Kiến ba khoang lại hoành hành!
Độc tính kiến ba khoang mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ mang Các biện pháp xử lý khi tiếp xúc, bị kiến ba khoang đốt Kiến ba khoang "hoành hành" trở lại |
Độc tố trong kiến mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Quách Thị Hà Giang - Phó Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương: Tại Bệnh viện, bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đến khám rải rác quanh năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng bệnh nhân đến khám với các triệu chứng bỏng, rát vùng da sau tiếp xúc với kiến ba khoang tăng đột biến. Đa phần bệnh nhân đến khám sau 3-4 ngày xuất hiện các vệt đỏ đầu tiên sau khi tiếp xúc với độc tố của kiến. Thậm chí, có những gia đình có 2-3 người cùng bị kiến ba khoang “tấn công” gây tổn thương nặng.
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu trung ương do nọc độc kiến ba khoang. |
Đơn cử, một bệnh nhân nữ (30 tuổi, ở Hà Nội) sau khi thấy ở cổ và cằm có những nốt chấm đỏ, tưởng mình bị zona thần kinh (dân gian gọi là bệnh giời leo). Bệnh nhân đã lên Google tìm thấy hướng dẫn cách chữa nên nhai 7 hạt gạo nếp và đỗ xanh đắp vào vùng tổn thương. Thế nhưng, cách chữa này đã khiến tổn thương ở cổ của bệnh nhân lan rộng và đau rát.
Hay trường hợp bệnh nhân nam (ở Hà Nội) đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám với các vết loét ở chân kèm đau nhức. Bệnh nhân cho hay, sau khi ngủ dậy, 2 chân xuất hiện nhiều vết đỏ, loét, đau rát. Nghi ngờ do tiếp xúc với kiến ba khoang, bệnh nhân tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc mỡ để bôi. Nhưng do các vết loét không đỡ, lại còn phồng rộp, bệnh nhân mới đến bệnh viện khám.
Theo bác sĩ Giang, nam bệnh nhân này tự ý sử dụng thuốc bôi nhưng các tổn thương vẫn lan rộng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn chà xát, cào gãi rất nhiều nên ngoài vị trí tổn thương ban đầu xuất hiện thêm các tổn thương dạng vệt ở xung quanh. "Không chỉ có bệnh nhân trên, rất nhiều trường hợp bệnh nhân khác chỉ đến bệnh viện khi các tổn thương lan rộng hơn, chảy nước, đau nhức… sau khi đã tự điều trị mà không đỡ. Nhiều trường hợp còn nhầm lẫn với zona thần kinh, sử dụng các loại lá, đỗ xanh để đắp lên vết thương, dẫn đến tổn thương không giảm mà tăng nặng hơn và lan ra các vị trí khác" - chuyên gia da liễu cho hay.
Các bác sĩ cho biết, kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều từ tháng 9 đến hết tháng 11, đặc biệt là tại các địa phương có tình trạng thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều. Cơ thể kiến ba khoang có chứa chất Pederin (C24H4309N) - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ mang, nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên chủ yếu gây bỏng da.
Khi không may dính phải độc tố của kiến ba khoang, có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da, sau 6-12 tiếng, vết đỏ sẽ cộm lên thành vệt, nổi mụn nước với kích thước không đều, từ 1-5mm. Sau 1-3 ngày, vết cộm sẽ trở nên phồng như bỏng nước hay mủ, người bệnh sẽ cảm giác đau, rát và rất khó chịu, thậm chí là ngứa. Nếu tình trạng nhiễm độc nặng sẽ kèm theo sốt, nổi hạch, đau vùng cổ, nách...tương ứng với tổn thương.
Dễ nhầm với zona thần kinh
Những biểu hiện khi tiếp xúc với kiến ba khoang khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh zona thần kinh và tự ý mua thuốc điều trị khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. “Với zona thì mụn nước, bọng nước mọc thành chùm, khu trú một bên cơ thể, theo vị trí phân bổ dây thần kinh của cơ thể, hay gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thể trạng yếu. Còn viêm da tiếp xúc do kiến khoang, thường bệnh nhân thấy nóng rát trước sau đó thì xuất hiện dát đỏ, mụn nước tổn thương đi theo thành từng vệt. Khi bệnh nhân gãi, chà xát thì lan sang các vị trí khác, chủ yếu là cảm giác nóng rát hơn là cảm giác đau nhức của zona”, bác sĩ Giang phân tích.
Theo bác sĩ Giang, những trường hợp viêm da nặng, tổn thương lan nhanh sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang đều do chà xát, làm độc tố của kiến lan ra. Bởi vậy, khi bị kiến ba khoang tiếp xúc với cơ thể, người dân không nên dùng tay đập chết kiến để tránh độc tố tiết ra.
Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà xát mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố. Nếu bị dính độc tố, cần nhanh chóng rửa sạch bằng xà bông, nếu có cồn có thể rửa sạch và sát trùng bằng cồn. Rửa càng sạch sẽ càng hạn chế được tác hại của độc tố kiến ba khoang. Sau khi sơ cứu người dân nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách, thông thường vết thương do kiến khoang sẽ ổn định sau 5-7 ngày. Đặc biệt, người dân không tự ý điều trị, không đắp bài thuốc dân gian… khiến thời gian hồi phục lâu hơn, tránh biến chứng nguy hiểm. |
Khi bị dính chất độc, tránh gãi hay chà xát mạnh vùng da bị tổn thương. Không tiếp xúc các vùng da lành với nơi bị dính độc tố.Nếu bị dính độc tố, cần nhanh chóng rửa sạch bằng xà bông, nếu có cồn có thể rửa sạch và sát trùng bằng cồn. Rửa càng sạch sẽ càng hạn chế được tác hại của độc tố kiến ba khoang. Sau khi sơ cứu người dân nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách, thông thường vết thương do kiến khoang sẽ ổn định sau 5-7 ngày.Đặc biệt, người dân không tự ý điều trị, không đắp bài thuốc dân gian… khiến thời gian hồi phục lâu hơn, tránh biến chứng nguy hiểm.
"Viêm da do kiến ba khoang thường khỏi nhanh trong vòng 1 tuần nếu xử trí đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên rửa nhẹ nhàng tại nơi tiếp xúc bằng nước muối sinh lý ngay lúc vừa tiếp xúc để trung hòa hoặc giảm bớt các yếu tố dị ứng, kích ứng da, sau đó đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn", bác sĩ Giang cho biết thêm.
Để phòng tránh kiến ba khoang, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, đề phòng côn trùng, kiến ba khoang bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa, nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa, lỗ thông khí, nhất là nơi ẩm thấp, ở gần cây cối, cánh đồng... khi thắp đèn. Nên ngủ trong màn. Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuyp…) thay vào đó là bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc). Nếu có thể thì bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà và diệt. Trước khi đi ngủ, nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu. Trước khi mặc quần áo cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.
Bên cạnh đó, với những người dân khi đi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa mưa bão, cần sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: Quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng…để tránh côn trùng. Có thể xử lý diệt kiến bằng phun thuốc deltamethrin, alphacyhalothrin và permethrin ở những vị trí mà kiến hay tập trung gần người./.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38