NSƯT Thanh Ngoan: Cháy hết mình vì nghệ thuật truyền thống
Không chua ngoa, không đanh đá như Hoạn Thư hay bà Sùng, NSƯT Thanh Ngoan ngoài đời là một người phụ nữ gần gũi, cởi mở và rất thẳng thắn. Trò chuyện với chị, tôi mới hiểu tại sao khán giả lại yêu mến giọng hát lẫn con người cô đào lệch Thanh Ngoan đến vậy. Và cứ thế, tôi bị cuốn theo những lời tâm sự bằng tất cả bầu nhiệt huyết của một người phụ nữ hết lòng thổi hồn cho nghệ thuật truyền thống…
Luôn tạo dấu ấn
Đảm nhận trọng trách Giám đốc nhà hát Chèo Kim Mã được 2 năm nay, dù bận rộn nhưng NSƯT Thanh Ngoan vẫn tham gia cùng với anh chị em nghệ sĩ trong nhà hát đi lưu diễn khắp nơi. NSƯT Thanh Ngoan tâm sự, đã mang cái nghiệp thì phải sống chết vì nó.
Sinh ra trên mảnh đất Thái Bình – cái nôi của nghệ thuật chèo, trong một gia đình làm nghệ thuật, từ nhỏ Thanh Ngoan đã được nghe và hát chèo. Năm 9 tuổi, Thanh Ngoan tham gia vào đội văn nghệ của quê, truyền thanh xã và được mọi người luôn tạo điều kiện. Nếu như bạn bè cùng trang lứa phải đi gặt đi cấy để lấy công điểm thì Thanh Ngoan chỉ đi hát để lấy công điểm. Khi 13 tuổi Nhà hát Chèo Việt Nam về Thái Bình để tìm hạt giống tài năng cho nghệ thuật chèo truyền thống, Thanh Ngoan may mắn được lựa chọn trong cuộc thi hát của huyện. Con đường nghệ thuật của cô đào lệch bắt nguồn từ đấy.
“Nhờ sở hữu giọng hát đầy chất thép phù hợp với những vai mang tính chất ra lệnh nên đào lệch đã “đo ni đóng giày” với mình.” – NSƯT Thanh Ngoan tâm sự.
Quỷ cái là vai diễn đầu tiên mang lại “thương hiệu” Thanh Ngoan trong làng chèo Việt Nam. Năm 1981, Thanh Ngoan đi thi tiếng hát chèo hay. Khi đó mọi người chưa hề biết Thanh Ngoan là ai. Họ chỉ biết chị là một học sinh của Nhà hát Chèo Việt Nam. Chị nhớ như in lúc vừa bước chân ra sân khấu, khán giả cười ồ lên vì thấy thân hình to béo của mình. Nhưng khi vừa cất tiếng hát lảnh lót đầu tiên: “Khoan khoan nhè nhẹ để thiếp…” thì cả khán phòng im bặt và mọi người vỗ tay rào rào. NSƯT Thanh Ngoan chia sẻ cảm xúc về dấu ấn đầu tiên: “Lúc đấy tôi chỉ là cô bé 15 tuổi, ngây ngô đến mức không còn biết cả mặc trang phục biểu diễn mà phải nhờ người khác mặc hộ. Tôi chỉ tự nhủ phải làm hết sức mình theo sự truyền tải của thầy. Khi hát xong, đi vào phía sau cánh gà, nghe thầy và mọi người khen hát tốt, tôi chỉ thấy vô cùng vui sướng mà không hề quan tâm đến giải thưởng”.
Sau đó trong làng chèo Việt Nam mới bắt đầu đồn rầm đồn rĩ về một cô bé Thanh Ngoan có giọng hát “tuyệt hảo”. Đến năm 1988, Thanh Ngoan lần thứ hai xuất hiện với vai diễn Đào huế. Lúc đấy, mọi người đi qua phòng ở của Thanh Ngoan đều ngó vào xem mặt: Thanh Ngoan là ai. So với những bạn diễn, chị luôn được thầy tin tưởng, lựa chọn đi biểu diễn bởi sở hữu giọng hát cá tính và kỹ thuật tổng thể vượt trội. Cũng từ đây khán giả dần quen và yêu mến cô đào lệch sắc sảo Thanh Ngoan.
Có được chỗ đứng trong làng chèo như ngày hôm nay, ngoài năng khiếu trời cho còn là cả một chặng đường dài nỗ lực cố gắng hết mình không ngừng nghỉ của NSƯT Thanh Ngoan. Chị chia sẻ, dù vai lớn hay vai nhỏ, chị đều đầu tư rất nghiêm túc, cầu toàn trong sáng tạo, hết lòng vì nghệ thuật. Cho đến tận bây giờ, Thanh Ngoan vẫn giữ thói quen luyện tập, lắng nghe giọng mình trước khi biểu diễn. Dù chỉ là một vai diễn nhỏ nhưng bất cứ khi nào Thanh Ngoan bước chân lên sân khấu là khán giả lại vỗ tay rào rào.
Trong cuộc đời làm nghệ thuật, Thanh Ngoan vinh dự đạt được rất nhiều giải thưởng như: HCV Giọng hát chèo hay năm 1981; HCV Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1988 và 1990; diễn viên xuất sắc của sân khấu chèo Hà Nội năm 1991, HCV Tiếng hát chèo Hải Dương năm 1992… Rồi những năm về sau thi đến đâu, Thanh Ngoan đều giành được giải tạo dấu ấn ở đó.
Đau đáu “giữ lửa” nghệ thuật truyền thống
Không chỉ gắn bó và thành công với hát chèo, NSƯT Thanh Ngoan còn tự tìm tòi, học hỏi từ tư liệu, từ các nghệ nhân đi trước về các bộ môn nghệ thuật truyền thống khác. Vì thế ngoài hát chèo, Thanh Ngoan có thể hát được ca trù, chầu văn, xẩm. Đối với chị, những gì đã biết, đã học chị không bao giờ để nó bào mòn đi mà luôn đam mê ôn luyện để gìn giữ nó. Chị nói đùa: “Không chỉ riêng hát nhạc truyền thống đâu nhé, nhạc trẻ Thanh Ngoan ca cũng hay lắm.”
Có lẽ, không nhiều NSƯT chịu ngồi trên một chiếu hát bình dân như Chợ Đồng Xuân để mang xẩm đến gần công chúng như NSƯT Thanh Ngoan. “Đam mê với nghệ thuật truyền thống nên tôi quên mình là một NSƯT. Đã là nghệ sĩ thì hát ở đâu mà có người nghe thì sẽ hát bằng cả tâm huyết. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một nghệ sĩ ghê gớm mà không hát ở chỗ này chỗ kia. Tôi chỉ nghĩ một điều đơn giản rằng, nghệ thuật truyền thống (trong đó có hát xẩm) đang cần mình tuyên truyền mà thôi. Tôi được mọi người ủng hộ và luôn được nhớ đến vì có công gìn giữ và duy trì chiếu xẩm. Tôi còn thành lập một CLB Âm nhạc sắc Việt để giới thiệu ca trù, chèo, chầu văn ngay tại tư gia.”
Suốt 36 năm trong nghề, tình yêu của NSƯT Thanh Ngoan với nghệ thuật truyền thống lại nhân lên gấp bội bằng tất cả bầu nhiệt huyết. Chị cùng bao nhiêu nghệ nhân vẫn ngày đêm vun đắp, gìn giữ cho chèo, cho xẩm, cho trầu văn, ca trù. Với chị - một người nghệ sĩ đã mang cái nghiệp thì phải “cháy” hết mình. Không chỉ thế, NSƯT Thanh Ngoan còn là cầu nối văn hóa giữa nước ta và các nước bạn trên khắp thế giới. Chị kể với tôi, khán giả nước ngoài và kiều bào ta luôn ngưỡng mộ và dành cho nghệ thuật dân tộc một tình cảm vô cùng lớn. Dù không hiểu ngôn ngữ, nhưng khán giả nước ngoài chỉ cần thả mình đắm chìm vào những làn điệu ca trù, chèo… là có thể hiểu và tưởng tượng về đất nước, con người Việt Nam thanh bình và gần gũi như thế nào. Qua đó họ thêm yêu và muốn đến Việt Nam để thưởng thức tất cả những tinh hoa của văn hóa người Việt.
Dù đã bước vào tuổi ngũ tuần, nhưng NSƯT Thanh Ngoan vẫn còn rất trẻ, giọng hát vẫn còn đanh chắc, sắc sảo. Chị luôn cầu xin ông trời cho mình sức khỏe để có thể giữ và truyền lửa cho thế hệ trẻ về nghệ thuật truyền thống.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"
Âm nhạc 19/12/2024 17:50