Gánh nặng 100 triệu bản sao và Chỉ thị của Thủ tướng

Nỗi vất vả, phiền hà và tốn kém của người dân nhiều khi đến từ những chuyện tưởng chừng “vụn vặt” như cái bản sao, cộng với cung cách làm việc thiếu trách nhiệm của người thi hành công vụ.

Con số 100 triệu bản sao được chứng thực thực hiện trên toàn quốc hàng năm, thông tin từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, đã khiến không ít người giật mình. Đây không chỉ là một sự lãng phí, mà tính sơ qua cũng thấy là không hề nhỏ. Trong nhiều trường hợp, nó còn gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.  

Điều đáng nói, Chính phủ đã ban hành các quy định để hạn chế tình trạng “lạm phát” chứng thực này. Cụ thể, theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về quyền của các cá nhân, tổ chức khi trực tiếp thực hiện TTHC thì các giấy tờ trong thành phần hồ sơ có thể là bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.  

Thế nhưng quy định tùy nghi cho phép người dân và doanh nghiệp được lựa chọn này rõ ràng chưa được chấp hành nghiêm túc. Đây chính là lý do khiến ngày 20/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính. Chỉ thị đã giao cho Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ chủ yếu và đều phải hoàn thành trước ngày 31/3/2015. 

Có không ít điều đáng suy ngẫm từ câu chuyện này. 

Trước hết, một lần nữa phải nhắc lại yêu cầu về tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức với công việc, với người dân. Chúng ta đã nói nhiều về nỗi vất vả, phiền hà và tốn kém mà người dân phải gánh chịu trong thực hiện các TTHC, trong quan hệ với các cơ quan công quyền. Thế nhưng nhiều khi những khổ ải ấy lại đến từ những chuyện tưởng chừng có vẻ “vụn vặt” nhất.  

Nhiều cán bộ, công chức vẫn yêu cầu người dân vừa nộp bản sao có chứng thực, vừa phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Có thể họ cố tình yêu sách để “vòi vĩnh”, cũng có thể họ chỉ muốn bảo đảm an toàn cho họ (liên quan đến trách nhiệm) nên đẩy phần khó, phần phiền toái cho dân. Nhưng dù thế nào thì cũng là làm sai quy định và thiếu trách nhiệm với người dân. 

Trong bài viết ngày 16/7 trên Báo Tuổi Trẻ, một bạn đọc đã nhận xét rằng những hoạt động gần đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy “thái độ không ngừng đòi hỏi cao với cộng sự, thuộc cấp về tầm nhìn phát triển sự nghiệp; về sự đồng cảm, lăn lưng vào nơi gian khó, ách tắc để tháo gỡ những nỗi khổ ải, oan khuất của người dân…”.  

Chúng ta đang hướng đến một thể chế chất lượng cao, một nền quản trị quốc gia hiện đại. Đó là cách nói bao quát. Nhưng đối với người dân và doanh nghiệp, thể chế là những vấn đề hết sức cụ thể mà họ va chạm hàng ngày. Tinh thần “đồng cảm, lăn lưng” của Thủ tướng cần được quán triệt tới tất cả cán bộ, công chức ở mọi cấp, mọi ngành, trong từng vấn đề cụ thể. Quy định đã rõ ràng nhưng nếu người thi hành công vụ thiếu tinh thần trách nhiệm, thì người dân vẫn chưa hết khổ. 

Câu chuyện bản sao cũng một lần nữa khẳng định rằng đột phá thể chế phải là một trong những khâu đột phá chiến lược, đúng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra trong bài viết nêu nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ mới và sau đó, trong Thông điệp đầu năm mới 2014. 

Tại phiên họp chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng pháp luật, diễn ra trong 2 ngày 16-17/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa nhấn mạnh, chức năng xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách… là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ. Ngay tại các phiên họp thường kỳ, Chính phủ cũng dành nhiều thời gian cho công tác này.  

Tại phiên họp tháng 6 vừa qua, Thủ tướng đã nói rõ hơn về trách nhiệm của cơ quan quản lý: Thay vì tháo gỡ từng vụ việc cụ thể, các Bộ ngành, địa phương cần tập trung rà soát, sửa đổi và kiến nghị sửa đổi, gỡ những “nút thắt” trong chính các quy định của pháp luật và trên cơ sở đó, giải quyết cho mọi trường hợp cùng chung vướng mắc trong thực tế.  

Một ví dụ điển hình được người đứng đầu Chính phủ nhắc đến trong phiên họp này, đó là việc giá thuốc trúng thầu tại các bệnh viện, Sở Y tế đã giảm đến 35,33% sau khi thực hiện những quy định mới của Bộ Y tế. Rõ ràng là chỉ một động thái chính sách không quá khó thực hiện từ cơ quan chức năng đã giúp người dân hưởng lợi lớn, tháo gỡ được rất nhiều bất cập trong một lĩnh vực vốn bị dân kêu ca, phàn nàn rất nhiều thời gian qua.  

Tương tự, 100 triệu bản sao được chứng thực hàng năm thực sự là một “gánh nặng” cho xã hội và Chỉ thị của Thủ tướng sẽ giúp người dân, doanh nghiệp nhẹ gánh đi rất nhiều nếu nó được thực hiện theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật.

Nếu chính sách tốt thì việc giải quyết các trường hợp cụ thể sẽ tự khắc trơn tru, thuận lợi. Đã đành, nếu cơ quan chức năng hăng hái gỡ vướng cho từng trường hợp thì cũng rất đáng hoan nghênh, nhưng nếu cứ chạy theo từng vụ việc thì có muốn cũng không sức nào làm xuể. Tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp để “một mũi tên” chính sách “trúng nhiều đích” trong thực tiễn, đó mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan hoạch định chính sách. 

Theo Chính phủ

Nên xem

Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

(LĐTĐ) Sáng 18/5, Đoàn đại biểu “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024” đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên để dâng hoa, dâng hương báo công lên Bác nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

(LĐTĐ) Khoảng 22h15 ngày 17/5, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo xảy ra cháy tại tại tầng 2 tòa nhà tại số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
Hiệu quả từ phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Hiệu quả từ phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

(LĐTĐ) Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được các cấp Công đoàn và công nhân lao động tích cực triển khai, hưởng ứng. Năm 2024, toàn thành phố Hà Nội có 62.520 công nhân lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở; 2.230 công nhân lao động được công nhận “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở”; 100 công nhân lao động đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/5: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/5: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Khu vực Hà Nội hôm nay sẽ có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông. Gió đông nam cấp 2-3.
Khai mạc "Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo" năm 2024

Khai mạc "Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo" năm 2024

(LĐTĐ) Tối 17/5, tại khu vực Hồ Văn, quần thể Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc “Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo” năm 2024.

Tin khác

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp.
Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

(LĐTĐ) Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Sở Công Thương thành phố Hà Nội và Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024.
Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Liên kết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong môi trường giáo dục đại học”.
Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong này làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Tầm nhìn và giải pháp củng cố niềm tin về thị trường bảo hiểm nhân thọ an toàn, minh bạch

Tầm nhìn và giải pháp củng cố niềm tin về thị trường bảo hiểm nhân thọ an toàn, minh bạch

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ: Tầm nhìn và Giải pháp” diễn ra ngày 16/5 do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận về cải tiến sản phẩm, quy trình nghiệp vụ và nâng cao chất lượng tư vấn, nhằm củng cố niềm tin của công chúng, thúc đẩy phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Sáng 16/5, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều hành Phiên khai mạc.
Giải phóng mặt bằng khó vì... hai giá!

Giải phóng mặt bằng khó vì... hai giá!

(LĐTĐ) Lường trước được “độ khó” của công tác giải phóng mặt bằng, nên ngay từ khi đầu tư, mở rộng quốc lộ 6 dài 21,7 km đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) với tổng số vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng, Thành phố đã phải tính thời gian hoàn thành lên tới trên 5 năm (khởi công tháng 12/2022, dự kiến hoàn thành năm 2027). Thi công gần 22 km, mà thời gian dự kiến hoàn thành lên tới trên 5 năm, và với đà này, chưa chắc đến năm 2027, dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 6 hoàn thành đúng kế hoạch.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Thủ tướng chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam thuộc khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên.
Xem thêm
Phiên bản di động