“Ép” học sinh học thêm: Đố ai có được “tang chứng”?

Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản thông báo sẽ xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên (GV) ép học sinh (HS) học thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Vậy nhưng, để “bắt” được việc “ép” này lại là chuyện gần như chẳng thể xảy ra.

Đớn đau cảnh học thêm “tự nguyện”

Hết giờ học buổi chiều vào các thứ 2, 4, 6 trong tuần, em Tuấn (tên nhân vật đã được thay đổi), HS Trường tiểu học Sông Lô (quận Phú Nhuận, TPHCM) được mẹ đến đón với hộp cơm nấu sẵn từ nhà mang đi. Người mẹ chở con ghé vào phòng bảo vệ nơi cơ quan chồng làm việc, tranh thủ cho con ăn uống trong khoảng thời gian hơn 30 phút trước khi đến nhà cô học thêm vào 5h30 giờ tối.

Nhiều hôm, Tuấn vừa ăn cơm vừa gật gù, uể oải không muốn phải nhồi nhét tiếp sau một ngày dài học ở trường. Chở con đi, có lúc người mẹ còn phải tròng dây cột con vào người mình để cháu khỏi ngủ gật.

Cậu học sinh tranh thủ ăn uống sau giờ học buổi thứ hai ở trường để kịp đến nhà cô giáo học thêm buổi chiều tối

Chị nói rằng, vợ chồng chị đều là lao động phổ thông, không hề có nhu cầu cho con học thêm và điều kiện cũng rất khó khăn để hàng tháng đóng 350.000 tiền học thêm tại nhà cô. Tuy nhiên, việc không cho con học còn khó hơn khi ngay đầu năm, cô giáo đã nói rõ: “Nếu chỉ học ở lớp, cháu không thể theo kịp”.

“Cô đã nói như vậy rồi làm sao không bấm bụng cho con đi học được” - người mẹ chia sẻ. Cũng vì học thêm, lịch ăn uống, sinh hoạt của cháu và gia đình chị bị đảo lộn.

Ở bậc tiểu học, việc bỏ đánh giá bằng chấm điểm được kỳ vọng sẽ giảm áp lực học thêm cho HS. Nhưng trên thực tế, việc học thêm vẫn diễn ra vô cùng rầm rộ. Nhiều HS tiểu học đã học hai buổi ngày thì buổi tối lại tiếp tục “cày” ở nhà cô giáo.

Một hình thức nhiều GV áp dụng để phụ huỵnh “tự nguyện” học thêm vẫn là điệp khúc “ở lớp cháu không theo kịp”. Chưa kể, đến một số cách thức nhũng nhiễu, gây khó dễ khác để HS, phụ huynh “tự nguyện” học thêm.

Theo quy định dạy thêm, học thêm do Sở GD-ĐT TPHCM ban hành đầu năm học 2014, nhà trường không tiếp tục tổ chức dạy học tăng tiết trái buổi có thu tiền của HS như đã tiến hành trong các năm học vừa qua. Theo đó, các hoạt động dạy học trong nhà trường có thu tiền của HS, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành được gọi là hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Việc dạy thêm được “quản” bằng cách “hợp thức hóa” trong trường học, cùng với việc các trường ĐH đổi mới phương thức tuyển sinh, có xét điểm học bạ 3 năm THPT dường như càng “tạo đà” cho việc HS buộc phải học thêm ngay trong nhà trường, ngay với GV của mình.

Tại Trường THPT Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), trường mở lớp dạy thêm từ tháng 8, bắt buộc HS phải đăng ký học. Đầu năm học, phụ huynh muốn hay không cũng phải đăng ký cho con học 3 buổi/tuần trong trường cho dù trường chưa được Sở GD-ĐT cấp phép.

HS nào không đăng ký học thêm thì nhà trường sẽ gặp phụ huynh để giải quyết. Theo lý giải của lãnh đạo nhà trường, do HS của trường yếu, nếu để các em tự học thì không ổn.

Quy định có nhưng khó “bắt”

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh,quy định dạy thêm học thêm nói rõ hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của HS; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của HS.

Theo đó, HS tham gia học thêm trên cơ sở tự nguyện và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình HS và HS học thêm.

Để các đơn vị thực hiện đúng các quy định tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm, Sở GD-ĐT TPHCM cũng ra văn bản lưu ý các trường thực hiện đúng các quy định. Trong đó nói rõ việc sẽ xử lý nghiêm các trường hợp GV ép HS học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

Một hiệu trưởng trường THPT ở quận 3 cho rằng, việc ra chế tài xử phạt GV “ép” HS là cần thiết vì lâu nay với những GV gây “nhũng nhiễu” cho HS, nhà trường nhận được đơn thư phản ánh cũng chỉ gọi lên nhắc nhở rồi… để đó vì chưa có chế tài.

Tuy nhiên, quy định có nhưng lại không hề dễ thực hiện. Một khi người thầy đã không có tâm thì họ không thiếu các chiêu thức để “ép” HS đến học mình một cách “tự nguyện”.Việc “bắt” GV ép HS là không hề dễ, hay có thể nói là chuyện không tưởng. Những câu “gợi ý” của GV chẳng thể coi là “tang chứng” khẳng định họ “ép” HS học thêm.

Mà khi GV không có tâm, tiêu cực để dạy thêm, họ vẫn dạy đủ chương trình theo quy định nhưng lại “luồn lách”rất khéo làm HS không hiểu bài để HS phải học học thêm cũng chẳng thể “bắt” được họ.

Nếu chỉ dựa vào phản ánh của phụ huynh, hoặc theo cảm tính để quy GV “ép” HS học thêm thì có thể oan cho GV. Bên cạnh việc học thêm không tự nguyện thì thực tế học thêm còn xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh, phụ huynh.

TPHCM đã “cởi trói” cho việc dạy thêm học thêm cho nhà trường. Nhưng xem ra nhiều quy định để quản lý hoạt động này chỉ mới viết nằm trên giấy, còn tình trạng “trên nói, dưới lách” vẫn đang diễn ra một cách ồ ạt.

Theo Hoài Nam/Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

Đoàn đại biểu "Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024" dâng hương, báo công lên Bác

(LĐTĐ) Sáng 18/5, Đoàn đại biểu “Công nhân giỏi Thủ đô năm 2024” đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên để dâng hoa, dâng hương báo công lên Bác nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

(LĐTĐ) Khoảng 22h15 ngày 17/5, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo xảy ra cháy tại tại tầng 2 tòa nhà tại số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
Hiệu quả từ phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Hiệu quả từ phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

(LĐTĐ) Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được các cấp Công đoàn và công nhân lao động tích cực triển khai, hưởng ứng. Năm 2024, toàn thành phố Hà Nội có 62.520 công nhân lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở; 2.230 công nhân lao động được công nhận “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở”; 100 công nhân lao động đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/5: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/5: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Khu vực Hà Nội hôm nay sẽ có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông. Gió đông nam cấp 2-3.
Khai mạc "Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo" năm 2024

Khai mạc "Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo" năm 2024

(LĐTĐ) Tối 17/5, tại khu vực Hồ Văn, quần thể Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc “Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo” năm 2024.

Tin khác

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

(LĐTĐ) Từ ngày 17 - 22/5, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm.
Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

(LĐTĐ) Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ 2 (quận Ba Đình) được thành lập trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ để hướng tới xây dựng trường chất lượng cao.
Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

(LĐTĐ) Hai ký túc xá ở Khánh Hòa được đầu tư hơn 140 tỷ đồng nhằm đáp ứng chỗ ở cho cả ngàn sinh viên nhưng lại bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

Triển lãm 55 bức tranh “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan tổ chức triển lãm “Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.
Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng là cơ hội để những trăn trở, mong mỏi về nghề nghiệp nhà giáo sẽ được giải quyết trên một nền tảng vững chắc, đó là Luật.
Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

(LĐTĐ) Hằng ngày, mọi người đều quan tâm và cập nhật tình hình thời tiết, thế những làm sao để ra được một bản tin dự báo thời tiết và cán bộ khí tượng thuỷ văn làm những gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là chùm ảnh về một số hoạt động của cán bộ khí tượng thủy văn tại Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động