Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2022 là trên 14.000 tỷ đồng (tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2021). Thiệt hại về tài sản và tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động đều tăng.
Người lao động có thể chủ động đi giám định lại sức khỏe để hưởng chế độ Quảng Bình: Tai nạn tại mỏ đá, một lao động tử vong Hỗ trợ khám chữa bệnh nghề nghiệp, những điều cần biết

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo về tình hình tai nạn lao động năm 2022 và một số giải pháp chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động năm 2023.

Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố, năm 2022, trên toàn quốc đã xảy ra 7.718 vụ tai nạn lao động (tăng 1.214 vụ, tương ứng với 18,66% so với năm 2021), làm 7.923 người bị nạn (tăng 1.265 người, tương ứng với 18,99% so với năm 2021). Số này bao gồm cả ở khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Trong đó, số vụ tai nạn lao động chết người là 720 vụ, giảm 29 vụ, tương ứng 3,87% so với năm 2021; số người chết vì tai nạn lao động là 754 người, giảm 32 người; số người bị thương nặng là 1.647 người, tăng 162 người.

Tình hình tai nạn lao động năm 2022 được đánh giá có giảm so với năm 2021 cả về số người chết và số vụ tai nạn lao động chết người. Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2022 bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp dồng lao động như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Đồng Nai.

Xét theo loại hình cơ sở sản xuất, công ty cổ phần có số vụ tai nạn lao động chết người nhiều nhất, chiếm 38,25% số vụ tai nạn chết người và 38,95% số người chết; tiếp theo là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn; doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp. Thấp nhất ở loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động
Ảnh minh họa

Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là khai thác mỏ, khai thác khoáng sản; xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giày; dịch vụ.

Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người là do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động; thiết bị không đảm bảo an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không bảo đảm cho người lao động.

Bên cạnh đó có nguyên nhân do người lao động vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động; không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và thiết bị an toàn được trang bị; tai nạn giao thông…

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2022 gồm: Chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương... là trên 14.117 tỷ đồng (tăng khoảng 10.163 tỷ đồng so với năm 2021). Thiệt hại về tài sản trên 268 tỷ đồng (tăng khoảng 250 tỷ đồng so với năm 2021); tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là trên 143.468 ngày (tăng khoảng 27.091 ngày so với năm 2021).

Để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Đồng thời, phối hợp với Bộ thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng như: Xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, khai thác mỏ, khoáng sản, đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cư, đông người qua lại, thiết bị nâng, thang máy…

Cùng với đó, cần tăng cường triển khai công tác phòng ngừa tai nạn lao động với sự hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Các doanh nghiệp cần tăng cường triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại tại doanh nghiệp, phòng ngừa tai nạn lao động do ngã cao, điện giật, vật rơi…

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

168 đồng chí trúng cử Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII

168 đồng chí trúng cử Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (2/12), Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã bầu 168 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Vai trò của Công đoàn Việt Nam được thể hiện rõ nét

Vai trò của Công đoàn Việt Nam được thể hiện rõ nét

(LĐTĐ) Ngày 2/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã khai mạc phiên trọng thể. Đại hội vui mừng đón những vị khách quốc tế tham dự ngày hội lớn của đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Việt Nam. Các đại biểu quốc tế đã bày tỏ sự vui mừng và đánh giá cao vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Các đại biểu gửi gắm niềm tin vào lá phiếu

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Các đại biểu gửi gắm niềm tin vào lá phiếu

(LĐTĐ) Chiều 2/12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam tiến hành bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Số lượng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII gồm 177 đồng chí. Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu 168 ủy viên, khuyết 9 ủy viên sẽ kiện toàn, bổ sung sau Đại hội.
Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

Hà Nội: Trang bị chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức các cơ quan khối Đảng, đoàn thể

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 279/KH-UBND về việc triển khai, mở rộng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố đối với các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp Thành phố giai đoạn 2023-2025.
Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội: Khai thác lợi thế ẩm thực để phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/12, tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2023, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức tọa đàm “Phát huy nguồn nhân lực phát triển văn hóa ẩm thực trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

Đảm bảo nguồn máu điều trị cuối năm và Tết Dương lịch

(LĐTĐ) Ngày hội “Trái tim tình nguyện” năm 2023 đặt mục tiêu tiếp nhận tối thiểu 2.500 đơn vị máu, góp phần cùng với các chương trình hiến máu khác để chuẩn bị lượng máu dự trữ cho dịp cuối năm và Tết Dương lịch.
Những tháng 12…

Những tháng 12…

(LĐTĐ) Những tháng 12, đều đã lấy đi của chúng ta một chặng đường đời…

Tin khác

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị chu đáo cho việc chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ) trên địa bàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) cùng các sở ngành các tỉnh, thành phố đã bắt đầu bắt tay vào chuẩn bị. Cụ thể, thông tin về các kế hoạch chăm lo Tết Giáp Thìn năm 2024 cho NLĐ, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm chăm lo cho đoàn viên (ĐV), NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

(LĐTĐ) Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê..
Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22/11 về triển khai chỉnh trang các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.
Giúp người lao động vượt khó

Giúp người lao động vượt khó

(LĐTĐ) Người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay đang chịu nhiều áp lực về đời sống và việc làm khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đơn hàng, thu hẹp sản xuất. Nhưng với tinh thần luôn đồng hành với doanh nghiệp, TP.HCM đã có nhiều giải pháp nhằm chăm lo cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP.HCM tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ tiêu biểu, tích cực chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân, lao động nhập cư trong năm 2023.
Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

(LĐTĐ) Đa số các ý kiến cho rằng việc giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động.
TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ mồ côi và những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Vinh danh trên 30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2023

Vinh danh trên 30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2023

(LĐTĐ) Sau hơn 6 tháng phát động, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” mùa 3 năm 2023 do Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã khép lại thành công. Trên 30 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh, trao thưởng tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vừa diễn ra sáng nay, 25/10.
Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

(LĐTĐ) Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ, chăm lo đời sống công nhân, lao động trong các khu công nghiệp (KCN) - khu chế xuất (KCX), trong đó có việc xây dựng cơ sở mầm non tại địa bàn có KCN-KCX nhưng hiện nay kết quả vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

(LĐTĐ) Những nguy cơ mất an toàn nào đang rình rập các khu nhà trọ công nhân? Cần giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở, chỗ ở cho người thu nhập thấp, công nhân? Đó là những vấn đề được bàn bạc tại buổi tọa đàm với Chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động” do Báo Kinh tế và Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức ngày 24/9.
Xem thêm
Phiên bản di động