Đừng để những chính sách ưu việt chậm

(LĐTĐ) Khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ nhất, ngay trong tháng 4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về gói tài chính trị giá 62.000 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Đây là việc làm kịp thời của Chính phủ thể hiện chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà đến tận bây giờ (4/11) còn không ít đối tượng vẫn chưa được thụ hưởng!
Hà Nội sẽ họp đánh giá việc chi trả gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho lao động tự do Chi trả tiền hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng tới người dân phường Trung Liệt ‘Gỡ vướng’ cho giáo viên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Đừng để những chính sách ưu việt chậm
Ảnh minh họa: HNM

Nhớ lại những ngày tháng 5/2020, bác Tổ trưởng khu tôi cùng các thành viên trong tổ dân phố ngày nào cũng gõ cửa từng nhà “xác minh” các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ tài chính để lập danh sách gửi ra phường. Cô dạy mầm non và chị hàng xóm thất nghiệp gần nhà tôi cũng thuộc nhóm đối tượng được thụ hưởng.

Văn bản làm đúng hướng dẫn của các cấp, ngành, người dân khai báo rõ ràng, rành mạch có chữ ký của khu phố, phường, xác nhận của cơ quan… tưởng mọi việc diễn ra “êm thấm”. Vì liên quan đến tiền trợ cấp, chuyện tế nhị, ai lại hỏi. Vậy mà hôm 2/11, khi vô tình nhắc đến chuyện này, thì cô giáo viên nọ thốt lên: “Ôi trời, đã trải qua 2 lần nghỉ dịch Covid-19, nay đã đi làm trở lại mà tiền hỗ trợ đã thấy gì đâu”!

Không chỉ nhiều người thuộc nhóm đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 “chậm” được nhận, mà ngay gói 16.000 tỷ đồng (trong tổng số gói hỗ trợ 62.000 tỷ) mà Chính phủ cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để doanh nghiệp có tiền trả lương cho người lao động, đến nay vẫn nằm im bất động.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020 chiều 30/10, khi các phóng viên đặt câu hỏi đã có bao nhiêu doanh nghiệp đến nay được vay gói tín dụng 16.000 tỷ đồng để trả lương cho người lao động? Ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42 và Quyết định 15 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Qua quá trình triển khai thực hiện, chúng ta đã thực hiện quyết liệt tới tất cả địa phương và cơ bản đã hỗ trợ hết đến các đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, người có công.

Tuy vậy, đối với doanh nghiệp và người lao động, quá trình triển khai còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do thủ tục thẩm tra còn chặt chẽ nên việc triển khai chưa đạt yêu cầu đề ra. Bộ đã tham mưu ban hành Nghị quyết 154, Quyết định 32 ngày 19/10/2020 để tháo gỡ một số điều kiện của Nghị quyết 42 và Quyết định 15, trong đó gồm 3 nội dung cơ bản:

Thứ nhất, bổ sung người lao động là giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non đến THPT dân lập tư thục… Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động, đó là giảm điều kiện về doanh thu, khả năng tài chính, chỉ cần giảm từ 20% là đủ điều kiện. Thứ ba, nới đường biên về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, trước kia là 50% số người lao động, hiện nay là 20%.

Ngày 19/10 có Nghị quyết thì ngày 20/10, Ngân hàng chính sách xã hội (Ngân hàng Chính sách) đã có văn bản hướng dẫn đến tất cả các ngân hàng địa phương triển khai việc cho vay. Ngày 23/10, Ngân hàng chính sách đã tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến đến tất cả chi nhánh, các đại diện quận, huyện, xã về gói cho vay này. Về phía Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ngày 27/10 có Công văn 4237 hướng dẫn về tạm ngừng đóng bảo hiểm hưu trí cho doanh nghiệp, đề nghị các địa phương triển khai Nghị quyết 154 cũng như Quyết định 32.

Đồng thời, cũng đã triển khai tuyên truyền trên các phương tiện báo chí rất mạnh mẽ, thông tin đã đến tất cả người dân, doanh nghiệp và người lao động. Thứ trưởng cũng cho biết thêm: Triển khai này mới bắt đầu từ ngày 23/10, đến nay được 1 tuần, nên các doanh nghiệp hiện đang làm các thủ tục. Điều kiện bây giờ cũng dễ hơn, trước kia yêu cầu doanh nghiệp phải lấy giấy xác nhận nhưng giờ chỉ yêu cầu doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, tức là doanh nghiệp tự kê khai doanh thu, lập danh sách người lao động, ngân hàng điều tra và cho vay, nên thời gian cho vay rất nhanh.

Mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng có một có điểm giống nhau, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cái mà người dân cần nhất là những đồng tiền hỗ trợ của Chính phủ đến với họ sớm nhất để giúp họ vượt qua thời điểm cơ hàn, cũng như người dân bị lũ lụt cái cần nhất là nhu yếu phẩm lúc này. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao… Chính phủ ban hành các gói tài chính hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 rất ưu việt nhưng tiền hỗ trợ đến chậm.

H.Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Tin khác

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
Luật hóa khu công nghiệp

Luật hóa khu công nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là lộ trình nhằm xây dựng luật riêng để thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hồi sinh những dòng sông

Hồi sinh những dòng sông

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng với hệ thống ao, hồ dày đặc, và cũng “nên thơ” bởi những dòng sông. Ngoài sông Hồng (gọi hệ thống sông lớn), còn có các sông Nhuệ, Kim Ngưu, Tô Lịch... chảy uốn lượn quanh Thành phố.
Chuyện xây trường, mở lớp

Chuyện xây trường, mở lớp

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động