Tầm nhìn và giải pháp củng cố niềm tin về thị trường bảo hiểm nhân thọ an toàn, minh bạch

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ: Tầm nhìn và Giải pháp” diễn ra ngày 16/5 do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận về cải tiến sản phẩm, quy trình nghiệp vụ và nâng cao chất lượng tư vấn, nhằm củng cố niềm tin của công chúng, thúc đẩy phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
“Gương mặt vàng” của ngành bảo hiểm nhân thọ
Tầm nhìn và giải pháp tái xây dựng niềm tin trong ngành bảo hiểm nhân thọ
Quang cảnh Hội thảo.

Sáng 16/5, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khôi phục niềm tin ngành bảo hiểm nhân thọ: Tầm nhìn và Giải pháp”. Đây là nỗ lực của ngành Bảo hiểm nhân thọ để củng cố niềm tin về một thị trường bảo hiểm nhân thọ lành mạnh, an toàn và minh bạch, tiếp tục chứng tỏ vai trò quan trọng của bảo hiểm nhân thọ đối với sự phát triển kinh tế và hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội của quốc gia.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia độc lập và đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là thành viên của Hiệp hội.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến tháng 3/2024, tổng tài sản toàn ngành Bảo hiểm nhân thọ ước đạt 801.307 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng số tiền đầu tư ước đạt 703.031 tỷ đồng, tăng 8,7%; tổng dự phòng nghiệp vụ đạt 581.857 tỷ đồng, tăng 6,5%; vốn chủ sở hữu đạt 159.409 tỷ đồng, tăng 10,8%. Đáng chú ý, tổng chi trả quyền lợi bảo hiểm trong quý I/2024 đạt 15.483 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ 2023.

Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bảo hiểm được hình thành đầy đủ và đồng bộ, đảm bảo môi trường pháp lý công khai, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2023 cùng các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng đã được hoàn thiện đồng bộ để tạo cơ sở cho thị trường bảo hiểm Việt Nam minh bạch, chuyên nghiệp.

Tầm nhìn và giải pháp tái xây dựng niềm tin trong ngành bảo hiểm nhân thọ
Ông Nguyễn Xuân Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Xuân Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam khẳng định: “Hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội cùng đánh giá những giải pháp từ phía cơ quan quản lý, các doanh nghiệp bảo hiểm để khắc phục được những tồn tại, hạn chế của thị trường, giúp cho thị trường phát triển ngày càng lành mạnh, bền vững”.

Tại hội thảo, các chuyên gia độc lập và đại diện doanh nghiệp đã tập trung thảo luận các vấn đề tổng quan về tình hình thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam hiện nay và những giải pháp cho việc khôi phục niềm tin trong ngành bảo hiểm.

Trong phần trình bày chuyên đề về các giải pháp của ngành bảo hiểm, ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã đề cập đến những giải pháp mà các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đã thực hiện trong thời gian qua. Các giải pháp bao gồm cải tiến sản phẩm sao cho dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn với người dân; cải tiến các quy trình nghiệp vụ giúp việc thẩm định phát hành hợp đồng bảo hiểm; giải quyết quyền lợi bảo hiểm được nhanh chóng, thuận tiện hơn cho khách hàng; nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn cũng như kiểm soát chất lượng tư vấn; nâng cao trải nghiệm khách hàng để mang lại giá trị gia tăng về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm.

Tham gia hội thảo với phần trình bày chuyên đề về “Tác động của bảo hiểm đến sự phát triển kinh tế ở Việt Nam”, đại diện Prudential cho biết báo cáo này là một phần trong dự án nghiên cứu hợp tác với PwC thực hiện tại 6 thị trường ASEAN.

Tầm nhìn và giải pháp củng cố niềm tin về thị trường bảo hiểm nhân thọ an toàn, minh bạch
Ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam bày tỏ: Tôi tin tất cả chúng ta đều có mong muốn thay đổi để phát triển, để khôi phục và củng cố niềm tin của ngành với tất cả các bên và quan trọng hơn hết là với khách hàng.

Theo ông Phương Tiến Minh, trong 6 tháng vừa qua, Prudential đã phối hợp cùng đối tác là PwC Hồng Kông thực hiện 1 báo cáo chuyên sâu nghiên cứu về "Tác động của bảo hiểm đến sự phát triển kinh tế" ở 6 thị trường Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Thông qua báo cáo này, Prudential và PwC mong muốn được chia sẻ về vai trò và đóng góp của ngành bảo hiểm đối với hệ thống tài chính, đối với nền kinh tế.

Đại diện PwC, bà Wai-duen Lee, Phó Giám đốc của PwC Hồng Kông cho biết, trong phần trình bày của mình khả năng chi trả và nhu cầu về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm tại Việt Nam đang ngày càng tăng. Báo cáo cũng nêu lên sự đóng góp của bảo hiểm nhân thọ vào việc tích lũy hay đầu tư, có tác động thuận lợi đến đầu tư hoặc tích lũy vốn, từ đó sẽ thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế. Báo cáo cho thấy, ngành bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính khi là những nhà đầu tư lớn trên thị trường tài chính, có mối liên kết chặt chẽ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác và góp phần bảo vệ sự ổn định của bảng cân đối tài sản của các hộ gia đình và các doanh nghiệp.

Đại diện một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tham dự cũng có những chia sẻ cụ thể hơn về những giải pháp đang áp dụng, giúp mang lại những hiệu quả thiết thực. Cụ thể, Manulife cho ra mắt quy trình xác thực thông tin và giám sát phát hành hợp đồng bảo hiểm M-Pro; Prudential áp dụng quy trình kiểm tra độc lập trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm và quy trình khảo sát tNPS tại mỗi giao dịch của khách hàng; FWD ra mắt tính năng chú thích thuật ngữ bảo hiểm tức thời; Generali ra mắt công cụ định danh và xác thực khách hàng điện tử; AIA cho ra mắt ứng dụng AIA+; Dai-i-chi cho ra mắt dịch vụ Voicebot 24/7 và Chatbot 24/7 để hỗ trợ khách hàng…

Tầm nhìn và giải pháp tái xây dựng niềm tin trong ngành bảo hiểm nhân thọ
Các chuyên gia tham gia Tọa đàm tại Hội thảo.

Buổi tọa đàm cũng ghi nhận nhiều ý kiến và tranh luận tích cực của các đại biểu tham dự là đại biểu Quốc hội, chuyên gia độc lập với nội dung chính xoay quanh những chủ đề như: Dư địa và tiềm năng cho sự phát triển của ngành Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam; sự quan tâm và định hướng của Chính phủ đối với ngành Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nhân thọ nói riêng; những đóng góp và tác động của bảo hiểm nhân thọ đối với nền kinh tế và an sinh xã hội; những giải pháp từ phía cơ quan quản lý, từ phía doanh nghiệp cũng như vai trò của khách hàng và đại lý trong việc góp phần xây dựng một thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững.

Hội thảo kết thúc với thông điệp mạnh mẽ về những nỗ lực chuyển đổi nhằm thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nghiệp bảo hiểm, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau hoạt động có hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm, năng lực cạnh tranh cùng tạo sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Được thành lập từ năm 1999, trong 25 năm qua, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam luôn là ngôi nhà chung đoàn kết, tin cậy và là cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan quản lý Nhà nước, giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Đến nay, Hiệp hội đã có 31 hội viên là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 hội viên là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 hội viên là doanh nghiệp tái bảo hiểm cùng nhiều hội viên là công ty môi giới, giám định bảo hiểm.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm

Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030

(LĐTĐ) Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến 2030, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp. Bổ sung dự án Đền Hai Bà Trưng và điều chỉnh bốn dự án khác. Vị trí, diện tích chuyển đổi xác định theo bản đồ đã được xác nhận.
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024

(LĐTĐ) Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Doanh nghiệp viễn thông, Internet phải thực hiện yêu cầu gỡ bỏ, liên tục cung cấp dịch vụ vi phạm trong 24 giờ.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

(LĐTĐ) Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 sẽ tiếp tục áp dụng đến ngày 31/12/2025, trừ khi cần điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ xây dựng bảng giá mới áp dụng từ ngày 1/1/2026. Điều chỉnh thực hiện theo Nghị định 71/2024/NĐ-CP.
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước

(LĐTĐ) Chiều 14/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực

(LĐTĐ) Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban Chỉ đạo, yêu cầu tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khiếu nại, tố cáo kéo dài; đặc biệt là khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để chuẩn bị tốt cho nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ tới.
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Trong năm học 2023 - 2024, đông đảo nhà giáo, đoàn viên Công đoàn, người lao động Khối Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Thông qua các phong trào thi đua đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm được đội ngũ giáo viên đưa vào giảng dạy.

Tin khác

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(LĐTĐ) Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

(LĐTĐ) Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ bổ sung cho hệ thống vận tải hiện nay chứ không phải cạnh tranh với hệ thống vận tải.
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phi Thường thống nhất cần thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự án tại Kỳ họp và nhấn mạnh thời điểm hiện nay dù chậm so với mong muốn nhưng là thời điểm thích hợp, hội tụ đủ các điều kiện.
Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

Năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp người có công

(LĐTĐ) Quốc hội quyết định chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm 2024

(LĐTĐ) Lãnh đạo tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu quyết tâm tăng tỷ lệ giải ngân đầu tư công trong 2 tháng còn lại của năm 2024.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản

(LĐTĐ) Phát biểu làm rõ một số vấn đề tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật; tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; tăng cường thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực, nhất là về đầu tư, tài sản công, đất đai, khoáng sản.
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%).
Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành

Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Chiều 12/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động