Duy trì bền chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non

(LĐTĐ) Sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, diện mạo giáo dục mầm non đã có nhiều khởi sắc. Theo đó, mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân bố đến hầu hết địa bàn dân cư xã, phường, thôn, bản; cơ sở vật chất, phòng học được tăng cường; tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng…
Hà Nội không tăng học phí năm học 2020 – 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập Hà Nội: 100% trường, lớp mầm non thay đổi toàn diện

Nhiều khởi sắc

Thông tin tại Hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, sơ kết 2 năm thực hiện Đề án Phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2018 - 2025, triển khai Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết: Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được Chính phủ phê duyệt năm 2010 với mục tiêu bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.

Duy trì bền chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non
Sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có sự khởi sắc toàn diện cả về quy mô và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. (Ảnh minh họa)

Đây là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước đối với thế hệ mầm non của đất nước. Đề án được toàn xã hội quan tâm và huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện. Vượt nhiều khó khăn, trong 10 năm qua, Việt Nam đã thực hiện thành công các mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tạo nên diện mạo mới đối với giáo dục mầm non. Cụ thể, mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân bố đến hầu hết các địa bàn dân cư xã, phường, thôn, bản. Mỗi phường xã có ít nhất 1 trường mầm non công lập. Đến nay, tổng số trường tăng khoảng trên 2.600 trường so với năm 2010. Cơ sở vật chất, phòng học được tăng cường. Cả nước hiện có 201.605 phòng học, số phòng học được xây mới trong 10 năm là 105.639 phòng, trong đó có 156.642 phòng kiên cố (chiếm tỷ lệ 77,7%, tăng 28,3%); đồ dùng đồ chơi tối thiểu được trang bị ở hầu hết các lớp 5 tuổi.

Đội ngũ giáo viên mầm non được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, chế độ chính sách được đảm bảo. Toàn Ngành hiện có 364.776 giáo viên, tăng 148.072 giáo viên so với trước; tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,82 giáo viên/lớp. Giáo viên mầm non từ chỗ phần lớn chưa được hưởng chế độ của viên chức mà chỉ được chi trả theo hợp đồng lao động với mức lương thấp, thậm chí có nơi giáo viên mầm non chỉ được chi trả bằng thóc lúa, cuộc sống bấp bênh thì đến nay tất cả giáo viên mầm non đều được hưởng chế độ chính sách như viên chức nhà nước.

Đáng chú ý, tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng mạnh. Tổng số trẻ mầm non được đến trường là 5.306.501 trẻ em (tăng 1.535.018 trẻ so với năm học 2010-2011), trong đó có 1.637.266 trẻ mẫu giáo 5 tuổi (tăng 333.489 trẻ). Năm 2019, tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đạt 99,6% (tăng 3,56% so với năm 2011); tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt 99,9% (tăng 21,3%); tỷ lệ trẻ em mẫu giáo được học 2 buổi/ngày đạt 99% (tăng 21,3%).

Chương trình giáo dục mầm non được đổi mới; chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao rõ rệt. Trẻ được chuẩn bị sẵn sàng về thể chất, tâm lý, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội, nhờ đó vào lớp 1 mạnh dạn, tự tin, ham hiểu biết, thích đi học. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm dần qua các năm, tỷ lệ thừa cân béo phì được khống chế.Trẻ em mẫu giáo có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật được quan tâm phát hiện sớm, can thiệp sớm, học hòa nhập góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em đến trường.

Hướng tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã được, vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Chẳng hạn, tỷ lệ huy động trẻ các độ tuổi có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền; đặc biệt tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi nhiều địa phương còn thấp.Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa được khắc phục. Tỷ lệ giáo viên/lớp thấp ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Triển khai chậm chế độ chính sách đối với giáo viên hợp đồng lao động.

Theo báo cáo từ các địa phương, năm học 2019-2020, cả nước thiếu 45.242 giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (sau khi đã được bổ sung 20.300 biên chế). Đội ngũ thiếu dẫn đến áp lực nặng nề hơn đối với giáo viên đứng lớp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, hạn chế trong nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ…

Sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, các trường mầm non trên địa bàn thành phố đã có sự khởi sắc toàn diện cả về quy mô và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đáng chú ý, Hà Nội là một trong số 6 tỉnh/thành phố đầu tiên của cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi từ năm 2013. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường hiện đạt 53,5% (so với 10 năm trước tăng 17,1%).

Đây cũng là giai đoạn cấp học mầm non được quan tâm đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thành phố Hà Nội hiện có 1.140 trường mầm non, với hơn 535.000 trẻ. So với 10 năm trước, quy mô giáo dục mầm non của thành phố Hà Nội hiện tăng thêm 303 trường, hơn 9.000 phòng học; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt hơn 97% (tăng 22,1%). Ngoài phòng học, các nhà trường đều được bổ sung phòng chức năng, bảo đảm các điều kiện để trẻ phát triển toàn diện.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có 15.461 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non (12.281 trường công lập, 3.180 trường ngoài công lập) với 200.262 nhóm/lớp và 15.914 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục. Tổng số trẻ mầm non được đến trường là 5.306.501 trẻ (đạt tỷ lệ 66,2%). Trong đó có 873.654 trẻ nhà trẻ (đạt tỷ lệ huy động 28%); 4.432.847 trẻ mẫu giáo (đạt tỷ lệ 90,5%); 1.637.266 trẻ mẫu giáo 5 tuổi (đạt tỷ lệ 99,6%).

Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới của giáo dục mầm non là thực hiện tốt đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; tuyển dụng đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ, đảm bảo các điều kiện nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc ở cơ sở đối với công tác đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi… Tới đây, Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) sẽ chủ trì, phối hợp các bộ ngành, các đơn vị, xây dựng trình Chính phủ Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi. Các địa phương xây dựng kế hoạch, xác định giải pháp và lộ trình triển khai thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi vững chắc, đảm bảo chất lượng, tính khả thi.

Tại Hà Nội, năm học 2020 - 2021, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận/huyện/thị xã là tham mưu với chính quyền địa phương phát triển quy mô trường, lớp; làm tốt công tác huy động trẻ mầm non đến trường và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; khắc phục dần hiện tượng số trẻ/lớp cao hơn quy định ở một số nơi, nhằm duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trong giai đoạn 2021 - 2030, từng bước phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em ở các độ tuổi còn lại.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2020 - 2030; hỗ trợ các đơn vị xây dựng phương án gom điểm lẻ, hạn chế tình trạng một trường có quá nhiều điểm lẻ; tạo điều kiện cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để mọi trẻ đến trường đều được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt nhất…/.

PT

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động