Du học sinh Việt Nam kể chuyện đón Tết trong mùa dịch Covid-19
Công nhân an tâm đón Tết xa quê Đón Tết trong tâm tưởng Buồn, vui đón Tết xứ người |
Nỗi buồn nơi đất khách
Bạn Lê Thị Hương, một du học sinh tại Hàn Quốc cho biết, Hương giành được học bổng và sang xứ sở Kim Chi học tập được hơn 1 năm nay. Sau khi sang một thời gian thì dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện khiến cuộc sống của Hương đảo lộn hoàn toàn. Ban đầu trường Hương vẫn còn tổ chức học tập trung, tuy nhiên thời điểm gần đây tình hình dịch diễn biến phức tạp, tất cả học sinh đều phải chuyển sang học online.
Du học sinh không thể trở về quê đón Tết vì dịch Covid-19. |
Tại Hàn Quốc, Hương được nhà trường sắp xếp ở tại ký túc xá, mỗi phòng ký túc chỉ có 1 - 2 người ở, trường tiến hành xét nghiệm Covid-19 miễn phí cho toàn bộ sinh viên. Khi đến lớp học, sinh viên phải đo thân nhiệt, diệt khuẩn tay và đeo khẩu trang. Để việc học tập được hiệu quả và an toàn, bản thân các du học sinh đều có ý thức thực hiện các quy định một cách nghiêm túc.
Hương cũng cho biết thêm, ngay từ thời điểm sang Hàn, cô đã bắt đầu làm thêm kiếm tiền để Tết năm nay có thể về nhà, thậm chí Hương còn lên hết kế hoạch mua sắm, biếu Tết gia đình, họ hàng như thế nào. Thế nhưng, sau khi biết dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại ở Việt Nam, mọi hi vọng của cô đều tan biến.
“Nhìn bạn bè khoe ảnh gói bánh chưng, sắm quất, đào mình thấy chạnh lòng lắm. Mỗi lần ai hỏi năm nay có về quê đón Tết không là mình chỉ chực rơi nước mắt thôi. Cả năm vất vả dành dụm chỉ mong được về nhà, nay phải hoãn hết” - Hương ngậm ngùi.
Nguyễn Thị Ngân Hà, du học sinh trường Aomori Chuo Gakuin University (Nhật Bản) dù rất nhớ nhà nhưng vì dịch bệnh em đành ở lại |
Cùng chung tâm thế mong ngóng về quê hương, bạn Nguyễn Thị Ngân Hà, du học sinh trường Aomori Chuo Gakuin University (Nhật Bản) chia sẻ, Hà vừa sang Nhật được 3 tháng. Trước đó Hà đã có 3 tháng học online ở Việt Nam để tránh dịch, đến tháng 12 cô mới chính thức nhập học. Sống tại đất nước mới chưa lâu, còn chưa kịp thích nghi với văn hóa và cuộc sống mới đã phải đón Tết xa nhà nên cô buồn và nhớ người thân rất nhiều.
“Bên này thường có kỳ nghỉ đông trùng vào dịp Tết ở Việt Nam nên trước đó, mình đã có ý định về nhà. Mình cũng tìm hiểu kỹ thông tin về việc xuất nhập cảnh ở Việt Nam để đặt vé, nhưng với tình hình hiện tại thì chắc chắn là không thể về nhà rồi” – Hà tâm sự.
Gạt nỗi nhớ, chung tay đẩy lùi dịch bệnh
Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp, vì vậy, ngoài việc không được về nhà thì du học sinh ở nhiều quốc gia cũng không được phép tụ tập đông người để tổ chức ăn uống, tất niên, đón năm mới cùng nhau như những năm trước.
Gói bánh chưng để cảm nhận hương vị Tết cổ truyền. |
Bạn Trần Văn Thiện, sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Yeungnam (Hàn Quốc) cho hay, các năm trước khi Tết đến du học sinh Việt sẽ tụ về cùng nhau nấu một bữa ăn, kể nhau nghe những câu chuyện trên lớp, tất cả mọi người cùng trang trí, nấu những món ăn của Tết cổ truyền Việt Nam. Đây là ngày vui nhất và đông đủ bạn bè nhất trong năm. Nhưng năm nay, do dịch Covid-19 ở Hàn Quốc diễn ra phức tạp và thực hiện lệnh cấm tụ tập trên 5 người của Chính phủ, các hoạt động đón Tết bị huỷ, du học sinh chỉ gửi lời chúc đến nhau qua internet.
Tương tự như Hàn Quốc, tại Pháp, hiện nay dịch Covid-19 ở Pháp vẫn rất nghiêm trọng, các hoạt động tổ chức Tết đều phải hủy bỏ. Vì phải giảm tối đa việc di chuyển và họp mặt đông người nên Nguyễn Hoàng Anh cũng không thể cùng bạn bè tụ tập đón Tết. Tuy nhiên, để vừa đón Tết vui vẻ lại đảm bảo an toàn, Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp đã tổ chức Tết trực tuyến trên Facebook, để mọi người lại gặp gỡ gián tiếp, động viên nhau.
Chuẩn bị mâm ngũ quả. |
Đề cao tinh thần phòng chống dịch, bạn Nguyễn Thị Ngân Hà chia sẻ, dù buồn nhưng biết hiện nay dịch bệnh đang rất căng thẳng nên cô đã gác lại mong muốn về nhà, thay vào đó cô sẽ cùng với một số người bạn thân và anh chị người Việt khóa trên đặt bánh chưng và tổ chức một bữa tiệc tất niên nho nhỏ. Bữa tiệc không quá đông người và tất cả đều phải chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch.
“Không được đón Tết trực tiếp cùng gia đình thì mình sẽ gọi điện về để đón Tết online. Năm mới chỉ mong bố mẹ và em trai ở nhà được khỏe mạnh, vậy là mình vui rồi. Đến hè nếu tình hình dịch ổn hơn, nhất định mình sẽ về với bố mẹ cho thỏa nỗi nhớ”- Hà cho biết.
Buộc phải xa nhà, xa quê, xa Tổ quốc vào dịp Tết, thậm chí mất Tết đó là những gì người Việt ở nước ngoài đang trải qua trong cái Tết thứ hai của mùa dịch Covid-19. Nhưng với ý thức đối với cộng đồng và xã hội, họ nghiêm túc chấp hành các quy định phòng chống dịch của nước sở tại và trong nước, cố gắng đón một cái Tết với tiêu chí an toàn là trên hết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21