Đề xuất bổ sung thêm 2 chế độ bảo hiểm cho người lao động thất nghiệp

(LĐTĐ) Nếu dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) được thông qua thì người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng 5 chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 3 chế độ hiện hưởng, bổ sung thêm 2 chế độ mới, và bỏ 1 chế độ so với hiện hành.
Đề xuất tăng mức trợ cấp cho người lao động mất việc do dịch Covid-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã chi 196 tỷ đồng hỗ trợ người lao động “Phao cứu sinh” cho người lao động thất nghiệp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Trong đó, cùng với quy định bổ sung một số đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan soạn thảo còn đề xuất thay đổi một số nhóm không phải tham gia.

Theo dự thảo, bổ sung một số nhóm tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm: Người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên; người làm việc không trọn thời gian, có tổng mức tiền lương trong tháng bằng, hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Nhóm nữa là người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Đồng thời, thêm nhóm không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm: Người lao động đang làm việc theo hợp đồng thử việc; người đã nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng; người đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng; người giúp việc gia đình. Trong khi đó, luật hiện hành quy định các trường hợp không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình.

Người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng 5 chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, nhằm góp phần mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đã đề xuất thêm quyền lợi cho người lao động thất nghiệp. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 96 dự thảo Luật, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp được Bộ LĐTBXH đề xuất đã được bổ sung thêm 2 chế độ so với quy định hiện hành. Đó là, hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động là người khuyết tật.

Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì người lao động thất nghiệp sẽ được hưởng 5 chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có 3 chế độ hiện hưởng, bổ sung thêm 2 chế độ mới, và bỏ 1 chế độ so với hiện hành. Theo đó, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hỗ trợ người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động là người khuyết tật.

Căn cứ tình hình kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ quy định việc hỗ trợ tiền mặt, hỗ trợ đóng bảo hiểm thất nghiệp và các hỗ trợ khác trong trường hợp khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

So với Luật Việc làm hiện hành, dự thảo Luật đã bỏ chế độ hỗ trợ học nghề. Thực tế, chính sách này những năm qua chưa thu hút được số lượng lớn lao động tham gia.

Theo Bộ LĐTBXH, giai đoạn 2015 - 2023, cả nước có 256.350 người được hỗ trợ học nghề, bình quân 28.483 người/năm. Chế độ hỗ trợ học nghề theo quy định của Luật Việc làm mới chỉ tập trung giải quyết được nhu cầu học nghề cho người thất nghiệp, mà chưa có giải pháp hỗ trợ cho người lao động được đào tạo, phát triển kỹ năng nghề hoặc nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.

Vì thế, cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi thành chế độ hỗ trợ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTBXH, tính đến hết tháng 3/2024 số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 14,244 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm 2023. Trong tháng 4/2024, cả nước có 48.821 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 4 tháng đầu năm, có hơn 208.000 người hưởng chế độ này, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2023.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 26/6, với 453/461 Đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

Sơn Tây: Đối thoại, giải đáp kiến nghị của công nhân, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 26/6, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây với công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024.
Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

Công đoàn quận Cầu Giấy: Chăm lo thiết thực cho người lao động

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, sự lãnh đạo trực tiếp của Quận uỷ Cầu Giấy, Ban Chấp hành LĐLĐ quận Cầu Giấy đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận 6 tháng đầu năm 2024 với những nội dung hiệu quả, thiết thực.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Triển khai toàn diện công tác Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Triển khai toàn diện công tác Công đoàn

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình công tác năm 2024, trong 6 tháng đầu năm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã phát huy toàn diện vai trò của tổ chức Công đoàn trên mọi nhiệm vụ, trong đó có chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Cùng với đó là các hoạt động toàn diện nhằm nâng cao vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

Thanh Trì: Biểu dương gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì tổ chức "Ngày hội Gia đình - Chắp cánh ước mơ"; sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình "Mẹ đỡ đầu", "Đồng hành cùng con” và giao lưu, biểu dương các gia đình “Văn minh, hạnh phúc, phát triển bền vững”.

Tin khác

Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) vừa có đề xuất cấp thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn để đơn vị này có cơ sở chi trả lương hưu, trợ cấp mới ngay từ 1/7, tránh phản ứng của người hưởng khi chưa nhận được tiền lương hưu mới tại thời điểm áp dụng.
Bảng lương của giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

Bảng lương của giáo viên tiểu học sau khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Dưới đây là chi tiết bảng lương giáo viên tiểu học kể từ 1/7/2024 sau khi tăng lương cơ sở.
Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở sau khi tăng lương từ 1/7/2024

Bảng lương mới của giáo viên trung học cơ sở sau khi tăng lương từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Dưới đây là chi tiết bảng lương giáo viên trung học cơ sở (THCS) khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng kể từ 1/7/2024.
Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay

Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay

(LĐTĐ) Mức tăng lương hưu 15% từ 1/7/2024 là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động. Điều này cũng đảm bảo sự công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách.
3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024

3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024

Mức lương cơ sở tăng cao nhất từ trước đến nay, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được giữ nguyên, tăng thêm 15% lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng… là 3 điều đặc biệt liên quan đến mức lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2024.
Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

Người lao động có thể tự đóng thời gian tham gia BHXH chưa đủ để hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Bà Dương Thị Minh Châu, Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho biết, người lao động hoàn toàn có thể tự đóng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng/tháng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tăng 38,9%, dự kiến áp dụng từ 1/7.
3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

3 loại tiền lương đồng loạt tăng từ 1/7

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024 tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc…
Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương

Khi Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương mới, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội ban hành quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

Bố trí cán bộ Công đoàn như thế nào cho phù hợp?

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7. Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận là việc bố trí cán bộ Công đoàn. Theo đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hóa), cơ chế cấp ủy địa phương giao biên chế cho tổ chức Công đoàn địa phương trong gói biên chế được cấp trên giao cho khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội đã dẫn đến sự không đồng bộ về biên chế trong cùng một cấp Công đoàn...
Xem thêm
Phiên bản di động