Độc tính của kiến ba khoang mạnh gấp 15 lần rắn hổ mang, nguy hại cho trẻ
Kiến ba khoang lại hoành hành! Các biện pháp xử lý khi tiếp xúc, bị kiến ba khoang đốt |
Kiến ba khoang có độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên chủ yếu gây bỏng da, phỏng rộp,.. và bệnh này không phân biệt người lớn hay trẻ nhỏ.
Kiến ba khoang với chất độc ở phần bụng, gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi vô tình tiếp xúc. Ảnh: L.Đ |
Tuy nhiên, riêng đối với trường hợp của các trẻ nhỏ sẽ nguy hiểm hơn bởi các bé sẽ chưa thể kiểm soát được hành vi nên không khỏi tránh được việc trẻ nhỏ tiếp xúc với kiến ba khoang, như nghịch hoặc lấy tay bắt kiến, giết kiến.
Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó trưởng khoa điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, bệnh viện Da liễu Trung ương, với làn da mỏng và nhạy cảm của các bé khi bị tổn thương, có thể gây rất nhiều nguy hiểm, bởi phản ứng viêm da tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang sẽ mạnh hơn nhiều so với người lớn.
Bên cạnh đó, trẻ con có thể sờ tay vào những tổn thương, gãi hoặc bôi ra những chỗ khác, khiến cho chất gây viêm da tiếp xúc từ vị trí ban đầu đi ra những vùng da khác trên cơ thể, tạo nên nhiều những tổn thương mới hơn. Đây cũng là một cái khó trong việc điều trị cho trẻ em.
Chất độc của kiến ba khoang rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Ảnh: V.H.H |
Đối với những trẻ sơ sinh, hay trẻ nhỏ, các bé sẽ chưa thể nói hoặc diễn đạt đúng, chính xác những tổn thương ở trên da của mình. Điều này sẽ gây khó khăn cho các bậc phụ huynh khi nhận biết và phân biệt bệnh viêm da tiếp xúc với kiến ba khoang với các bệnh viêm da khác, nhất là zona, từ đó dẫn đến những trường hợp cha mẹ sử dụng sai thuốc và điều trị sai cách, rất dễ gây nguy hiểm cho các bé.
Theo bác sĩ Linh, trẻ tiếp xúc với kiến ba khoang sẽ có những tổn thương như vết thương gây bỏng rát, trẻ quấy khóc, vết thương có màu đỏ, phù nề và nổi những mụn mủ ở bên trên những vùng tổn thương. Trong trường hợp này, bác sĩ Linh khuyên, các bậc cha mẹ nên sớm đưa các cháu đi khám vì đối với trẻ nhỏ nhạy cảm để điều trị ngay từ đầu. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà vì rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Theo Minh Ánh-Tạ Quang/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36