Gia tăng bệnh nhân mắc parkinson, 10% khởi phát từ dưới 40 tuổi

Theo các bác sĩ Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh parkinson ngày càng gia tăng tại Việt Nam nhưng thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, làm ảnh hưởng nặng nề tới chức năng vận động của người bệnh.
Phẫu thuật kích thích não sâu: Hy vọng mới cho bệnh nhân Parkinson Hàn Quốc tìm ra phương pháp phát hiện sớm bệnh "Parkinson"
Gia tăng bệnh nhân mắc parkinson, 10% khởi phát từ dưới 40 tuổi
Bác sĩ tập vận động cho bệnh nhân parkinson. (Ảnh: Bệnh viện Việt Đức)

10% trường hợp người bệnh parkinson khởi phát ở độ tuổi dưới 40

Ngày 23/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức buổi sinh hoạt Câu lạc bộ người bệnh parkinson. Các chuyên gia cho biết, có khoảng 1% dân số trên 60 tuổi mắc parkinson, ước tính có khoảng 6,1 triệu người mắc năm 2016. Cũng trong năm này người ta thấy tỷ lệ bệnh nhân parkinson tử vong tăng lên 2,16 lần. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng.

Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng có gần 10% trường hợp người bệnh khởi phát ở độ tuổi dưới 40. Bệnh Parkinson không phải gây nguy hiểm đến tính mạng ngay tức thì nhưng nó làm trở ngại lớn cho công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nhiều người bệnh sau một thời gian dài mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu trầm cảm do ngại tiếp xúc xã hội.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Huyền, nguyên nhân đầu tiên gia tăng tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh này được cho là việc già hóa dân số. Tiếp theo đó, sự ảnh hưởng của phát triển kinh tế, đặc biệt tình trạng công nghiệp hóa như sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất màu vẽ, các kim loại nặng trong nước uống hoặc trong các chất dùng hàng ngày cũng là yếu tố gây tăng nguy cơ bị parkinson.

Thứ ba nữa làm, việc chuẩn đoán bệnh nhân parkinson ngày càng tốt hơn, có người trẻ hơn 30 tuổi đã bị bệnh và người ta sẽ phải chung sống với căn bệnh này tới 20-30 năm.

Tiến triển tự nhiên của bệnh parkinson trải qua rất nhiều giai đoạn, từ tiền lâm sàng cho đến khi các triệu chứng rõ ràng như run chi, tăng trương lực cơ, làm cho bệnh nhân giảm khả năng vận động.

Theo bác sĩ Huyền, có nhiều yếu tố để phát hiện bệnh lý này như bệnh nhân có thể gặp tình trạng táo bón, hạ huyết áp, rối loạn chức năng tiết niệu sinh dục từ 20 năm trước.

Một số triệu chứng khác như là giảm khứu giác, ngửi kém hơn hoặc rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hoặc có những hành vi bất thường trong lúc ngủ có thể xuất hiện trước đó 10 năm.

Các triệu chứng vận động phải trải qua 5 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bệnh nhân gần như chỉ có bị triệu chứng nhẹ. Giai đoạn 1, bệnh nhân ảnh hưởng một bên của cơ thể, chưa ảnh hưởng đến bên kia.

Giai đoạn 2, bệnh nhân đã có ảnh hưởng đến nửa bên kia cơ thể, nhưng chưa ảnh hưởng đến phản xạ tư thế; bệnh nhân chưa có nguy cơ ngã nhiều.

Sang giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân đã có nguy cơ ngã và ngã nhiều hơn phụ thuộc vào nhiều vật liệu dụng cụ hỗ trợ như gậy. Ở giai đoạn 5, bệnh nhân phải dùng tới xe lăn.

Các triệu chứng vận động ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, những triệu vận động chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau, trong khi đó, những biến đổi ở trong não của bệnh nhân đã có từ rất lâu.

Một số triệu chứng ngoài vận động có từ trước đó thậm chí là 20 năm trở về trước thí dụ như giảm khứu giác thì thấy ở 90% bệnh nhân. Tuy nhiên trong 97% bệnh nhân này, có 70% bệnh nhân không nhận ra vì vì dấu hiệu xuất hiện rất từ từ.

Các triệu chứng này của người bệnh còn làm ảnh hưởng tới người chung quanh. Bệnh nhân có thể la hét, mê sảng rối loạn vận động trong lúc ngủ đặc biệt là lúc khởi đầu giấc ngủ, có thể ảnh hưởng tới khi người sống chung với bệnh nhân. Bệnh nhân có thể gặp dấu hiệu trầm cảm, lo lắng, sa sút trí tuệ.

Điều trị sớm, người bệnh sẽ giảm nguy cơ tàn phế

Bệnh nhân parkinson thường đến bệnh viện chuyên khoa khi đã trải qua triệu chứng 3-4 năm, qua nhiều phòng khám mới chẩn đoán được mắc pakinson, làm giảm hiệu quả điều trị.

Theo PGS, TS Nguyễn Thanh Bình, bệnh parkinson tăng theo thời gian, nếu không được kiểm soát tốt bằng thuốc cũng như vận động sẽ gây nên tình trạng tàn phế rất nặng nề đối với bệnh nhân.

Vì vậy, nếu bệnh nhân được tư vấn tốt để điều trị cũng như đưa ra các chương trình tập luyện phục hồi chức năng cho bệnh nhân sẽ giúp bệnh nhân có cuộc sống tốt hơn, thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày một cách tốt nhất.

Theo bác sĩ Bình, vai trò của phục hồi chức năng là một trong kiềng ba chân để điều trị bệnh parkinson. Đầu tiên bệnh nhân parkinson phải gặp bác sĩ chuyên ngành nội thần kinh để sử dụng các biện pháp bằng thuốc hoặc điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa.

Một phương pháp có vai trò quan trọng đó chính là phục hồi chức năng nhằm ngăn chặn sự tiến triển về vận động của bệnh nhân.

Có nhiều phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân để cải thiện chức năng hô hấp như các bài tập thở, kích thích thần kinh cơ. Để duy trì gia tăng kiểm soát các tư thế, bệnh nhân nên tập các bài tập cổ-tay giúp làm giảm cứng cơ hoặc kéo dãn các nhóm cơ để duy trì các cấp vận động của các khớp.

Một số tiến bộ cập nhật trong giai đoạn hiện nay trong chẩn đoán lâm sàng là nghiên cứu chuyển động ngón tay khi đánh máy, test sàng lọc khứu giác, hoặc phân tích đặc điểm bước chân bị dính vào nhau.

Theo bác sĩ Bình, hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu một số phương pháp tiến bộ như như chụp dấu ấn sinh học lấy từ máu từ nước tiểu, DNA của bệnh nhân, dịch não tủy. Đây là một test có độ chính xác cao nhưng phức tạp và để áp dụng vào lâm sàng khá đắt.

Bác sĩ Bình khuyến cáo, người thân cần phải quan tâm đến sức khỏe của bệnh nhân, để ý xem có triệu chứng khác lạ so với bình thường hay không. Các triệu chứng cần để ý là run khởi phát ở một bên, bệnh nhân khó vận động hoặc chỉ kém vận động kém linh hoạt hơn như tay chân vụng về, mất ngửi, khó ngủ, rối loạn hành vi giấc ngủ, quẫy đạp tay chân.

Bệnh nhân có thể giọng nói yếu ớt, táo bón, nét mặt của bệnh nhân thay đổi biểu cảm kém hơn, tần số nháy mắt giảm, dáng người khom lưng.

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm, được sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng sẽ nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Việc điều trị sớm không chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mà còn bảo vệ tế bào thần kinh cho người bệnh.

Theo Thiên Lam/nhandan.vn

https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/gia-tang-benh-nhan-mac-parkinson-10-khoi-phat-tu-duoi-40-tuoi-694286/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

(LĐTĐ) Là một trong những cơ quan truyền thông chủ lực của thành phố Hà Nội, trong suốt 3 thập kỷ qua, báo Lao động Thủ đô không chỉ thực hiện ...
Người bạn đồng hành vì công lý

Người bạn đồng hành vì công lý

(LĐTĐ) Đến thời điểm này, tôi may mắn được làm về mảng pháp luật đã ngót nghét 20 năm, kể từ ngày bắt đầu làm phóng viên. Phóng viên phụ trách ...
Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

(LĐTĐ) Trong suốt hành trình phát triển, báo Lao động Thủ đô đã đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, ...
Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Là cơ quan của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội - tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), ngay ...
Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Không ngừng nỗ lực, cố gắng, quyết tâm với mục tiêu bền bỉ: “Vì bạn đọc thân yêu, vì người lao động”, báo Lao động Thủ đô đã từng bước ...
Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

(LĐTĐ) Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô luôn đồng hành cùng đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những người lao động không may rơi vào hoàn cảnh ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

(LĐTĐ) Sáng 1/4, trong chuyến công tác tại Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; ...

Tin khác

38 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang nghi bị ngộ độc thực phẩm đã xuất viện

38 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang nghi bị ngộ độc thực phẩm đã xuất viện

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, toàn bộ bệnh nhi của Trường Tiểu học Kim Giang trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm đã được xuất viện.
TP.HCM: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu có dấu hiệu "vẽ bệnh, moi tiền"

TP.HCM: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu có dấu hiệu "vẽ bệnh, moi tiền"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, vừa phát hiện Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu (quận 5) và Phòng khám Đa khoa Nam Việt (quận 10) có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền” người bệnh.
Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, hiện nhiều trẻ em mắc lao nhưng không được phát hiện kịp thời. Trong khi, nguy cơ biến chứng của bệnh lao không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề về sức khoẻ cho trẻ sau này như lao màng não, lao xương khớp, có thể để lại di chứng,… thậm chí gây ra tử vong.
Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Bộ Y tế cho biết, hiện nay, bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu được dự báo diễn biến khó lường. Covid-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát với các biến thể mới.
Kịp thời đưa ngư dân gặp nạn từ Trường Sa về đất liền điều trị

Kịp thời đưa ngư dân gặp nạn từ Trường Sa về đất liền điều trị

(LĐTĐ) Khoảng 1h sáng 25/3, máy bay trực thăng EC225 mang số hiệu VN-8622 chở Tổ Cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) kịp thời đưa bệnh nhân bị giảm áp do lặn sâu từ thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) về đất liền điều trị.
TP.HCM: Cụ bà 65 tuổi nguy kịch vì xương vịt đâm xuyên thành thực quản

TP.HCM: Cụ bà 65 tuổi nguy kịch vì xương vịt đâm xuyên thành thực quản

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhân dân Gia Định, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa lấy một mẩu xương vịt với kích thước lớn 20x3mm, cạnh sắc nhọn 2 đầu đâm xuyên 2 thành thực quản của một cụ bà 65 tuổi.
Trung tâm Xét nghiệm Medlatec Việt Nam: Góp phần nâng cao chất lượng khám, sàng lọc bệnh cho người dân

Trung tâm Xét nghiệm Medlatec Việt Nam: Góp phần nâng cao chất lượng khám, sàng lọc bệnh cho người dân

(LĐTĐ) Với mong muốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dân về khám chữa bệnh công nghệ cao, bên cạnh phục vụ khách hàng ở những cơ sở hiện có, Medlatec Group chính thức ra mắt cơ sở y tế công nghệ cao Phòng khám Đa khoa Medlatec và Trung tâm Xét nghiệm Medlatec Việt Nam.
Tôn vinh giá trị cao quý, nhân văn của nghề công tác xã hội

Tôn vinh giá trị cao quý, nhân văn của nghề công tác xã hội

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/3, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2023 và 6 năm ngày thành lập Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Bộ Y tế cam kết giải quyết 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế tồn đọng

Bộ Y tế cam kết giải quyết 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế tồn đọng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc khoảng 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế đang tồn đọng, nhiều hồ sơ đã nộp từ rất lâu chưa được xét, đại diện Bộ Y tế khẳng định sẽ giải quyết vấn đề này.
TP.HCM: Chủ động phòng ngừa cúm A (H1N1) trong trường học

TP.HCM: Chủ động phòng ngừa cúm A (H1N1) trong trường học

(LĐTĐ) Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp trong trường học, ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khuyến cáo, khi có trường hợp học sinh nghỉ nhiều ngày liên tiếp mà không rõ lý do, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường phải chủ động liên hệ phụ huynh để xác định có phải bị bệnh truyền nhiễm.
Xem thêm
Phiên bản di động