Dự án mở rộng đường Âu Cơ rút ngắn tiến độ 6 tháng
Tạo cơ chế huy động nguồn lực phát triển hạ tầng đường bộ Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) HĐND Thành phố nắm bắt đúng, trúng vấn đề quan trọng, cấp thiết để giám sát, chất vấn |
Chất vấn nhóm vấn đề về giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, ngày 7/12, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng đề nghị làm rõ tiến độ dự án đường đê Âu Cơ từ đoạn đường Thanh Niên đến cầu Nhật Tân. Bởi dự án này đã kéo dài từ lâu, gây bức xúc dư luận và cử tri.
Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng đặt câu hỏi chất vấn |
Trả lời vấn đề này, Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết, dự án cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên kết hợp với việc thay thế một phần đê đất sang bê tông được chia thành 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư là 815 tỉ đồng.
Giai đoạn 1 được nghiên cứu từ năm 2015 đến tháng 10/2017 bắt đầu khởi công; đến tháng 10/2018 thì hoàn thành, đáp ứng tiến độ dự án.
Trên cơ sở hiệu quả của giai đoạn 1, Thành phố cũng báo cáo HĐND Thành phố xin triển khai giai đoạn 2, đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cầu Nhật Tân dài 3,7 km.
Dự án mở rộng đường Âu Cơ |
Đối với giai đoạn 2 có một số đặc điểm, trong quá trình triển khai thực hiện, Thành phố đã phê duyệt dự án vào năm 2019; tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, khởi công năm 2020.
“Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có ý kiến phải nghiên cứu lại giải pháp cho đoạn 2,5 km từ ngõ 124 Âu Cơ đến đường Lạc Long Quân. Sau quá trình lấy ý kiến, tổ chức hội thảo khoa học và báo cáo cấp có thẩm quyền (1,5 năm), dự án mới tái khởi động và triển khai được”, ông Cường thông tin.
Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông Hà Nội, đến thời điểm này, toàn bộ đoạn 3,7km với hệ thống đường chắn, đê... của cả 2 bên (hơn 7km) cơ bản hoàn thành. Hiện đang bắt đầu triển khai việc đào đê, thay thế phần đê đất để mở rộng mặt đường.
Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông Hà Nội Nguyễn Chí Cường trả lời chất vấn |
Ông Cường cho hay, theo kế hoạch dự án đến năm 2024 mới kết thúc thời gian thực hiện. Tuy nhiên, do yêu cầu rút ngắn tiến độ 6 tháng nên đơn vị cam kết hoàn thành dự án trong tháng 6/2024.
“Từ nay đến Tết Nguyên đán 2024, chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành 1 km. Đoạn từ phố Xuân Diệu đến vườn hoa Quảng An (1,1 km) đến 30/4/2024 sẽ hoàn thành. Còn lại 1,6 km sẽ hoàn thành vào tháng 6/2024. Ngày 30/6/2024 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến”, ông Nguyễn Chí Cường cam kết.
Cũng tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay, các công trình giao thông đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, ảnh hưởng tới đời sống dân sinh. Nhiều công trình đầu tư không dứt điểm, có dự án lại chưa được ưu tiên đầu tư để khép kín các đường vành đai, thông suốt các đường xuyên tâm, cải thiện giao thông công cộng.
Quang cảnh phiên chất vấn |
Từ thực tế đó, các đại biểu đã chất vấn về trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải đối với các dự án đang chậm thi công. Đồng thời đề nghị đơn vị này nêu rõ giải pháp để đôn đốc, đảm bảo tiến độ dự án.
Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, trong giai đoạn trước đây, việc triển khai đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại một số tuyến đường có tình trạng dàn trải, thiếu đồng bộ và chậm tiến độ triển khai.
Như tuyến Vành đai 2,5 có chiều dài 19,4 km, được chia thành 13 đoạn; Quốc lộ 21B với tổng chiều dài 41km chia làm 13 đoạn; Quốc lộ 1A chia làm 11 đoạn, trong đó cá biệt có những đoạn đang đầu tư một nửa...
Theo ông Nguyễn Phi Thường, kế hoạch trung hạn 2021-2025 bố trí cho 224 dự án (tăng 5% so với năm 2016) với tổng kinh phí là 127.000 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường trả lời chất vấn |
Về thứ tự ưu tiên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải nêu rõ, sẽ tập trung vào các dự án cấp bách, trọng điểm, các đường vành đai hướng tâm, đường sắt đô thị, các hầm chui, cầu vượt, các cầu bắc qua sông Hồng...
Về việc chậm tiến độ triển khai dự án, ông Nguyễn Phi Thường cho biết, có nhiều nguyên nhân như tác động của dịch Covid-19, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tái định cư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, nguyên liệu khan hiếm, giá tăng cao...
Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải, hiện Thành phố đã chủ trương tăng cường phân cấp cho các địa phương trong công tác đầu tư, có thể kể đến như tuyến Vành đai 3; đề xuất tách dự án giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32