Tình tiết "gay cấn" vụ kiện bản quyền phim Biệt động Sài Gòn để đòi 400 tỷ

Tại phiên sơ thẩm, tòa đã bác nhiều yêu cầu của ông Nguyễn Thanh trong vụ kiện. Số tiền đòi bồi thường ban đầu của ông Thanh chỉ còn 12.800.000 đồng thay vì con số 400 tỷ ông đưa ra trong đơn kiện.

Sau nhiều lần trì hoãn, sáng nay 25/3, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm vụ kiện tranh chấp quyền tác giả và đòi tiền nhuận bút kịch bản giữa nhà báo Nguyễn Thanh và đạo diễn, biên kịch Lê Phương, Hãng phim truyện Việt Nam xung quanh kịch bản phim Biệt động Sài Gòn.

 

Tại phiên tòa, ngoài ông Nguyễn Thanh có mặt, còn lại các bên đều ủy quyền cho người đại diện tham gia. Phía bị đơn là đạo diễn, biên kịch Lê Phương ủy quyền cho vợ là bà Trịnh Thị Thanh Nhã; Đại diện Hãng phim truyện Việt Nam là bà Đào Hồng Thắm; Đại diện Cục bản quyền tác giả là bà Nguyễn Thị Hồng Nga và ông Quản Hồng Anh.

Cựu phóng viên chiến trường Nguyễn Thanh tại phiên tòa sáng nay

6116Tại phiên xét xử, ông Nguyễn Thanh yêu cầu, phía bị đơn (ông Lê Phương và Hãng phim truyện Việt Nam) phải thừa nhận kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của riêng ông. Cùng với đó, ông Nguyễn Thanh còn kiện Báo Sài Gòn Giải phóng đã đăng tải kịch bản phim của ông trên báo với độ dài 63 kỳ mà không ghi tên ông cũng như không trả nhuận bút cho tác giả (chỉ trả cho ông Lê Phương số tiền 2.500 đồng); kiện NXB Hội VHNT Long An và NXB Thanh Hóa lấy kịch bản của ông in thành sách với tiêu đề “Những thiên thần ra trận” mà không xin phép, trả tiền nhuận bút.

 

Tổng cộng số tiền cho vụ kiện này được ông Nguyễn Thanh quy đổi từ tiền thời điểm năm 1984 sang vàng. Sau đó lấy số vàng thời điểm năm 1984 nhân với mệnh giá hiện nay. Tất cả là 400 tỷ đồng.

 

Như vậy, tính từ phiên xét xử sơ thẩm lần đầu tại TAND Hà Nội năm 2009 (vụ án sau đó bị hủy để xét xử lại từ đầu), số tiền đòi bồi thường của ông Nguyễn Thanh tăng lên khá nhiều. Trước đó, ông đưa ra con số là 74 tỷ 108 triệu đồng.

 

Bà Trịnh Thị Thanh Nhã- đại diện ủy quyền của đạo diễn, biên kịch Lê Phương

61167

Cũng như 6 năm trước, Hãng phim truyện Việt Nam khẳng định chỉ giao nhiệm vụ viết kịch bản cho ông Lê Phương để sản xuất bộ phim “Biệt động Sài Gòn” và không có hợp đồng gì liên quan đến nhà báo Nguyễn Thanh. Khi bộ phim được trình chiếu, Hãng phim truyện Việt Nam đã thanh toán đầy đủ nhuận bút cho ông Lê Phương và có đề tên tác giả cả hai người nên không vi phạm bản quyền cũng như không chịu trách nhiệm về mặt tài chính với ông Nguyễn Thanh.

 

Về số tiền trả nhuận bút cho ông Thanh như thế đã đúng với quy định hiện hành hay chưa, đại diện Hãng phim truyện VN cho biết, do sự việc diễn ra quá lâu nên Hãng cũng không lưu giữ các văn bản, giấy tờ liên quan đến vụ việc để cung cấp cho HĐXX tại phiên toà.

 

Đại diện ủy quyền của ông Lê Phương- bà Trịnh Thị Thanh Nhã cũng khẳng định: Năm 1983, tôi về Hãng phim truyện Việt Nam và được biết, kế hoạch ban đầu của hãng là sản xuất bộ phim mang tên “Những thiên thần ra trận”, nhằm tri ân những chiến sĩ biệt động thành. Phim ban đầu cũng dự kiến là chỉ 2 tập. Viết kịch bản được giao cho ông Lê Phương. Do thời điểm đó, ông Lê Phương còn viết nhiều kịch bản khác nên không có thời gian. Qua một người bạn giới thiệu, ông Lê Phương đã đặt hàng ông Nguyễn Thanh viết. Vì thời gian gấp nên viết đến đâu, ông Phương đến lấy tới đó. Tổng cộng là 3 lần, mỗi lần ông Phương đưa cho ông Thanh 4.000 đồng. Tuy nhiên, ông Thanh không gọi đây là tiền nhuận bút, bởi “khi đến lấy kịch bản, ông Phương nói với tôi, “đây là tiền bồi dưỡng viết gấp”- ông Thanh lý giải.

 

Như vậy, số tiền ông Phương đưa cho ông Thanh sau 3 lần là 12.000 đồng, bằng 1/3 tổng số tiền mà ông Lê Phương được nhận từ Hãng, do ông Thanh chỉ đóng góp 1/3.

Nhà báo Nguyễn Thanh (trái) và đạo diễn Lê Phương (phải) tại phiên tòa 6 năm trước (ảnh tư liệu)

611Lý giải vì sao cả hai người đều đóng góp cho kịch bản phim, nhưng ông Phương lại được nhận 2 phần, còn ông Thanh- người chắp bút ban đầu lại chỉ được 1 phần. Bà Trịnh Thanh Nhã nói: "Sau khi lấy 2 tập kịch bản phim từ ông Thanh, ông Phương với tư cách là biên kịch của Hãng phim truyện VN đã phải chỉnh sửa lại rất nhiều để phù hợp với ngôn ngữ điện ảnh. Tên phim cũng được sửa thành “Biệt động Sài Gòn”. Sau khi công chiếu, vì bộ phim quá ăn khách nên Hãng tiếp tục làm thêm 2 tập nữa. Lúc này, ông Lê Phương là người thực hiện chính chứ không qua ông Nguyễn Thanh. Nhưng trong credit của phim, ông Phương vẫn đề nghị ghi tên cả hai người. Tuy nhiên, sau nhiều năm xem lại phim, ông Thanh phát hiện ra rằng, cả tập 3 và tập 4 đều sử dụng những chi tiết trong kịch bản ban đầu của ông nên đã làm đơn khởi kiện".

 

Chiều cùng ngày, Hội đồng Xét xử tuyên: "Do vụ việc diễn ra quá lâu nên NXB Hội VHNT Long An và NXB Thanh Hóa đều không lưu giữ được chứng từ nên không có căn cứ để xem xét. Hãng Phim truyện Việt Nam không có trách nhiệm bồi thường cho ông Thanh vì đã trả nhuận bút và thực hiện ghi tên tác giả đầy đủ vào bộ phim; báo Sài Gòn giải phóng sau đó cũng đã ghi tên tác giả, trả tiền nhuận bút nhưng ông Lê Phương chưa thanh toán với ông Thanh thì nay phải hoàn trả. Số tiền nhuận bút được quy đổi sang giá gạo, đúng theo quy định lúc bấy giờ. Điều này cũng có nghĩa, Tòa bác yêu cầu quy đổi sang giá vàng của ông Thanh để trở thành số tiền khổng lồ lên đến 400 tỷ đồng".

 

Hãng phim truyện Việt Nam ghi nhận công lao đóng góp cho thành công của bộ phim. Cùng với đó, Hãng phim đã gửi tặng ông Nguyễn Thanh số tiền 5 triệu đồng

611Như vậy, số tiền bồi thường cho ông Nguyễn Thanh được Tòa xác định là 12.800 đồng. quy sang gạo là 800 kg, nhân với mệnh giá bây giờ, số tiền bồi thường là 12.800.000.

 

Năm 2009, số tiền bồi thường cho ông Nguyễn Thanh có tăng lên đôi chút. Lúc đó là 9.072.000 đồng.

 

Với Hãng phim truyện Việt Nam, dù Tòa bác yêu cầu của ông Nguyễn Thanh, nhưng xét thấy công lao của ông Thanh với vài trò là người viết kịch bản, có đóng góp không nhỏ vào thành công của bộ phim Biệt động Sài nên Hãng này đã quyết định tặng ông Thanh số tiền 5 triệu đồng ngay tại Tòa.

 

Hỏi về kết quả phiên sơ thẩm, ông Nguyễn Thanh cho biết, ông sẽ tiếp tục kháng án vì cho rằng, số tiền đó là quá nhỏ.

 

Theo Minh Nhật/ Gia đình & Xã hội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

(LĐTĐ) Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

(LĐTĐ) Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

(LĐTĐ) Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

(LĐTĐ) Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xem thêm
Phiên bản di động