NSƯT Thanh Ngoan

Gia đình có thể giúp tài năng nhí tỏa sáng

Thời gian qua, nhiều quán quân các chương trình truyền hình thực tế giành chiến thắng thuyết phục ở môn nghệ thuật truyền thống lại là các cô bé, cậu bé như Thiện Nhân, Phương Mỹ Chi, Đức Vĩnh. Tuy nhiên, làm thế nào để niềm đam mê nghệ thuật truyền thống của các em tiếp tục được nuôi dưỡng và phát huy sau mỗi cuộc chơi lại là điều không đơn giản. LĐTĐ đã có cuộc trò chuyện với NSƯT Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam.
NSƯT Thanh Ngoan: Cháy hết mình vì nghệ thuật  truyền thống
NSƯT Thanh Ngoan: Cháy hết mình vì nghệ thuật truyền thống

Cuộc trao đổi giữa tôi và chị liên tục bị gián đoạn bởi những khán giả đam mê âm nhạc truyền thống tìm đến Nhà hát chèo Kim Mã để thưởng thức tiếng hát chèo và chụp ảnh với người nghệ sĩ tài hoa này.

Được biết, nghệ sĩ đã hỗ trợ cho bé Đức Vĩnh người giành giải quán quân trong các phần thi Vietnam’s Got Talent vừa qua. Phải chăng do kinh nghiệm nghề nghiệp, bà đã nhận thấy tố chất từ cậu bé?

Tôi gặp Đức Vĩnh trong tiết mục hát chầu văn của chương trình Chiều cuối năm VTV. Sau đó, Đức Vĩnh và mẹ đến nhờ tôi tư vấn cho các tiết mục. Biết Vĩnh tuổi còn nhỏ và gia đình hoàn cảnh, tôi đã giúp đỡ hết sức có thể. Ở tiết mục “Cô đôi thượng ngàn”, vòng bán kết, tôi đã hát mẫu và chỉ dạy một số kỹ thuật trong việc hát chầu văn, cách diễn trên sân khấu cho bé. Đến trích đoạn “Xúy Vân giả dại’ ở vòng chung kết, tôi đã nhờ NSƯT Thúy Ngần giúp đỡ và chỉ dạy cho Vĩnh. NSƯT Thúy Ngần còn lo trang phục, hóa trang cho Vĩnh trước khi diễn.

Gia đình có thể giúp tài năng nhí tỏa sáng

NSƯT Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam Ảnh: Nguyễn Hoài

Ở trích đoạn cuối cùng “Ông già cõng vợ đi xem hội”, rất may chồng NSƯT Thúy Ngần là NS Ngọc Tuấn – giám đốc Nhà hát Tuồng VN nên Vĩnh được hỗ trợ tận tình từ trang phục đến người chỉ dạy. NS Kiều Oanh - người đã diễn thành công trích đoạn này cũng chỉ dạy thêm cho Đức Vĩnh.

Theo tôi, Đức Vĩnh là một cậu bé có đam mê bẩm sinh với nghệ thuật truyền thống. Em tiếp thu rất nhanh và có lợi thế là hát được cả hai giọng nam và nữ vì mới 8 tuổi chưa vỡ giọng. Vĩnh hát theo bản năng và ngẫu hứng thì rất tự nhiên nhưng khi rèn và gò theo đúng kỹ thuật thì không dễ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi giữa năng khiếu và sân khấu chuyên nghiệp luôn có khoảng cách. Vì thế, cần phải có thời gian dài đào tạo một cách bài bản thì mới tỏa sáng bền vững.

Vậy Nhà hát Chèo có nhận đào tạo Đức Vĩnh để trở thành nghệ sĩ chèo chuyên nghiệp?

Như trường hợp của Đức Vĩnh, nhà hát không có chế độ để đặc cách mà chỉ có thể giúp đỡ em trong luyện tập, khuyến khích động viên tham gia các phong trào.

Bởi nếu như các môn nghệ thuật khác như xiếc, múa cần sự dẻo dai nên cần đào tạo trẻ, nhưng những loại hình nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo thì lứa tuổi như Vĩnh chưa định hình. Nhiều cháu 8, 9 tuổi hát rất tốt nhưng sau 10 tuổi vỡ giọng hát lại khác. Giọng là yếu tố quan trọng trong hát. Song, đối với tuồng, chèo, cải lương,… độ tuổi đào tạo tốt nhất là học hết PTCS.

Nói như vậy thì còn phải mất vài năm nữa, Vĩnh mới được theo học bài bản nghệ thuật truyền thống, liệu có phí cho một tài năng nhí không?

Tôi thấy không có gì là phí. Đức Vĩnh không nhất thiết phải lên Hà Nội học chèo. Quê hương Vĩnh là nôi quan họ - di sản phi vật thể được UNESCO công nhận. Vĩnh nên hát quan họ trong thời gian này để cống hiến cho quê hương. Bên cạnh đó, Nhà hát Chèo sẽ giới thiệu cho em theo các câu lạc bộ, ươm mầm tài năng. Ngoài ra, nếu gia đình có điền kiện chuyển ra Hà Nội, nhà hát sẽ hỗ trợ trong công tác đào tạo. Vĩnh phải vừa học văn hóa, vừa học nghề. Nhưng tôi nghĩ trường hợp này rất khó vì tuổi Vĩnh còn quá nhỏ không thể xa nhà một mình được.

Gia đình và xã hội có trách nhiệm cùng đào tạo các tài năng nhí. Nếu các em đam mê, có thể tìm hiểu qua băng đĩa, tham gia các hoạt động tại các câu lạc bộ nhưng phải có định hướng. Phải theo đúng quy chuẩn không phải thích nghe, thích hát thế nào cũng được. Ở lứa tuổi các em, tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình. Gia đình là trường học đầu tiên.

Thời gian qua, nhiều quán quân các chương trình truyền hình thực tế theo đuổi các bộ môn nghệ thuật truyền thống luôn giành chiến thắng thuyết phục, phải chăng có sự định hướng của người lớn, thưa nghệ sĩ?

Có định hướng của người lớn là đương nhiên nhưng để tỏa sáng phải do năng khiếu, niềm đam mê nghệ thuật của các em. Người lớn không quyết định được.

Vậy theo nghệ sĩ làm thế nào để giới trẻ kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống một cách tốt nhất?

Nghệ thuật truyền thống đã được đưa vào học đường. Với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, giáo dục truyền thống cần chỉ cho các em biết được xuất phát điểm của các loại hình truyền thống từ đâu.

Đất nước là nguồn còn văn hóa truyền thống là cội. Văn hóa truyền thống gắn liền với lịch sử. Đã có thời gian sử ta bị giới trẻ lãng quên. Người Việt không hiểu hết về sử Việt và văn hóa truyền thống cũng vậy. Giới trẻ không hiểu hết được giá trị vô giá của nó. Chúng ta phải tìm cách giáo dục song song giữa văn hóa truyền thống và lịch sử Việt Nam qua các tác phẩm sân khấu. Đầu tư vào học đường cần liên tục, thường xuyên và mang tính bền vững. Đã qua rồi thời kỳ đất nước nghèo đói, đây là thời điểm phát huy tốt nhất nghệ thuật truyền thống. Giáo dục hãy bắt đầu từ gia đình và nhà trường.

Nguyễn Hoài
(thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tin khác

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đồi A1 trong những ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất, có tính chất quyết định chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Bản hùng ca về Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, vừa qua, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ".
Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sôi nổi Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra "Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024" nhằm mục đích, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, uy tín, chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Độc đáo không gian nghệ thuật công cộng mới trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

(LĐTĐ) Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa chính thức được ra mắt công chúng và những người yêu nghệ thuật. Từ đó, hình thành nên tour đi bộ đầu tiên ở Hà Nội tham quan các không gian nghệ thuật công cộng.
Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

Ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm đã tổ chức tọa đàm, ra mắt cuốn sách “Hồi ức Điện Biên Phủ - Những nhân chứng lên tiếng”.
Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

Khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), chiều 3/5, Viện Phim Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Triển lãm “Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh”.
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Xem thêm
Phiên bản di động