Cần cơ chế cho Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa
Lời cảm ơn và góc nhìn văn hóa, sự bao dung Huyện Mê Linh chuyển mình sau 15 năm sáp nhập Tưng bừng Hội thi dân vũ trong công nhân, viên chức, lao động quận Long Biên năm 2023 |
Động lực trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
Hà Nội là một trung tâm văn hóa lâu đời, với những giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử độc đáo. Trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, Hà Nội có nhiều di sản văn hóa quan trọng. Sự tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa của Hà Nội đã trở thành động lực cho các tỉnh thành khác trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Nhiều thành phố khác đã học tập từ Hà Nội để thúc đẩy du lịch văn hóa và tạo ra nguồn thu kinh tế từ di sản của mình.
Hà Nội là một trung tâm văn hóa, có nhiều di sản văn hóa quan trọng. (N. Hoa) |
Về văn hóa đô thị hiện đại, Hà Nội không chỉ giữ được bản sắc văn hóa truyền thống mà còn phát triển thành một đô thị hiện đại với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng.
Các sự kiện văn hóa, triển lãm, festival và các hoạt động nghệ thuật diễn ra thường xuyên tại Hà Nội đã tạo ra một sân chơi và không gian giao lưu văn hóa cho các tỉnh thành khác. Các thành phố khác đã nhìn đến Hà Nội như một hình mẫu để xây dựng và phát triển các sự kiện và hoạt động văn hóa trong khu vực.
Theo Th.S Trần Dũng Hải, Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển văn hóa đối với các tỉnh, thành phố khác, thông qua việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, tạo nguồn cảm hứng cho các hoạt động văn hóa và giáo dục, giới thiệu văn hóa truyền thống và đô thị hiện đại của mình.
Cần có những chính sách đặc thù
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế tri thức đang có những bước chuyển mạnh mẽ sang nền kinh tế sáng tạo. Nền tảng phát triển nền kinh tế sáng tạo tập trung vào việc thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.
Điều này sẽ tạo ra nền kinh tế linh hoạt, đa dạng và bền vững trong thời đại công nghệ và toàn cầu hóa. Để có được sự phát triển nền kinh tế sáng tạo, không thể không có vai trò đóng góp tích cực của các ngành công nghiệp văn hóa với tư cách là những ngành công nghiệp dựa trên văn hóa, dựa trên sự sáng tạo của con người.
Hà Nội có một tiềm năng rất lớn để phát triển công nghiệp văn hóa từ mảng lễ hội, sự kiện. (Ảnh: N. Hoa) |
“Để tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm dẫn dắt, định hình và phát triển văn hóa đối với các tỉnh, thành phố khác trong khu vực và trên cả nước trong thời đại mới, thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, của nền kinh tế sáng tạo, Hà Nội cần có những chính sách đặc thù để thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển và phải được cụ thể hóa bằng những quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi)”, Th.S Trần Dũng Hải nhấn mạnh.
Th.S Trần Dũng Hải cho rằng, sản phẩm công nghiệp văn hóa là cầu nối ngắn nhất quảng bá hình ảnh quốc gia, địa phương ra thế giới và thu hút du khách quốc tế đến với các quốc gia, địa phương thông qua du lịch, ví như nền công nghiệp điện ảnh Hollywood của Mỹ, âm nhạc K Pop của Hàn Quốc, công nghiệp hoạt hình của Nhật Bản...
Dấu ấn lớn của du lịch Thủ đô trong năm qua là liên tục được các tổ chức báo chí du lịch quốc tế đánh giá cao, đứng trong nhóm những thành phố điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.
Đa số các giải thưởng, sự ghi nhận của giới truyền thông thế giới về sức hấp dẫn du lịch của Thủ đô Hà Nội có được là nhờ các giá trị văn hóa, sáng tạo trong những tour du lịch văn hóa, một trong những ngành công nghiệp văn hóa quan trọng nhất, phát huy tổng hợp giá trị của các ngành công nghiệp văn hóa khác nhau.
Th.S Trần Dũng Hải cũng cho rằng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tích lũy giá trị theo một chiến lược dài hạn, có định hướng nhất quán thông qua hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đối với Hà Nội, Luật Thủ đô năm 2012 ngoài các quy định chung cũng đã có riêng Điều 11. Bảo tồn và phát triển văn hóa. Tuy vậy, các quy định đa số mới chỉ dừng ở mức đưa ra các định hướng chính sách và thiếu vắng những quy định cụ thể khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa tương xứng với tính đặc thù và vai trò quan trọng của thủ đô Hà Nội trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Dự thảo cũng có quy định cho phép thành lập Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa Thủ đô là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để đầu tư cho nghiên cứu, bảo vệ di sản văn hóa.
Theo Th.S Trần Dũng Hải, bên cạnh các tiến bộ đặc biệt của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), dự thảo Luật đang có sự phân biệt trong ưu đãi đối với các ngành công nghiệp văn hóa khác nhau, đặc biệt là với các dự án đầu tư mới cho các ngành công nghiệp văn hóa.
Bên cạnh đó, việc giải thích thuật ngữ “Khu thúc đẩy thương mại và văn hóa” cũng đang cho thấy sự thiên lệch về hoạt động thương mại, dịch vụ dù Quy định về tiêu chí, điều kiện và quy chế hoạt động chung của các Khu thúc đẩy thương mại và dịch vụ lại nằm trong Điều 23. Bảo vệ và phát triển văn hóa của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xét đến mối quan hệ qua lại trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, thực tiễn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội nói riêng, ở Việt Nam nói chung cũng như bài học kinh nghiệm từ các quốc gia có nền công nghiệp văn hóa phát triển trong khu vực, Th.S Trần Dũng Hải kiến nghị, việc sửa đổi Luật Thủ đô cần có cơ chế đặc thù cho phát triển công nghiệp văn hoá.
Đồng thời cần nghiên cứu bổ sung các ngành công nghiệp văn hóa khác vào khoản 3 Điều 23 dự thảo như dự án đầu tư mới vào phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công, mỹ nghệ... nhằm mục đích tạo ra hệ thống các ngành công nghiệp văn hóa hỗ trợ nhau trong phát triển, tạo thành tổng thể hài hòa nền công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 18:13
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 17:41