Đề xuất xếp hạng di tích cơ sở cách mạng Biệt động Sài Gòn
TP.HCM cho chạy thử đoàn tàu tuyến metro số 1 Công bố 10 hoạt động nổi bật của ngành y tế TP.HCM trong năm 2022 Giám đốc Viện Tim TP.HCM khẳng định không có chuyện nợ lương người lao động |
Theo tư liệu của Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Khối vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định, trong kháng chiến chống Mỹ, cơ sở cách mạng của Biệt động Sài Gòn tại số 499/20 đường Lê Văn Duyệt (nay đổi thành đường Cách Mạng Tháng Tám) là nơi liên lạc hợp pháp, canh gác, bảo vệ cán bộ khi hội họp hoặc tạm trú của cách mạng, do ông Dương Văn Đức (tự Hai Diện) là chủ nhà, trực tiếp quản lý, thực hiện nhiệm vụ.
Địa điểm 499/20 Cách Mạng Tháng Tám cũng là cơ sở sửa chữa ô tô được lãnh đạo Biệt động Sài Gòn, lãnh đạo Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định giao nhiệm vụ bảo trì, thiết kế thùng xe 2 đáy chứa vũ khí, tài liệu và làm phương tiện phục vụ công tác đảm bảo chiến đấu của lực lượng Biệt động Sài Gòn nói riêng, lực lượng cách mạng trong nội đô Sài Gòn nói chung.
Bên ngoài nhà số 499/20 Cách Mạng Tháng Tám, quận 10 (trước là đường Lê Văn Duyệt). |
Trong đó, tiêu biểu nhất có việc ông Trần Văn Lai - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ Biệt động Sài Gòn thường xuyên gửi 2 chiếc xe ô tô mang số hiệu NCE-345 và xe ô tô mang số hiệu EC- 6045 cho ông Dương Văn Đức thiết kế, kiểm tra, bảo dưỡng để sử dụng phục vụ công tác đưa đón lãnh đạo Quân khu ra vào nội đô Sài Gòn và được Đội 5 Biệt động Sài Gòn trực tiếp sử dụng để tấn công vào Dinh Độc Lập trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
Sau ngày giải phóng, ông Trần Văn Lai với sự giúp đỡ của ông Dương Văn Đức đã tìm lại được 2 chiếc xe lịch sử trên, hiện 2 chiếc xe này đã là các hiện vật lịch sử được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn (TP.HCM) và tại Bảo tàng Binh chủng Đặc Công (Hà Nội). Còn căn nhà số 499/20 Cách Mạng Tháng Tám đã được phục dựng lại với tên Garage Citroen Dương Văn Đức D'Indochine, since 1947.
Ông Dương Bửu Chánh (con trai ông Dương Văn Đức) tóm tắt quá trình xây dựng và hoạt động của Nhà số 499/20 đường Cách Mạng Tháng Tám. |
Tại buổi toạ đàm, ông Dương Bửu Chánh (con trai ông Dương Văn Đức) cho biết, cha ông dùng cơ sở này để cho cán bộ cách mạng ra vào thành phố gặp nhau, liên lạc các điểm trong nội thành và các tỉnh ven đô bằng cách chạy thử xe đã sửa xong.
Thời gian này, ông Đức giúp cho các cán bộ Thành ủy Sài Gòn làm các ngăn bí mật gắn trong các xe ô tô để cất giấu tài liệu, tiền bạc, thuốc men. Những chiếc xe này được cải tạo hộp taplo phía trước xe, cục cần sang số, khoét hông thùng xe và đáy thùng xe, sửa lỗ hổng khung xe…
Ngoài ra, ông Đức còn làm gian phòng bí mật trên mái Nhà số 499/20 Cách Mạng Tháng Tám (đóng la phông gỗ chắc chắn cho người ở bên trên) để cán bộ ẩn nấp, làm cửa sau để cán bộ trốn thoát ra phía nghĩa trang sau gara.
Toạ đàm có sự tham dự của một số nhân chứng thuộc lực lượng Biệt động Sài Gòn. |
Theo khảo sát của UBND quận 10, ngoài việc xây dựng cơ sở sửa chữa xe ô tô phục vụ Biệt động Sài Gòn, ông Dương Văn Đức còn có nhiều đóng góp cho cách mạng như: giúp đỡ cán bộ chiến đấu, ẩn náu; đóng góp hậu cầu cho hoạt động cách mạng; tích cực tham gia các tổ chức cách mạng...
Trên cơ sở đó, UBND quận 10 đề xuất xem xét công nhận, xếp hạng Nhà số 499/20 Cách Mạng Tháng Tám là di tích lịch sử - văn hóa và được đưa vào bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của cơ sở. Từ đó, hình thành cụm di tích của quận 10, đặc biệt là sẽ trở thành một điểm quan trọng trong Cụm di tích lịch sử - văn hóa của Biệt động Sài Gòn.
Tại buổi tọa đàm, các nhân chứng lịch sử đề cập đến nhiều cái tên của di tích này như Garage Dương Văn Đức (theo tên chủ), Garage xe Tự Lực (tên hợp tác xã sau năm 1975), Garage xe Biệt động Sài Gòn… Những cái tên này sẽ được cơ quan chức năng xem xét để chọn một làm tên chính thức của di tích lịch sử khi được công nhận.
Cơ sở cách mạng Biệt động Sài Gòn tại Nhà số 499/20 đường Cách Mạng Tháng Tám do ông Dương Bửu Chánh (là con ruột ông Dương Văn Đức) và ông Trần Trọng Nghĩa (là cháu ông Dương Bửu Chánh) đứng tên chủ sở hữu. Trong đơn đề nghị xếp hạng di tích, gia đình đề xuất tên gọi là “Garage Biệt động Sài Gòn”. Đại diện gia đình cho biết, qua quá trình sở hữu, quản lý, nhận thấy di tích có những giá trị tiêu biểu. Hiện nay, Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Khối vũ trang Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định đang phối hợp với gia đình và các đơn vị chức năng tiến hành lập hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở cách mạng của Biệt động Sài Gòn trở thành Di tích lịch sử - văn hóa của TP.HCM. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40