Dù khó khăn đến đâu, ngành GD&ĐT Hà Nội vẫn quyết tâm duy trì dạy tốt, học tốt
Hà Nội: Khai giảng năm học mới trực tuyến vào ngày 5/9 Bảo đảm trường học an toàn, nâng cao chất lượng giáo dục Linh hoạt trong đánh giá kết quả năm học 2020-2021 đối với học sinh lớp 1, 2 |
Hoàn thành nhiệm vụ “kép”
Năm học 2020-2021, quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển nhanh. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Toàn Thành phố có 2.792 trường mầm non, phổ thông và 1 trung cấp chuyên nghiệp với với hơn 2,1 triệu học sinh và 159.400 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Thời gian qua, ngành GD&ĐT Hà Nội đã triển khai tích cực công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao, coi đây là giải pháp nâng cao chất lượng cũng như phát triển toàn diện các trường học. Tính đến tháng 6/2021, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia của toàn Thành phố là 76,9%, hoàn thành kế hoạch trước 1 năm và vượt 7% so với kế hoạch Thành phố giao đến năm 2020. Thành phố hiện có 22 trường chất lượng cao, trong đó có 16 trường công lập. Mô hình trường chất lượng cao đang phát huy tác dụng tốt với học sinh và cha mẹ học sinh.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại hội nghị |
Hà Nội tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, giữ vững thành tích của học sinh Thủ đô trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, nâng cao về số lượng và chất lượng giải, khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước. Cụ thể, tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2020-2021, Hà Nội là địa phương có số thí sinh đạt giải nhiều nhất cả nước với 139 thí sinh đạt giải gồm: 11 giải Nhất, 45 giải Nhì, 50 giải Ba và 33 giải Khuyến khích. Tại các kỳ thi Olympic thế giới và khu vực, học sinh Hà Nội đã đạt tổng số 365 giải và 57 Huy chương các loại (19 Huy chương Vàng, 19 Huy chương Bạc và 19 Huy chương Đồng).
Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở các cấp học. Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên Hà Nội triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1; cũng là năm đầu tiên hầu hết học sinh của Thành phố làm bài kiểm tra học kỳ II và tổng kết năm học theo hình thức trực tuyến. Với vô vàn khó khăn của năm học thứ hai bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, thành phố Hà Nội, sự nỗ lực của toàn Ngành và sự đồng hành bền bỉ của phụ huynh học sinh, ngành GD&ĐT Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch an toàn vừa nâng cao chất lượng giáo dục, giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước.
Quyết tâm duy trì dạy tốt, học tốt
Các ý kiến tham luận tại hội nghị đã làm rõ hơn những giải pháp của các nhà trường, đơn vị với quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung, quận tiếp tục xác định chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ ưu tiên, có cơ chế tuyển chọn sinh viên giỏi; tăng cường tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá với học sinh, ưu tiên giáo viên có kinh nghiệm dạy các lớp học theo sách giáo khoa mới.
Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Dương Xá (huyện Gia Lâm) Lê Thị Hồng Thu cho biết, là trường có điểm “đầu vào” chưa cao, nhà trường chủ động chuẩn bị các điều kiện dạy học trực tuyến như bồi dưỡng giáo viên, nâng cao năng lực xây dựng bài giảng trực tuyến đồng thời với việc hỗ trợ học sinh về thiết bị, phương pháp học trực tuyến, quyết tâm đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao.
Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở các cấp học. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát) |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ghi nhận sự nỗ lực, trách nhiệm của ngành GD&ĐT Hà Nội để đạt kết quả rất ấn tượng, là niềm tự hào của cả nước, đặc biệt là về phát triển mạng lưới trường, lớp đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh; chủ động chuyển trạng thái dạy học hiệu quả, giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn, thể hiện ở việc giành 5 trong số 12 Huy chương Vàng của cả nước tại các kỳ thi Olympic quốc tế.
Về nhiệm vụ năm học 2021-2022, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành GD&ĐT xác định việc dạy học trực tuyến là giải pháp lâu dài, đòi hỏi các nhà trường cần tiếp tục chủ động, linh hoạt, tích cực triển khai nhiệm vụ.
Ngành GD&ĐT Hà Nội cần tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, coi đây là yếu tố cốt lõi, quan tâm bồi dưỡng giáo viên, tổ chức dạy học hiệu quả theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục thực chất trong bối cảnh dạy học trực tuyến. Cùng đó, ngành GD&ĐT Hà Nội cần có chuyên đề riêng bồi dưỡng cho giáo viên cách dạy học trực tuyến. Bộ GD&ĐT cũng đang chuẩn bị xây dựng tài liệu này để tăng cường kỹ năng, giúp giáo viên thích ứng lâu dài với việc dạy học trực tuyến.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, năm học 2021-2022, các trường học cần chủ động xây dựng phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp.
Thông tin thêm về năm học mới, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, lễ khai giảng năm học 2021-2022 của thành phố Hà Nội sẽ được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội nhằm tạo không khí phấn khởi cho học sinh và giáo viên, qua đó, khẳng định với nhân dân Thủ đô, dù khó khăn đến đâu, ngành GD&ĐT Hà Nội vẫn quyết tâm duy trì dạy tốt, học tốt.
Về nhiệm vụ cụ thể, Thành phố giao Sở GD&ĐT Hà Nội tăng cường tập huấn cho đội ngũ giáo viên để triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả với quan điểm coi đây là giải pháp bền vững, đặc biệt là tập huấn về kỹ năng thích ứng của giáo viên, học sinh trong việc dạy, học trực tuyến.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu ngành GD&ĐT và các quận, huyện, thị xã rà soát, xây dựng thêm nhiều trường chuẩn quốc gia; tạo điều kiện phát triển hệ thống trường ngoài công lập; tăng cường quản lý các cơ sở mầm non ngoài công lập; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn đồng thời với việc quan tâm nhiều hơn nữa đến các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà để rút ngắn khoảng cách giữa các nhà trường, địa phương; tiếp tục thực hiện thí điểm đào tạo chương trình song bằng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đặc biệt trong việc đổi mới phương pháp dạy và học; thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn và phòng, chống dịch bệnh.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố lưu ý, với đội ngũ giáo viên, cần tiếp tục hoàn thiện để trở thành những điển hình mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo và vi phạm trong công tác thu - chi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47