Gắn phát triển đô thị dịch vụ với nông nghiệp công nghệ cao
Hoa giữ giá cao trước thềm Xuân, người dân huyện Mê Linh phấn khởi Liên đoàn Lao động huyện Mê Linh phát động phong trào thi đua năm 2021 Người dân thôn Hạ Lôi "hồi sinh" những cánh đồng hoa đón Tết |
Đồng chí Đỗ Đình Hồng - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mê Linh thăm quan mô hình kinh tế trên địa bàn huyện. |
PV: Xin đồng chí giới thiệu đôi nét về những kết quả nổi bật của huyện Mê Linh trong năm 2020?
Đồng chí Đỗ Đình Hồng: Năm 2020 mặc dù trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh đã phát huy truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Thành phố, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự đồng lòng, hỗ trợ của doanh nghiệp và người dân.
Với nhiều cách làm kiên trì, quyết liệt, sáng tạo huyện đạt được nhiều kết quả ấn tượng, đây là tiền đề rất quan trọng để huyện Mê Linh bước vào năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, với quyết tâm tạo bước chuyển biến đột phá và mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển huyện Mê Linh trong cả những năm tiếp theo.
Trong đó, Huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Điểm sáng đáng chú ý, dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, kinh tế tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ, nhưng vẫn cao hơn mức bình quân chung của Thành phố, tổng giá trị sản xuất năm 2020 của Huyện đạt 28.235 tỷ đồng.
Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng được các cấp, các ngành của huyện đặc biệt quan tâm; Giáo dục đào tạo tiếp tục được đổi mới theo phương châm “Kỷ cương, chất lượng, niềm tin”; An sinh xã hội được đảm bảo; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Huyện đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội của 286 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở; 37 chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy và Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, sớm trước quy định gần 1 tháng, được Thành phố đánh giá cao cả trong công tác chuẩn bị văn kiện, nhân sự Đại hội.
Ngay sau Đại hội, Huyện ủy đã chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đầu nhiệm kỳ, với quyết tâm sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống; tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 1980 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh.
Thời gian qua, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được các cấp, các ngành của huyện Mê Linh quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Vì vậy, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, các quy trình tiên tiến đã được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế. Đã có một số tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Các mô hình sản xuất trên đều đưa lại hiệu quả kinh tế lớn từ 1,5 tỷ - 2,2 tỷ đồng/năm và năm 2020, trên địa bàn Huyện đã có 51 sản phẩm OCOP. |
PV: Xin đồng chí cho biết, thế mạnh và tiềm năng nổi bật để có thể phát triển Mê Linh thành đô thị dịch vụ phía Tây Bắc Thủ đô?
Đồng chí Đỗ Đình Hồng: Quyết định số 6694/QĐ-UBND, ngày 16/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/10.000. Cụ thể là: Huyện Mê Linh là khu vực phát triển đô thị dịch vụ ở cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố gắn với vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp dịch vụ thân thiện môi trường; vành đai xanh, nêm xanh của thành phố; đô thị công nghiệp sạch đa ngành; nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt); trung tâm thương mại, dịch vụ, y tế cấp vùng phía Bắc Hà Nội.
Về thế mạnh và tiềm năng, có thể nói, huyện có vị trí địa lý rất thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa, xã hội; có Khu công nghiệp Quang Minh, có những cánh đồng trồng hoa, rau màu với diện tích lớn. Là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông, trung tâm thương mại, dịch vụ, y tế cấp vùng phía Bắc thành phố. Bên cạnh đó, huyện có lợi thế về du lịch tâm linh, văn hóa, sinh thái nông nghiệp… Đó là những tiềm năng để Mê Linh từng bước hình thành đô thị mới hiện đại, thông minh, xanh, phát triển hài hòa, bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường.
PV: Vậy thời gian tới, huyện có định hướng gì để vừa tập trung xây dựng đô thị dịch vụ, vừa phát triển hiệu quả công nghiệp cao, nông nghiệp sạch đa ngành?
Đồng chí Đỗ Đình Hồng: Để hướng tới mục tiêu vừa tập trung xây dựng đô thị dịch vụ, vừa phát triển hiệu quả đô thị công nghiệp sạch đa ngành, thời gian tới, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh sẽ tiếp tục phối hợp với chủ đầu tư các dự án ngoài ngân sách thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện dự án. Đồng thời, tạo các điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động phát triển kinh tế, từng bước đưa địa phương trở thành đô thị dịch vụ cửa ngõ Tây Bắc.
Huyện cũng tập trung tuyên truyền, duy trì và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiêu biểu. Cùng đó, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cố gắng khẳng định và duy trì vị thế của địa phương trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Đặc biệt, để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, huyện sẽ tận dụng các chính sách của Trung ương và Thành phố về khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao để khuyến khích nhân dân áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Thông qua chương trình mỗi xã một sản phẩm, các sản phẩm thế mạnh của huyện sẽ được nhiều địa phương biết tới, đây cũng là một bàn đạp quan trọng tạo thêm động lực hình thành các vùng chuyên canh chất lượng cao. Cùng đó, trong những năm tới, huyện sẽ tập trung thu hút doanh nghiệp về huyện đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ đó hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Lương Hằng (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55