Gặp lại ni cô Huyền Trang của “Biệt động Sài Gòn”
Tình tiết "gay cấn" vụ kiện bản quyền phim Biệt động Sài Gòn để đòi 400 tỷ |
NSƯT Thanh Loan hiện tại |
Biệt động Sài Gòn xuất hiện lần đầu tiên năm 1986 và trở thành hiện tượng phòng vé lúc bấy giờ. Có lẽ, trong lịch sử ngành Điện ảnh Việt Nam chưa có phim nào ăn khách như thế. Đến nỗi, có nơi khán giả chen nhau mua vé xem phim làm đổ tường. Đây được coi là bộ phim đầu tiên và duy nhất tái hiện chân thực những chiến công của lực lượng biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trong phim, NSƯT Thanh Loan vào vai ni cô Huyền Trang là nữ chiến sĩ biệt động phải khoác áo tu hành để dễ bề hoạt động. Đồng thời đây cũng là người phụ nữ đa cảm yếu đuối khi ngỡ chồng - cũng là chiến sĩ biệt động thành (Hoàng Sơn) phụ bạc, theo cô gái đài các, sang trọng. Đây cũng là vai diễn ấn tượng nhất trong cuộc đời diễn viên của NSƯT Thanh Loan. Khán giả ít khi gọi chị bằng tên thật mà thường gọi là ni cô Huyền Trang.
Theo NSƯT Thanh Loan, cơ duyên đưa chị đến với bộ phim này hết sức tình cờ. “Biệt động Sài Gòn” của đạo diễn Long Vân được khởi quay từ năm 1983. Tuy nhiên, bộ phim quay gần một năm nhưng đạo diễn vẫn chưa tìm được người hóa thân vào vai ni cô Huyền Trang. Cũng có nhiều người vào thử vai nhưng không đạt được như mong mong của đạo diễn. “Lúc đó, tôi đang là biên tập và phát thanh viên của Truyền hình Công an nhân dân, trong một lần đi công tác tại Sài Gòn gặp họa sĩ Trịnh Thái – thiết kế mỹ thuật chính của bộ phim đã gợi ý tôi tham gia. Sau khi đọc kịch bản thì tôi thấy vai ni cô Huyền Trang rất hay và có đất diễn. Và thế là tôi nhận lời tham gia” – NSƯT Thanh Loan cho hay.
Những năm 80 của thế kỷ trước, việc làm một bộ phim truyện nhựa cực kì vất vả. Nhất là khi đây lại là bộ phim truyện nhựa màu đầu tiên, nên việc in tráng rất khó khăn, mất nhiều thời gian mày mò, rút kinh nghiệm. NSƯT Thanh Loan kể: “Đoàn phim cứ quay được một số phân đoạn lại phải có người mang ra Hà Nội để in tráng, xem kết quả thế nào rồi mới lại tiếp tục quay những cảnh mới, còn nếu chưa được phải làm lại.
NSƯT Thanh Loan trong một cảnh của “Biệt động Sài Gòn” |
Vì thế, thời gian sản xuất mỗi tập phim thường lên tới hơn 1 năm. Bộ phim được thực hiện rất công phu, từng cảnh quay, từng cử chỉ, biểu hiện tâm lý, tình cảm của nhân vật đều được chăm chút kỹ lưỡng”. NSƯT Thanh Loan cho biết được tham gia vào bộ phim là may mắn của chị. Bởi cả ê-kíp đều là người có nghề và rất say nghề như diễn viên Quang Thái, Bùi Cường, Ngọc Dung, Thúy An, Thương Tín hay nghệ sĩ Quang Hải làm cố vấn nghệ thuật, quay phim kỳ cựu Quang Tuấn…
Để vào vai ni cô Huyền Trang một cách trọn vẹn nhất, NSƯT Thanh Loan đã phải hy sinh mái tóc dài mà chị rất thích. Rồi để vào vai ni cô nhuần nhuyễn, chị đã vào chùa Dược Sư – một ngôi chùa toàn sư nữ ở Sài Gòn để ở một tuần, học cách tụng kinh, gõ mõ, rồi học cách đi đứng, nói năng ra sao cho giống người tu hành. Ni sư Huỳnh Ngọc Liên đã hướng dẫn chị cách một nhà sư đi khất thực thì phải bước đi từng bước một khoan thai như thế nào, ánh mắt phải nhìn xuống, không được nhìn lên hay liếc ngang liếc dọc ra sao.
Để diễn cảnh quay phải ngồi ghế điện, chị cũng đã phải đi tìm hiểu xem người bị điện giật thì sẽ có những biểu hiện thế nào… đến cảnh phải đi khất thực giữa trời nắng chang chang, bỏng rát hết cả mặt. NSƯT Thanh Loan kể: “Lúc đóng cảnh đi khất thực, trời Sài Gòn nắng chang chang, dưới là đường nhựa nóng hầm hập, tôi phải đi chân trần, mà lại rất thong dong, chậm rãi. Rồi để quay được cảnh ni cô Huyền Trang khất thực dưới mưa, đoàn làm phim phải điều 4 xe cứu hỏa, thay nhau làm mưa xối xả. Theo đúng kịch bản, ni cô bị ngất, mà tôi khi diễn đến cảnh ấy cũng bị… ngất thật, vậy nên lúc quay ấy đạo diễn ưng luôn. Thậm chí, để nhập vai vào nhân vật, tôi phải tự tạo lý lịch cho nhân vật để làm nên cốt cách nhân vật một cách chuyên nghiệp nhất”.
Một kỷ niệm khó quên của NSƯT Thanh Loan cùng mọi người trong đoàn làm phim là đã được gặp nguyên mẫu chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm xưa. Đạo diễn Long Vân đã phải nhờ Thiếu tướng Hải Phụng giới thiệu cho gặp những chiến sĩ biệt động năm xưa, những nhân vật anh hùng như Tư Chu, Bảy Bê, Tám Thậm… để thu thập thêm thông tin phục vụ cho bộ phim. Cũng nhờ đó mà NSƯT Thanh Loan cũng như các thành viên trong đoàn làm phim đã có cơ hội được gặp những chiến sĩ biệt động “thứ thiệt”, là nguyên mẫu của các chiến sĩ biệt động trong phim. Qua lời kể của các nguyên mẫu, các nhà làm phim đã chọn lọc, sáng tạo, xây dựng hình tượng chiến sỹ biệt động sao cho có hồn nhất.
Phim quay trong Sài Gòn, mà NSƯT Thanh Loan lại sống và làm việc ngoài Hà Nội, nên trong 4 năm ấy, chị đi đi, về về giữa Sài Gòn - Hà Nội liên tục. Thời gian đó, chồng chị lại sang Đức làm luận án tiến sĩ khoa học, các con của bà đều nhờ mẹ chồng chăm sóc. Rất may là mẹ chồng chị rất tâm lý, lại thương con dâu nên chị có điều kiện tham gia đóng phim. Đến hè, mẹ chồng lại cho các cháu vào Đồn Đất – nơi đóng phim để thăm chị. Diễn viên ngoài Bắc, ngoài Thanh Loan, còn Quang Thái (vai Tư Chung - Hoàng Sơn), Bùi Cường (vai K9) cũng đều mang con cái theo để dễ bề cai quản. Mùa hè cả khu Đồn Đất (cơ sở 2 của Hãng phim truyện Việt Nam) như một nhà trẻ.
Ở tuổi ngoài 60, NSƯT Thanh Loan vẫn giữ nguyên nét đẹp cổ điển trên gương mặt và sự tươi trẻ trong tinh thần. Sau “Biệt động Sài Gòn”, chị chọn cách vắng bóng dần trên màn ảnh với lý do “vì sợ không có vai nào vượt qua được Ni cô Huyền Trang nữa”. Điều này với khán giả là một niềm tiếc nuối lớn. Song với Thanh Loan, là một sự “biết đủ”. Chị tâm sự: “Người phụ nữ có thành công đến bao nhiêu, vinh quang đến bao nhiêu vẫn cần phải giữ lấy ngọn lửa gia đình. Vì thế, tôi lựa chọn trở về với gia đình thay vì tham vọng mà mải mê sự nghiệp”. Chia tay màn ảnh, NSƯT Thanh Loan chuyển sang học đạo diễn và được đề bạt làm Phó Giám đốc Hội Điện ảnh của Bộ Công an.
Chị đi sâu về mảng phim tài liệu, nhất là phim về cuộc đời, sự nghiệp của chiến sĩ công an nhân dân trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và trong cuộc sống hôm nay. Một số những thước phim về công an chị làm đạo diễn như “Cảnh sát mặc thường phục” (nói về cảnh sát Interpol Việt Nam), “Nơi dòng sông chảy ngược” (nói về cảnh sát Lạng Sơn), “Dấu vết cháy” (được dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường cảnh sát, an ninh)... Hiện nay, chị đang giữ cương vị là Chi hội trưởng Chi hội Điện ảnh Truyền hình Công an và cũng là Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội.
Nhìn lại cuộc đời mình, NSƯT Thanh Loan cho rằng chị may mắn khi có một cuộc sống bình yên. Đó là nhờ nữ diễn viên chọn cho mình lối sống giản dị, vừa phải, không đòi hỏi quá cao. Trong khi nhiều người thường ấn định hồng nhan là phải truân chuyên, Thanh Loan nói, tất cả là do con người. Cuộc sống gia đình yên ấm là tất cả với Thanh Loan hiện tại. Chồng chị vẫn đều đặn tham gia công tác giảng dạy cao học chuyên ngành Toán Tin. Nữ diễn viên cũng tích cực rủ bạn bè đi thiện nguyện, giúp những người khó khăn, với tâm niệm “gieo hạt ngọt được quả ngọt”. Sau cuộc trò chuyện với phóng viên, NSƯT Thanh Loan sẽ có chuyến bay sang Nhật kéo dài 2 tuần để thăm cháu ngoại đang học bên đó. Chị hiện đã lên chức bà nội, bà ngoại từ nhiều năm nay.
NSƯT Thanh Loan sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà Nội. Chị bén duyên với nghệ thuật từ rất sớm khi mới 15 tuổi. Trước “Biệt động Sài Gòn”, chị đã từng đóng gần 20 bộ phim như “Người về đồng cói” , “Bài ca ra trận”, “Phương án ba bông hồng”, “Bí mật thành phố cấm”, “Bản đề án bị bỏ quên”… Tuy nhiên, vai diễn ni cô Huyền Trang trong phim Biệt động Sài Gòn đã trở thành đỉnh cao trong nghề nghiệp của chị. Có thể nói, suốt cả 4 tập của bộ phim, NSƯT Thanh Loan vào vai “ngọt” đến độ, sau này, nhiều người khi gặp bà ngoài đời, không nhớ được tên bà, họ chỉ biết gọi bà là “ni cô Huyền Trang”. Tết Đinh Dậu 2017 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến thăm và chúc tết NSƯT Thanh Loan và một số văn nghệ sĩ khác. |
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40