GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền các luật, nghị quyết mới được ban hành Để GDP đầu người đạt mục tiêu đề ra

Đáng lưu ý, tốc độ phục hồi tích cực của khu vực sản xuất công nghiệp rõ nét hơn khi Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) liên tục duy trì mức hơn 50 điểm trong những tháng gần đây. “Con số này phản ánh sản xuất công nghiệp đang trên đà phục hồi và có xu hướng mở rộng”, bà Nga nói.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp duy trì được tốc độ tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước.Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng trưởng tốt. Cụ thể, trong quý II, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực trên nền tăng trưởng khá thấp của cùng kỳ năm 2023 với giá trị tăng thêm đạt 8,55% so với cùng kỳ; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bứt phá với tốc độ tăng đạt 10,04%; ngành sản xuất và phân phối điện tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 14,15%, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu điện như cùng kỳ năm 2023. Tính chung sáu tháng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 7,54%, nhiều ngành cấp 2 cũng có mức tăng trưởng hai con số.

Hoạt động nhập khẩu hàng hóa cũng tăng trở lại, bảo đảm cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công cùng với đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài đã có tác động lan tỏa tích cực, thúc đẩy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng. Khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì tăng trưởng khá.

Trước băn khoăn của dư luận về việc tăng lương sẽ gây áp lực lên lạm phát những tháng cuối năm, Vụ trưởng Thống kê giá Nguyễn Thị Thu Oanh cho biết, từ đầu năm nay, Tổng cục Thống kê đã xây dựng ba kịch bản điều hành lạm phát, tương ứng với CPI tăng 3,8%; 4,2% và 4,5%.

Trong sáu tháng đầu năm, CPI bình quân tăng 4,08% là tương ứng với hai kịch bản 1 và kịch bản 2, vẫn nằm trong mục tiêu điều hành và là mức tăng phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng cả năm. “Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, để đạt mức mục tiêu lạm phát 4,5% của cả năm, dư địa cho bình quân sáu tháng cuối năm là CPI tăng 4,9% so cùng kỳ, đây là dư địa khá lớn và là cơ hội để cho các ngành, địa phương thực chỉnh giá đối với các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình, nhưng vẫn cần thận trọng về thời điểm và mức độ điều chỉnh giá”, bà Oanh nhấn mạnh.

Như vậy sau 15 năm, tốc độ tăng giá tiêu dùng thấp hơn nhiều so với tăng lương, cho thấy Chính phủ luôn hướng tới mục tiêu tiền lương phải thật sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương, tạo động lực nâng cao năng suất lao động. Trước đây, giá thường tăng khi lương tăng, thậm chí giá tăng ngay khi có chủ trương về chính sách tăng lương, thì trong những năm trở lại đây, Chính phủ, người dân cũng như thị trường đã thích ứng, không bị tác động nhiều nên tăng lương ít xảy ra chuyện tăng giá mà chủ yếu tạo ra kỳ vọng lạm phát.

Diên Vĩ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để xe buýt thực sự là phương tiện đáng lựa chọn

Để xe buýt thực sự là phương tiện đáng lựa chọn

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, phát triển giao thông công cộng được coi như giải pháp quan trọng hạn chế tình trạng ùn tắc. Ngoài phương tiện hiện đại như đường sắt trên cao thì xe buýt là phương tiện chủ lực trong thời điểm này. Tuy nhiên, việc phát triển xe buýt vẫn đang gặp phải khó khăn nhất định, cụ thể ở đây là việc thiếu làn đường riêng, nâng cao chất lượng phương tiện, chuyển đổi phương tiện sử dụng điện…
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Tiếp tục làm tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Tiếp tục làm tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, từ đầu năm đến nay các cấp Công đoàn quận Hai Bà Trưng đã và đang chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền đồng cấp và người sử dụng lao động tổ chức triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

(LĐTĐ) Cuộc thi tuyển nhằm lựa chọn được ý tưởng tốt nhất, phát huy tối đa tiềm năng của khu vực khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ; phát huy tối đa tiềm năng của khu vực vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.
Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

(LĐTĐ) Một máy bay của hãng Eva Air Boeing 777 từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), trong lúc lăn ra đường băng đã lăn nhầm vào bến đậu, làm hư hỏng cột đèn chiếu sáng và làm móp cánh trái máy bay.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.

Tin khác

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Năm 2025, vốn đầu tư công của Hà Nội dự kiến là 81.392 tỷ đồng

Năm 2025, vốn đầu tư công của Hà Nội dự kiến là 81.392 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân đã trình bày tờ trình điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2024 và định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố. Theo đó, về nguồn vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến là 81.392,083 tỷ đồng, tăng 358,903 tỷ đồng so với năm 2024.
Từ hôm nay (1/7), cần làm gì khi chưa cập nhật sinh trắc học để chuyển tiền ngân hàng?

Từ hôm nay (1/7), cần làm gì khi chưa cập nhật sinh trắc học để chuyển tiền ngân hàng?

(LĐTĐ) Những khách hàng chưa cập nhật dữ liệu sinh trắc học từ ngày 1/7 sẽ ra quầy giao dịch ngân hàng hoặc cập nhật qua VNeID của các ngân hàng.
Từ hôm nay (1/7): Chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay

Từ hôm nay (1/7): Chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay

(LĐTĐ) Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.
Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ ngày 1/7/2024

Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.
Lỗi và cách khắc phục khi quét căn cước công dân để bổ sung sinh trắc học

Lỗi và cách khắc phục khi quét căn cước công dân để bổ sung sinh trắc học

(LĐTĐ) Nhiều người khi thực hiện bổ sung sinh trắc học đều thất bại ở bước quét căn cước công dân (CCCD) mà không rõ nguyên do.
4 địa phương thu ngân sách cao nhất vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ

4 địa phương thu ngân sách cao nhất vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ

(LĐTĐ) Tháng 6/2024 dần khép lại, các địa phương đã và đang tiến hành tổng kết tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên vẫn là những địa phương thu ngân sách Nhà nước cao nhất.
Xem thêm
Phiên bản di động