Đồng bộ các giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế

Chính phủ ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu chính của Chương trình là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025.
Tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ngay từ đầu năm Công nhân đi làm lại hưởng ngay 6 triệu đồng tiền mặt, hỗ trợ 3 tháng tiền nhà Chính phủ đưa ra hàng loạt gói hỗ trợ để phục hồi, phát triển kinh tế

Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và giai đoạn 5 năm (2021-2025).

Triển khai Kết luận số 24-KL/TƯ ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung và dài hạn, Chính phủ thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng bộ các giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế
Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh (Ảnh minh họa: BT)

Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025: Tăng trưởng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân 6,5-7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn; tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân; phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Để đạt được những mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh. Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022-2023); tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Thứ hai, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm: Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm; trong đó mức hỗ trợ đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động là 1 triệu đồng/tháng và người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 500.000 đồng/tháng. Thời gian thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh.

Thứ ba, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2022, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% được giảm 2% thuế suất (còn 8%) đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm khi thực hiện xuất hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa lớn, có khả năng giải ngân nhanh và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022-2025; ưu tiên hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với một số dự án mới có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Khẩn trương xây dựng, trình ban hành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 2 và kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh lộ trình thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khu vườn sinh thái rộng lớn xanh mát bao bọc "bán đảo" Van Phuc City

Khu vườn sinh thái rộng lớn xanh mát bao bọc "bán đảo" Van Phuc City

(LĐTĐ) Khu đô thị Vạn Phúc là một trong những "bán đảo" có vị trí đặc biệt tại TP.HCM - một thành phố sông ngòi bao quanh, đến Van Phuc City ...
Thành phố Hà Nội chuẩn bị tổ chức cuộc thi “Hòa giải viên giỏi”

Thành phố Hà Nội chuẩn bị tổ chức cuộc thi “Hòa giải viên giỏi”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 105/KH-UBND về tổ chức cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội ...
TP.HCM đề xuất xây dựng cơ chế cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày

TP.HCM đề xuất xây dựng cơ chế cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố ...
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Việc ban hành Nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung nhằm ...
Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

(LĐTĐ) Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội vừa phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Smart Life tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số ...
Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

(LĐTĐ) “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân” đã chính thức khởi động tại đường Lê Duẩn, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26/3, thu hút sự tham ...
Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai

Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Tại Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thanh Oai, bên cạnh hình thức tuyển dụng trực tiếp, có 20 cơ sở doanh nghiệp thực hiện tư vấn, ...

Tin khác

Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế

Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế

(LĐTĐ) Tại Paris, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tổ chức Lễ ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế (MAAC) (Hiệp định MAAC) cho Việt Nam. Ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký Hiệp định MAAC.
Khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công

Khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư

Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đầu tư công cũng như thực hiện chủ đề năm 2023: “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Thanh tra đột xuất để tránh rủi ro

Thanh tra đột xuất để tránh rủi ro

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri Hà Nội về thanh tra, kiểm tra các ngân hàng trong phát hành, tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra đột xuất và có kết luận thanh tra tại 11 tổ chức tín dụng liên quan đến trái phiếu.
Năm nhóm đối tượng không phải nộp quyết toán thuế cá nhân

Năm nhóm đối tượng không phải nộp quyết toán thuế cá nhân

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế cũng nêu rõ một số trường hợp sẽ không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân căn cứ theo Điểm d Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN.
Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm: Kích thích thị trường trái phiếu phục hồi

Không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm: Kích thích thị trường trái phiếu phục hồi

(LĐTĐ) Ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định 08 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa có hiệu lực thi hành với một số điểm mới được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa khơi thông thị trường.
Khơi thông “dòng chảy”, củng cố niềm tin

Khơi thông “dòng chảy”, củng cố niềm tin

(LĐTĐ) Nghị định 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) sửa đổi về trái phiếu doanh nghiệp (thay thế Nghị định 65) của Chính phủ mới ban hành như một liều thuốc khơi thông “dòng chảy” cho thị trường tài chính vốn đã bị tắc thời gian qua, đồng thời cũng cố thêm niềm tin cho các nhà đầu tư.
Từ hôm nay (6/3), các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi

Từ hôm nay (6/3), các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin, từ ngày 6/3, các ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi.
Quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Xem thêm
Phiên bản di động