Đưa văn hóa thành nguồn lực nội sinh của Hà Nội
Hà Nội: Từ “Kinh đô văn hóa” đến “Kinh đô sự kiện” Giữ hồn lễ hội truyền thống |
Thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển
Trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều 11 Luật Thủ đô năm 2012, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể chế hóa với một số cơ chế đặc thù mới nhằm giúp Hà Nội có cơ chế vượt trội, để bảo tồn cũng như phát huy được bản sắc, giá trị văn hóa của Thủ đô.
Chia sẻ tại tọa đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo cơ chế đặc thù, đột phá trong phát huy giá trị văn hóa”, từ góc nhìn của người làm công tác quản lý, bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho rằng, những quy định mới và điểm ưu đãi, vượt trội dành cho phát triển văn hóa đã được nêu trong một số điều của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chính là tháo gỡ bước đầu cho vấn đề trọng tâm của thành phố Hà Nội trong phát triển công nghiệp văn hóa.
Văn miếu Quốc Tử Giám thu hút đông đảo du khách tới tham quan. Lê Thắm |
Ngoài 12 nhóm ngành chung, Hà Nội còn quan tâm nhóm ngành ẩm thực - nhóm ngành đã được UNESCO đưa vào là một lĩnh vực được công nhận và vinh danh trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo. Trong đó, trung tâm công nghiệp văn hóa được coi là trung tâm của cả 13 lĩnh vực này, nhưng chưa có tiền lệ đối với Việt Nam, nên thành phố Hà Nội đã đặt ra vấn đề này đối với các cơ quan Trung ương cũng như các đại biểu Quốc hội.
Cũng theo bà Phạm Thị Lan Anh, trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có đề cập đến vấn đề phát triển công nghiệp văn hoá, chúng ta sẽ bàn thảo được cụ thể hơn trong thực hiện trên thực tế. Hiện nay các không gian sáng tạo ở khối doanh nghiệp hay tư nhân đang rất trông chờ những ưu đãi về hợp tác công - tư, về thuế… Chẳng hạn, mới đây, các quận Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ đã phối hợp những cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phát động Cuộc thi về ý tưởng thiết kế không gian văn hóa khu vực bãi giữa sông Hồng…
“Có thể nói, để những điều này được thực hiện sẽ không còn là nhiệm vụ của riêng các nhà làm văn hóa, mà còn là việc của chính quyền các quận, huyện, thị xã; giúp hình thành được những không gian văn hóa có quy mô hoặc ngay từ những không gian nhỏ, từ đó sẽ khái quát lên để có những chính sách phù hợp cho không gian lớn hơn”, Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhấn mạnh.
Theo TS Bùi Hoài Sơn, trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chắc chắn chúng ta sẽ tháo gỡ các quy định pháp luật. Ví dụ như phát triển công nghiệp văn hóa, vai trò của thành phần tư nhân vô cùng quan trọng, Nhà nước chỉ giữ vai trò điều tiết, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng.
Còn tổ chức các hoạt động cụ thể phải do cả thành phần tư nhân, Nhà nước không thể nào làm hết được và cũng không nên làm. Trong chủ trương của chúng ta, Nhà nước chỉ làm những gì mà tư nhân không làm, Nhà nước đóng vai trò điều tiết thôi, ví dụ như chính sách đối với nghệ nhân mà tư nhân không tham gia, thì Nhà nước cần phải điều tiết...
Ngoài ra, chúng ta phải đưa ra các chính sách phù hợp và các chính sách này phải cụ thể bằng các quy định pháp luật, không thể chỉ dừng lại ở lời nói. Chúng ta quan tâm đến công nghiệp văn hóa bằng chính các hoạt động hết sức cụ thể; từ đó sự phát triển của công nghiệp văn hóa mới trở nên bền vững được, không chỉ dừng lại ở phong trào nữa. Trong đó, giai đoạn đầu tiên, vai trò của Nhà nước rất lớn, chúng ta tạo ra vốn, tạo ra sự định hướng, tạo ra hành lang pháp lý để trên cơ sở đó chúng ta mới huy động được sự tham gia của các thành phần tư nhân.
Dành sự quan tâm đặc biệt đối với văn hóa phi vật thể
Ông Trương Minh Tiến - nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội để cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội có thêm các cơ chế, chính sách mới, thậm chí là cơ chế, chính sách vượt trội, để Hà Nội từng bước khai thác được nhiều nguồn lực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đúng với tầm của Thủ đô.
Theo nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, hiện Thành phố thống kê được 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Đây là bộ phận rất quan trọng của toàn bộ di sản văn hóa của Thủ đô, mang lại giá trị của Thủ đô mà còn cả dân tộc, đất nước. Trong những năm qua, kể từ khi triển khai Nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đến nay, Hà Nội có nhiều chính sách quan tâm bảo tồn di sản văn hóa. Ngành văn hóa đã triển khai tham mưu nhiều cơ chế chính sách, ngành công thương được triển khai hoạt động khuyến công, tôn vinh làng nghề.
Hà Nội chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có ca trù. Ảnh: Bùi Phương |
Năm 2019, Chính phủ có chế độ đãi ngộ với nghệ nhân khó khăn. Mặc dù Hà Nội không có nghệ nhân nào khó khăn nhưng chúng ta có 131 nghệ nhân được Chủ tịch nước trao tặng là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú. Năm 2022, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân ra Nghị quyết số 23 về chế độ đãi ngộ với các trình diễn văn hóa phi vật thể, câu lạc bộ dân gian. Mức hỗ trợ ban đầu cho câu lạc bộ dân gian là 50 triệu đồng, nghệ nhân nhân dân được 40 triệu đồng, nghệ nhân ưu tú được 30 triệu đồng. Thù lao trình diễn mỗi buổi của nghệ nhân nhân dân là 500 nghìn đồng, ưu tú là 300 nghìn đồng,... những người truyền dạy được chế độ nhất định. Đấy là những bước rất quan trọng trong quá trình gìn giữ, chăm lo đối tượng nghệ nhân này.
Tuy nhiên, ngoài chế độ chính sách đã có, để bảo tồn tốt hơn cho di sản văn hóa phi vật thể, Hà Nội cần có chính sách vượt trội, mở thêm chính sách đối với nghệ nhân. Ví dụ như với nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng thì ngoài giữ chế độ này cần hỗ trợ bảo hiểm y tế để chăm lo sức khỏe; hàng tháng nên có phụ cấp cho các cụ, bởi có cụ không truyền dạy, biểu diễn được nữa. Hơn nữa, số lượng đội ngũ hoạt động, trình diễn nghệ thuật dân gian chưa được phong tặng danh hiệu cũng rất lớn.
“Do vậy, cùng với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, cơ quan tham mưu là Sở Văn hóa và Thể thao nên suy nghĩ thêm về việc chăm lo cho đối tượng trình diễn nghệ thuật dân gian ở cơ sở, sẽ giúp gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể”, ông Trương Minh Tiến đề xuất.
Ông Trương Minh Tiến tin tưởng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện. Và các chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội sẽ có những cơ chế chính sách vượt trội để các cấp các ngành triển khai công tác tốt hơn, từ đó có tác động 2 chiều đến phát triển văn hóa của Thủ đô.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Tin khác
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34
Tăng cường hợp tác, kết nối doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 18/12/2024 20:05