Gắn di sản văn hóa với học đường
Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể khu phố cổ Thăng Long - Hà Nội Đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3 năm 2021 |
Báo cáo tổng kết Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” tại Hội thảo “Văn hóa đọc với việc hình thành vốn tri thức, kỹ năng sống và phát triển nhân cách con người”, Tiến sĩ Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết,
Nguồn ảnh minh họa: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam |
Về nội dung này, các bảo tàng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều xây dựng các hoạt động giáo dục trải nghiệm hoặc tổ chức trong dịp trưng bày chuyên đề. Ví dụ như Bảo tàng Lịch sử quốc gia có “Câu lạc bộ Em yêu lịch sử”; Bảo tàng Hồ Chí Minh có “Không gian cho các hoạt động Học tập theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh”; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có “Phòng trải nghiệm Bình đẳng giới”; Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có “Phòng giáo dục nghệ thuật”; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam có “Không gian ngoài trời dành riêng cho các chương trình giáo dục di sản văn hóa”; Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có “Chương trình đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục - truyền thông”, Phòng “Trải nghiệm cùng di sản”; Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội có chương trình “Em là nhà khảo cổ nhí”, ...
Với vai trò là Bảo tàng quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tích cực phối hợp với một số bảo tàng tỉnh, thành phố và các ban ngành địa phương, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, trưng bày triển lãm phục vụ các sự kiện chính trị của đất nước. Các hoạt động du khảo về nguồn, trải nghiệm di sản văn hóa tại địa phương cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên, ... nhằm bồi dưỡng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tại các di tích đã được nhiều địa phương quan tâm, tiêu biểu như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận... Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” và “Giờ học lịch sử tại bảo tàng” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã đón hơn 300 đoàn học sinh đến học tập, tham gia trải nghiệm hàng năm.
Ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhiều bảo tàng cũng đã nhận thấy vai trò của hoạt động giáo dục trải nghiệm nên đã từng bước tiếp cận, xây dựng chương trình để tổ chức thực hiện thường xuyên hoặc tổ chức nhân dịp các ngày kỷ niệm, ngày Lễ, Tết cổ truyền của dân tộc, như: Ngày Quốc tế Thiếu nhi, Quốc tế bảo tàng, tết Trung thu, ngày Di sản văn hóa Việt Nam,… có thể kể đến hàng loạt chương trình như “Tiết học lịch sử địa phương - Em yêu lịch sử Lào Cai" của Bảo tàng Lào Cai; “Chúng em làm chiến sĩ Điện Biên” của Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ; “Tiết học lịch sử” tại Bảo tàng Nam Định; “Đưa hiện vật bảo tàng tới trường học” của Bảo tàng Ninh Bình; “Sắc màu văn hóa” tại Bảo tàng Sơn La, “Theo dòng lịch sử” của Bảo tàng Thanh Hóa; “Đưa lịch sử Xô Viết Nghệ Tĩnh vào trường học” ở Nghệ An - Hà Tĩnh; Hội thi "Thuyết minh viên nhí" cho các trường học của Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh; "Sắc xuân miệt vườn" tại Bảo tàng Cần Thơ; "Sĩ tử xưa nay" các trò chơi gian và hoạt động hè cho thiếu nhi của Bảo tàng Quảng Ninh...
Ngoài ra, còn rất nhiều chương trình bổ ích, thiết thực được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán tại các bảo tàng như gói bánh chưng, bánh dày, tập làm thầy đồ, viết thư pháp, trò chơi dân gian, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao khác, … phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí ngày Tết cho nhân dân địa phương và du khách.
Một hoạt động khác với mục đích kết nối bảo tàng và trường học là xây dựng tài liệu “Các bước xây dựng Kế hoạch dạy học có sử dụng Di sản văn hóa phi vật thể” do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội phối hợp thực hiện.
Việc số hóa các hiện vật, hình ảnh, phim tư liệu…; biên soạn các ấn phẩm phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu của quần chúng nhân dân được nhiều bảo tàng quan tâm. Đặc biệt, có một số dự án số hóa các hiện vật, hình ảnh, phim tư liệu của bảo tàng công lập được các công ty, tập đoàn tư nhân tài trợ kinh phí thực hiện, như dự án số hóa hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Bên cạnh đó, nhiều bảo tàng đã và đang từng bước tiến hành số hóa hiện vật phục vụ công tác bảo quản và nâng cao chất lượng, đa dang hóa hoạt động bảo tàng.
Ứng dụng công nghệ thông tin như thực tế ảo, thuyết minh tự động, phim 3D giúp không gian bảo tàng trở nên sinh động, hấp dẫn đang là một xu hướng trong xây dựng mô hình bảo tàng thông minh. Các bảo tàng cấp tỉnh trên cả nước cũng đang tích cực nghiên cứu, xây dựng những giải pháp để từng bước áp dụng khoa học công nghệ cho những hoạt động của mình, có thể kể đến như: Xây dựng mô hình bảo tàng ảo, thực hiện trưng bày 3D, số hóa hiện vật, hệ thống thuyết minh tự động, hệ thống quét mã tra cứu tìm hiểu thông tin hiện vật QR code tại các bảo tàng tại Đà Nẵng, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng Tôn Đức Thắng,...
Đặc biệt, các bảo tàng đã chủ động liên kết với ngành giáo dục thực hiện chương trình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các hoạt động: Tổ chức sinh hoạt hè, thi tìm hiểu, học tập lịch sử, văn hóa địa phương tại các bảo tàng, di tích. Đối với trẻ em, bảo tàng tổ chức các hoạt động như: Tham quan, tham quan kết hợp thi trắc nghiệm, củng cố kiến thức lịch sử, sử dụng những tài liệu, hiện vật bảo tàng vào bài giảng môn lịch sử ở trường; tổ chức học lịch sử theo chủ đề trong hệ thống trưng bày; tổ chức học mà chơi, chơi mà học. Đối với thanh niên, tuổi trưởng thành, bảo tàng tổ chức các hình thức như tham quan trưng bày, nghe thuyết minh, hướng dẫn, trao đổi thảo luận, tham dự các buổi thuyết trình chuyên đề,... Các đối tượng khác như khách du lịch theo tour, khách tham quan tự do..., bảo tàng phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu trưng bày, thưởng ngoạn cổ vật, giải trí, ...
Theo thống kê của Vụ Thư viện, hàng năm, Bảo tàng Đồng Nai đón 50 đoàn học sinh, sinh viên; Bảo tàng Vĩnh Phúc đón 40 đoàn học sinh, sinh viên. Đặc biệt, năm học 2018 – 2019, Bảo tàng Cần Thơ đón 120 đoàn của 86 trường trên địa bàn đến tham quan, học tập với 10.801 giáo viên, học sinh, sinh viên.
Về tổ chức các hoạt động giới thiệu giá trị di sản văn hóa tại bảo tàng nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm thu hút nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên được các bảo tàng thực hiện thường xuyên, với nhiều hình thức đa dạng, kết hợp trưng bày với các hoạt động giáo dục, trải nghiệm, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể, ... từng bước thu hút được sự quan tâm của công chúng, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của bảo tàng trong đời sống xã hội của từng địa phương, vùng miền. /.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01