Động lực mới cho phát triển kinh tế Thủ đô

Theo Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng 2017 kinh tế cả nước ước tăng 6,41% GDP, tức cao hơn mức tăng 5,99% cùng kỳ năm 2016 và cao hơn mức tăng 6,3% cho cả năm 2017 theo dự báo mà Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và WB vừa công bố. Hơn nữa, mức tăng GDP duy trì được xu hướng tích cực quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,15% GDP, quý II tăng 6,28% GDP và ước quý III tăng 7,46%). 
dong luc moi cho phat trien kinh te thu do Tất cả vì doanh nghiệp
dong luc moi cho phat trien kinh te thu do Đòn bẩy để phát triển kinh tế Thủ đô

Theo thông lệ, quý IV luôn có mức tăng GDP cao nhất vì gắn với thời điểm các DN tăng tốc đầu tư và giải ngân nước rút, hoàn thành hợp đồng, đón bắt cơ hội mở rộng thị trường ngày lễ, tết.

dong luc moi cho phat trien kinh te thu do
TS. Nguyễn Minh Phong

Đồng thời, động lực tăng trưởng được duy trì khá cân đối trong các cơ cấu khu vực; với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (chiếm 14,66% GDP); công nghiệp và xây dựng tăng 7,17% (chiếm 32,50% GDP), dịch vụ tăng 7,25% (chiếm 42,67% GDP).

Kết quả trên đây là hội tụ của những cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, cũng như năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế; nhờ gia tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tăng 12,1% so cùng kỳ), với sự bùng nổ cả dòng vốn trong nước và từ nước ngoài.

Tổng vốn FDI đăng ký mới, vốn đầu tư mở rộng và vốn góp, mua cổ phần đạt 25,5 tỷ USD (tăng 34,3%) và tổng vốn FDI thực hiện đạt 12,5 tỷ USD (tăng 13,4%). Tổng số DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động hơn 115 nghìn DN (vượt cả con số 110.100 DN thành lập mới cả năm 2016); trong khi chỉ có 57.721 DN giải thể, tạm ngừng hoạt động.

Tỷ lệ giãn cách giữa số DN khai sinh và quay lại hoạt động lần đầu tiên đã vượt gấp đôi số DN giải thể và dừng hoạt động trong cùng kỳ so sánh, cho thấy niềm tin và cơ hội thị trường đối với các DN Việt đang tốt lên rõ rệt (82% số DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được Tổng cục Thống kê khảo sát trả lời sản xuất kinh doanh của mình quý III ổn định và tốt hơn quý II; 87 % còn khẳng định quý IV sẽ ổn định và tốt lên so với quý III vừa qua).

Ngoài ra, đó còn là nhờ Việt Nam đang kiểm soát khá tốt lạm phát, với Chỉ số CPI bình quân 9 tháng tăng 3,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9/2017 giảm 0,03% so với tháng 12/2016 và chỉ tăng 1,78% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 11,02% và từ ngày 10/7 NHNN đã giảm lãi suất điều hành thêm 0,25% lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên được các ngân hàng giảm 0,5%/năm.

Đồng thời, đó còn là kết quả từ mở rộng sức mua thị trường và những nỗ lực áp dụng công nghệ cao và tìm kiếm thị trường mới. Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước tăng 10,5% so với cùng kỳ.

Đáng lưu ý là nhờ biển sạch trở lại, ngành thủy sản phục hồi và tăng trưởng 9 tháng qua tới 5,42%, nên ngành nông, lâm, thủy sản nói chung đã tăng trưởng tới 2,78% tức gấp 4 lần tốc độ tăng cùng kỳ năm 2016. Tuy ngành công nghiệp chỉ tăng 6,95%, thấp nhất trong 3 năm gần đây chủ yếu do Việt Nam chủ động thu hẹp ngành khai khoáng, nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng 12,77% (cao hơn cùng kỳ năm 2016).

Đồng thời, nhờ gia tăng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất và bảo quản, nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, nên kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 2,7 tỷ USD, tăng 45,6% so cùng kỳ năm 2016 và dự kiến đạt hơn 3 tỷ USD cả năm 2017, vượt xa xuất khẩu dầu mỏ. Thị trường gạo cũng khởi sắc, bởi sự phục hồi giá xuất khẩu và có thêm nhiều hợp đồng tiêu thụ lớn từ Philipin và Trung Quốc….

dong luc moi cho phat trien kinh te thu do
Phát triển xanh và bền vững là hướng đi của Thành phố.nh nguồn: Dân trí

Tất cả cho thấy tác động bước đầu tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu của Việt Nam; tạo cơ sở và lòng tin để Việt Nam tăng 6,7 % GDP cả năm, qua đó, góp phần bảo đảm các chỉ tiêu về nợ công và thâm hụt NSNN, cải thiện an sinh xã hội và ghi nhận lần đầu tiên Việt Nam đạt và vượt mức cả 13 chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2017.

Hội tụ, lan tỏa và hòa cùng nhịp sống chung của cả nước, kinh tế Thủ đô cũng có nhiều khởi sắc: Tính chung 9 tháng năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,7% (riêng công nghiệp chế biến chế tạo tăng 7,4%); Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tăng 9,6%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8,7%; Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 22,6%.

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Thủ đô ước đạt 198.413 tỷ đồng, tăng 10,2% (vốn ngoài nhà nước tăng 18,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 6,1%); Hà Nội cũng tiếp nhận dòng FDI đăng mới và tăng vốn là 2,16 tỷ USD). Vốn đầu tư phát triển tính theo giá hiện hành tăng 10,2%; Khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội tăng tới 27,6%.

Du lịch Thủ đô ngày càng tự khẳng định là ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô.

Đặc biệt, được xếp số 8 trong số các thành phố “giàu tiềm năng” và năng động nhất thế giới theo Chỉ số động lực thành phố (CMI) của JLL năm 2017 (CMI không phải là một thước đo các thành phố “tốt nhất” để đầu tư, mà là thước đo sự thay đổi và chỉ ra các thành phố hay khu vực đô thị nào chuẩn bị tốt nhất để cạnh tranh trong môi trường kinh tế luôn thay đổi ngày nay), Hà Nội đã có nhiều nỗ lực chủ động nhận thức, chuẩn bị và nắm bắt các cơ hội, đáp ứng các yêu cầu mới, thúc đẩy tái cơ cấu theo chiều sâu, ưu tiên phát phát triển CNTT, khu công nghiệp phần mềm và nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao...

Ngay từ cuối năm 2015 và đầu 2016, TP Hà Nội đã mạnh dạn bỏ 170 chương trình phần mềm và sever riêng lẻ của các quận, huyện, các phần mềm sử dụng quỹ viễn thông công ích, để xây dựng hệ thống mạng WAN tập trung của thành phố đến 584 phường/xã, 30 quận/huyện trên toàn thành phố.

Hà Nội cũng chuyển đổi đầu tư NSNN sang thuê dịch vụ, sever, đường truyền. Giao cho các DN tư nhân viết phần mềm, nghiệm thu xong mới thanh toán. Hà Nội đã có hệ thống cổng thông tin điện tử chung, đồng thời tập trung xây dựng những cơ sở dữ liệu cốt lõi và đến nay đã hoàn thành xây dựng xong toàn bộ dữ liệu cho 7,5 triệu dân cư của Hà Nội với 32 thông số.

Chỉ số PCI năm 2017 của Hà Nội đứng thứ 14/63, tăng 10 bậc so với năm 2016, sau khi tăng 2 bậc so với năm 2015 và lần đầu tiên vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành tốt. Hà Nội đứng đầu cả nước về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ngành Tài chính, với 100% hồ sơ đăng ký mã số đơn vị quan hệ ngân sách, đăng ký giá và kê khai giá được tiếp nhận và trả kết quả theo hình thức dịch vụ công mức 4.

Ngoài ra, 12 thủ tục hành chính đã được triển khai đăng ký qua mạng miễn phí cho doanh nghiệp. Một hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được rút ngắn còn 2 ngày so với mức 2,9 ngày trung bình của cả nước. Đồng thời, phấn đấu trong năm 2017 rút ngắn thời gian từ 20 - 60% so với quy định hiện hành, nhất là các thủ tục thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tiếp cận điện năng; đảm bảo thời gian nộp thuế tối đa là 110 giờ/năm; tỷ lệ kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 95%; tỷ lệ người hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp 80%; Giảm thời gian tiếp cận điện năng còn dưới 26 ngày..

Hiện 98% thủ tục thông quan và 70% đăng ký kinh doanh của DN đã được thực hiện trên môi trường mạng. Phấn đấu đến hết năm 2017, Hà Nội đảm bảo 100% thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện trên môi trường mạng và 100% số DN kê khai thuế trên môi trường mạng. ứng dụng các ứng dụng thông minh như Iparking (công nghệ phục vụ việc đỗ xe), xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai với 2,7 triệu ô đất và thửa đất, dự kiến tháng 10-2018 sẽ hoàn thành ...

Năm 2016, Hà Nội có tới 23000/110100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của cả nước, tăng hơn 19% về lượng và 42% về vốn so với năm 2015, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn lên mức 202.255 doanh nghiệp, chiếm tới 1/3 tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước.

Hướng tới nền hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại và bảo đảm sự hài lòng của người dân, năm 2017 Thành phố đã chọn là “Năm kỷ cương, hành chính”; thành lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hoạt động thường xuyên, liên tục và hiệu quả, trong đó có các vấn đề về tiếp cận vốn, đất đai, thị trường tiêu thụ, ứng dụng khoa học công nghệ.

Từ 1/1/2017, Hà Nội đã thành lập tổ công tác đặc biệt đại diện cho chuyên viên các sở ngồi tại một cửa, tiếp nhận các kiến nghị và giải quyết trong một lần cho doanh nghiệp, với mục tiêu yêu cầu của doanh nghiệp sẽ được giải quyết trong một tuần.

Tăng cường nhận thức và năng lực của cộng đồng doanh nghiệp về cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế phát triển theo chiếu sâu được lãnh đạo Thủ đô hết sức quan tâm (theo kết quả khảo sát 2.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội trong quý I-2017, có 85% doanh nghiệp quan tâm đến cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng có đến 79% doanh nghiệp chưa làm gì để đón sóng cuộc cách mạng này).

Ngày 20 tháng 9 năm 2016, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 28/6/2016 của Thành ủy về “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020”.

Trong đó, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đề án, dự án, cơ chế chính sách, phân công rõ trách nhiệm các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan, trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020.

Đặc biệt, Hà Nội xác định sẽ tiếp tục xây dựng các chính sách, cơ chế và các giải pháp có tính đột phát để khai thác và huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế; chủ động hỗ trợ doanh nghiệp hình thành và gia nhập chuỗi cung ứng đồng bộ, kết nối liên ngành và liên vùng, đáp ứng nhu cầu trong nước, cũng như xuất khẩu; thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, đưa Hà Nội trở thành Thủ đô khởi nghiệp, trung tâm công nghiệp phần mềm, ứng dụng di động và Trung tâm dịch vụ an toàn bảo mật thông tin, trung tâm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực; phát triển mạnh kinh tế tư nhân và nguồn nhân lực số trở thành động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng bậc nhất của Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân, mọi doanh nghiệp dễ dàng và bình đẳng trong việc tiếp cận với các cơ hội số, cơ hội phát triển; chú trọng công tác an ninh, an toàn thông tin; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo đảm an toàn an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng; từng bước xây dựng và phát triển Hà Nội là dẫn đầu cả nước về các thành phố thông minh, đem lại môi trường sống văn minh, hiện đại, nâng cao chất cuộc sống cho người dân....

TS. Nguyễn Minh Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
Xem thêm
Phiên bản di động