F0 tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn cách ly tại nhà 10 ngày
Theo hướng dẫn của Sở Y tế, F0 tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ hết cách ly sau 10 ngày và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính. Xét nghiệm này do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế (trực tiếp hoặc gián tiếp).
Cơ sở được phân công quản lý F0 lập danh sách xác nhận F0 khỏi bệnh, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường, xã, thị trấn để cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly theo quy định, đồng thời cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo hướng dẫn của Sở Y tế.
Theo Sở Y tế, F0 được cách ly tại nhà là bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không có dấu hiệu suy hô hấp SpO2 ≥ 97% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút) và trong độ tuổi từ 3 tháng - 64 tuổi, không có bệnh nền, không mang thai, không béo phì, đã tiêm đủ liều vắc xin (độ tuổi cách ly tại nhà trong hướng dẫn trước đó là từ 1 - 50 tuổi).
F0 tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ hết cách ly sau 10 ngày và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính. |
Bên cạnh đó, cũng có thể xem xét cách ly tại nhà nếu người bệnh có bệnh nền ổn định, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, bảo đảm tiêm đủ liều vắc xin hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên và F0 có nguyện vọng cách ly tại nhà.
Nếu F0 hội đủ 2 tiêu chí trên, những hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, khuyến khích F0 cách ly nơi khác (không có người thuộc nhóm nguy cơ hoặc cách ly tập trung) để giảm nguy cơ lây lan.
Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0, cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà phải cấp phát thuốc điều trị ngay theo quy định. Cụ thể, cấp ngay gói thuốc A nếu F0 không có triệu chứng; cấp ngay gói thuốc A, C nếu F0 có triệu chứng nhẹ.
Đối với F0 thuộc nhóm nguy cơ, ưu tiên cấp ngay gói thuốc C khi có kết quả xét nghiệm dương tính, hướng dẫn người bệnh uống ngay thuốc kháng vi rút trước khi xem xét cho người bệnh cách ly tại nhà hay cơ sở điều trị.
Trong trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở điều trị, hướng dẫn người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc kháng vi rút đã được cấp phát, ghi rõ thông tin sử dụng thuốc vào phiếu chuyển viện hoặc thông báo cho cơ sở tiếp nhận biết để tiếp tục theo dõi.
Các thuốc điều trị Covid-19 tại nhà gồm 3 gói A, B và C. Trong đó, các thuốc chống đông dạng uống (Rivaroxaban, Apixaban, Dabigatran) và thuốc kháng vi rút (Molnupiravir, Favipiravir) đã được đưa vào Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế.
Theo hướng dẫn, thuốc Favipiravir uống ngày đầu tiên sáng 1.600 mg, chiều 1.600mg, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7, sáng uống 600mg, chiều uống 600mg. Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ có kế hoạch mang thai, đang cho con bú, suy gan suy thận nặng.
Khi F0 tại nhà cảm thấy khó thở, hụt hơi, SpO2 dưới 97% phải liên hệ ngay với cơ sở đang quản lý để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất gói thuốc B (gồm thuốc kháng đông, kháng viêm) trước khi chuyển viện.
Sở Y tế đề nghị trạm y tế phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm tiếp nhận, cập nhật danh sách người F0 trên địa bàn. Trong trường hợp chưa đủ chứng cứ để xác định là F0, trạm y tế, trạm y tế lưu động xét nghiệm cho người bệnh bằng test nhanh do Bộ Y tế cấp phép.
Trong trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà, trạm y tế hướng dẫn những điều F0 cần tuân thủ, tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà. Bên cạnh các vật dụng cần thiết (nhiệt kế, máy đo SpO2...), người bệnh cần chuẩn bị thuốc điều trị Covid-19 được cấp phát và thuốc đang điều trị bệnh nền, đủ sử dụng 1 tháng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05