựng, đa phần tận dụng khoảng đất trống xa khu vực dân cư để đổ rác thải tập trung.
Đơn cử như trong những tháng đầu năm 2020, người dân sinh sống trên địa bàn xã Tuy Lai (Mỹ Đức) phải sống chung trong cảnh những bao tải rác được chất đống quanh đường làng, ngõ xóm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trước đây số lượng rác sinh hoạt của một số thôn trên địa bàn xã thường được chuyển đến bãi rác Hoi Dài, tuy nhiên số lượng rác thải được tập kết ở đó quá nhiều. Đặc biệt khu vực tập kết rác trên không có tường bao, mái che, rãnh xử lý nước thải, được đổ trực tiếp xuống ruộng, rác thải trong khu vực bị đốt cháy, khói đen bay khắp nơi, ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân nên người dân chặn đường, không cho đơn vị thu gom tập kết rác vào điểm trung chuyển. Tình trạng trên diễn ra trong suốt thời gian dài, chính quyền huyện Mỹ Đức và xã Tuy Lai vào cuộc đến nay mới cơ bản giải quyết được phần nào câu chuyện rác thải tập kết quanh đường làng tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân có ý thức kém, họ vẫn đổ trộm, xả rác ra khu vực kênh, mương, đồng ruộng, những khu đất trống...
Bà Trịnh Thị Thu, người dân sống tại khu vực giáp ranh giữa hai xã Thượng Lâm và Tuy Lai (huyện Mỹ Đức) cho biết gia đình bà sống cạnh kênh mương, nhiều năm nay bà đã chứng kiến quá nhiều lần người dân đổ trộm các bao tải rác xuống mương cũng như trên lòng đường, tình trạng đổ trộm thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi trời gần sáng. Rác thải đủ cả từ rác sinh hoạt cho đến những bao tải động vật chết, vào mùa hè có hôm những bao rác bốc mùi hôi thối, những hộ dân sinh sống quanh đây phải vớt rác chuyển đi nơi khác.
Tựu chung lại, hiện nay, tại nông thôn, việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt phần lớn do các Công ty thu gom đảm nhiệm, có sự thỏa thuận, chỉ đạo của chính quyền địa phương để từng bước hạn chế tình trạng vứt rác thải tràn lan. Tuy nhiên, việc thu gom rác ở khu vực nông thôn thường chỉ dừng lại tại điểm trung chuyển, chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề thu gom rác ở khu vực này. Hơn nữa, phần lớn các địa phương chưa có hoạt động phân loại và tái chế rác.
Còn nhiều cái khó
Bên cạnh tình trạng ý thức xả rác của người dân thì vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt vẫn đã và đang là vấn đề nóng trong suốt thời gian qua. Trong khi đó tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các huyện ngoại thành là 88- 89%, như vậy vẫn còn khoảng hơn 10% rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, người dân xử lý rác theo cách của riêng mình đốt hoặc xả ra kênh, mương...
Ở khu vực đất trống mặc dù có biển cấm đổ rác nhưng tình trạng rác thải được đổ trộm ra khu vực vẫn diễn ra thường xuyên |
Bên cạnh đó, vấn đề xử lý rác thải ở nông thôn hiện nay đang còn một số tồn tại, khu vực nông thôn là nơi tiếp nhận toàn bộ rác thải sinh hoạt của khu vực nội thành bởi 2 khu xử lý chất thải sinh hoạt tập trung của Thành phố là Nam Sơn và Xuân Sơn đều nằm tại các huyện ngoại thành Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây. Cùng đó, việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các huyện còn thiếu điểm tập kết trung chuyển, đa phần là các bãi chứa rác tạm thời và luôn trong tình trạng quá tải, rác thải được chất đống cao ngút tại đây, không được phân loại, xử lý, không tạo được sự đảm bảo vệ sinh, chưa được sự đồng thuận của nhân dân khu vực.
Tập kết rác về một địa điểm đã khó, khâu xử lý rác lại càng bất cập. Tại Hà Nội, từ những năm 1999 đến nay chôn lấp vẫn là cách xử lý rác thải chủ yếu của Thủ đô (chiếm khoảng 89%), trong khi đó hiện nay, xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt (không phát điện) mới chỉ chiếm khoảng 11% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom. Mặc dù công nghệ chế biến rác thải, sản xuất phân compost đã được ứng dụng tại các cơ sở xử lý Cầu Diễn, Kiêu Kỵ nhưng không đạt hiệu quả do hạn chế trong sử dụng sản phẩm đầu ra nên hiện nay đã dừng hoạt động.
Đáng nói, các khu xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh của Thành phố đều đã khai thác vận hành gần hết công suất. Dự báo đến hết năm 2021, nếu không có giải pháp công nghệ thay thế, các khu xử lý rác bằng công nghệ chôn lấp tại Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) đều đóng bãi.
Do đó áp lực về xử lý rác thải sinh hoạt đang là bài toán nan giải với các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội. Bởi riêng lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của toàn Thành phố về các khu xử lý rác thải tập trung khoảng 6.500 tấn/ngày. Trong đó rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn trên địa bàn 18 huyện, thị xã khoảng gần 2.500 tấn/ngày. Hiện nay Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) đã có nhà máy đốt rác Nedo theo công nghệ đốt phát điện công suất 75 tấn mỗi ngày/đêm, đồng nghĩa không thể xử lý hết số lượng rác thải lên đến hàng nghìn tấn/ngày...
Bài 2: Cần thay thế, cải tiến công nghệ xử lý rác
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38