Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể khu phố cổ Thăng Long - Hà Nội
Tuần lễ văn hóa Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 - 2020) Những di sản kiến trúc ghi dấu ấn Thăng Long - Hà Nội |
Mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn vì mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu “muôn vạn đời” đã quyết định dời đô, đổi tên Đại La thành Thăng Long, giữ vị trí kinh đô của cả nước. Từ một làng nhỏ ven sông Tô trải qua thành Vạn Xuân (thời Tiền Lý), thành Tống Bình Đại La thời Tùy Đường, Đầu thế kỷ 11 Thăng Long đã trở thành một vùng dân cư tập trung, cơ sở ban đầu của thành thị Hà Nội.
Sự xuất hiện của các phố đi bộ đã phần nào khôi phục được diện mạo của phố cổ Hà Nội xưa. (ảnh: Mai Quý) |
Tại Hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội trong tiến trình phát triển Thăng Long – Hà Nội”, Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Thị Hảo – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho biết: Thăng Long - kinh đô mới đã tạo nên luồng biến động dân cư lớn. Không biết dân số Thăng Long thời Lý là bao nhiêu song có lẽ phải tới hàng vạn. Ngoài những người gốc gác ở đây phải kể đến hoàng tộc, quân lính, quan lại, học trò, đi hành nghề theo lệnh triều đình như người Giới Tó (Bắc Ninh) ra lập phố Hàng Mành, người Đào Quạt (Hưng Yên) ra mở phố Hàng Quạt…Đặc biệt kinh đô mới có sức hút mạnh mẽ vẫy gọi bốn phương tụ hội, trở thành chỗ nương cậy của hàng trăm ngàn làng mạc đang phiêu bạt vì chiến tranh và đói kém. Họ đến kinh đô mang theo những nếp sống, thói quen, nghề nghiệp rồi những tín ngưỡng hội hè… từ làng quê mình ra khiến cho Thăng Long - Kẻ Chợ mang đậm dấu ấn của “Kẻ quê”, thôn dã xóm làng.
Đô thị nào cũng là nơi hội tụ của dân cư “tứ chiếng” với Thăng Long - thành phố rồng bay từ mùa thu năm Canh Tuất (1010) đất kinh thành được phục hưng và bừng nở với long phượng thành với 61 rồi 36 phố phường với dân Đông, Nam, Đoài, Bắc tụ về để dần kết tinh thành văn hiến văn vật, thành tài hoa đất kinh kỳ tiêu biểu cho cả nước.
Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo: Nhớ lại xưa kia dưới thời thuộc Pháp Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đã cho xây dựng Bảo tàng Thủ Công Mỹ Nghệ tại Hà Đông để khuyếch trương nghề nghiệp, đồng thời tổ chức những cuộc thi tài khéo tại Đấu Xảo Hà Nội và phong chức sắc cho những người thợ giỏi. Nhờ thế mà nghề thủ công mỹ nghệ lúc bấy giờ khởi sắc hẳn lên. Vậy thì bây giờ nếu trong khu phố cổ với biết bao con phố mang tên “Hàng” (thủ công) lại có một Bảo tàng thủ công mỹ nghệ thì thật có ý nghĩa biết bao. Nó sẽ trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân Phố cổ, người Hà Nội mà của người dân cả nước với truyền thống “khéo tay hay nghề” do tổ tiên để lại hàng ngàn năm qua, vẫn còn hiện diện tại các tên phố trong khu Phố cổ Hà Nội hôm nay”. |
Nói riêng về nghề thủ công, sự xuất hiện và diễn tiến của phường phố thủ công kiêm thương nghiệp ở nội đô thường theo quy luật hội tụ và kết tinh tài hoa tứ xứ. Những thợ thủ công tài hoa của “tứ trấn” và có thể xa hơn nữa, giỏi một nghề nào đó và mang nghề đó từ quê hương lên kinh thành “làm ăn đua tài”. Ở đây diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt. Những thợ vụng thợ vườn không thể sống và tồn tại được ở Kinh Kỳ - Kẻ Chợ, họ buộc phải trở lại quê hay trở về làng cũ.
Ví dụ như nghề đúc bạc, đổi bạc (phố Hàng Bạc) gốc ở làng Châu Khê (huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Nghề kim ngân (cũng ở Hàng Bạc) gốc làng Đồng Sâm (Đông Quan, Thái Bình) và làng Định Công (Thanh Trì, Hà Nội). Nghề làm mành (phố Hàng Mành) gốc ở Tam Đảo (Từ Sơn, Bắc Ninh). Nghề Nhuộm điều (Hàng Đào) gốc thợ Đan Loan (Cẩm Bình, Hải Dương). Nghề lọng (hố Hàng Lọng), nghề thêu (phố Hàng Thêu) gốc ở Quất Động (Thường Tín, Hà Tây cũ). Nghề in mộc bản (phố Hàng Gai, Lý Quốc Sư) gốc ở làng Liễu Chàng (Gia Lộc, Hải Dương). Nghề Quạt (phố Hàng Quạt) gốc làng Đào Xá, Thiện Phiến (Ân Thi, Hưng Yên). Nghề khảm (phố Hàng Khay) gốc làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Tây cũ).
Như vậy là phường, phố từ “cựu quán” lên tạm trú ở kinh đô rồi thường trú khi làm ăn được. Họ quy tụ từ một làng, quanh một nghề… và phường ấy, phố ấy trở nên “kinh quán”. Họ làm hàng ở trong phường rồi bày bán hàng đó ở mặt phường thành “phố”. Từ cái làng quê cũ của họ, họ mang lên kinh đô để thờ vọng thành hoàng, tổ nghề của chính bản quán họ, và lập ra hệ đình - đền - chùa ở các phố phường. Vì thế hệ thần thánh ở nội đô cũng phong phú và phức tạp như kết cấu dân cư nội đô.
Người thợ tìm thấy ở kinh đô một nơi tiêu thụ lý tưởng. Ở đây có tầng lớp vua quan, công chức cấp cao… Họ thích dùng đồ sang, tinh xảo, những món ăn ngon đặc sản. Ngoài tầng lớp trên là lớp thị dân mới làm ăn giỏi có nhiều tiền, nên nảy sinh cái cách sành ăn sành mặc sành chơi sành dùng mà người ta quen gọi là “Thanh lịch”.
Tóm lại thợ thủ công của trăm vùng đã tìm thấy ở kinh đô một thị trường tiêu thụ cho đông đảo dân cư nội đô và thị trường buôn bán cho toàn quốc “Kẻ chợ” là nơi trên bến dưới thuyền tấp nập “Kẻ chợ” mua lẻ và mua buôn, bán lẻ và bán buôn. Kẻ Chợ không chỉ là trung tâm chính trị - văn hóa mà trong chừng mực nhất định, xưa nay còn là trung tâm kinh tế - nếu còn yếu ở phạm vi cả nước thì đã khá mạnh ở châu thổ Bắc Bộ.
Trải qua những biến động của lịch sử cùng với nền kinh tế bao cấp kéo dài 36 phố phường xưa (tức khu Phố cổ) đã lụi tàn dần và trở thành một hoài niệm đáng buồn. Chỉ đến Đại hội VI “đổi mới tư duy” tiểu thủ công nghiệp đô thị được đưa lên hàng chiến lược kinh tế. Đặc biệt với quy định quản lý xây dựng và bảo tồn khu Phố cổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (số 3234/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 1993, điều 11) khuyến khích phục hồi các ngành nghề thủ công mỹ nghệ dân gian truyền thống đã có trên địa bàn phố cổ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và khuyến khích các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch văn hóa… hay chỉ thị 25/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/01/1993 “Đầu tư 100% cho việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn bảo quản lâu dài, phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống”. Cùng với sự ra đời của Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, có thể nói Phố cổ Hà Nội bắt đầu được hồi sinh.
Thời gian qua sự xuất hiện của các phố đi bộ trong khu Phố cổ, tổ chức chợ đêm bán các hàng thủ công mỹ nghệ, hay trình diễn các diễn xướng dân gian quanh Hồ Gươm vào những ngày nghỉ cuối tuần, tu bổ đền thờ tổ, các ngôi nhà cổ, phần nào đã khôi phục được diện mạo của phố cổ Hà Nội xưa.
Để giữ gìn và phát huy một cách cơ bản, bền vững di sản văn hóa phố cổ (đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể), Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Thị Hảo đề xuất một vài giải pháp, đó là cần triển khai kiểm kê toàn bộ di sản văn hóa phi vật thể hiện còn tại khu Phố cổ như thần tích, sắc phong, văn bia trong đình chùa, nhà thờ tổ, hương ước…tiến hành dịch thuật và công bố rộng rãi để phục vụ cho mọi người nhất là đối với khách du lịch.
“Trong khu phố cổ xưa kia tập trung nhiều cơ sở giải trí như rạp Sán nhiên đài, Quảng Lạc, Cải lương hý viện, cơ sở ả đào đầu tiên của Hà Nội ở phố Hàng Giấy (sau mới chuyển về Khâm Thiên), đình Giáo phường thôn Tân Khai phố Hàng Cót…Hiện nay hầu hết đã biến thành nhà dân không còn dấu tích gì của ngày xưa nữa. Vậy nên chăng gắn biển đánh dấu để lưu lại một thời vàng son của nghệ thuật dân gian thủ đô”, Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo nói.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29
Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025
Văn hóa 25/10/2024 14:08