Doanh nghiệp đầu tư bất động sản "đói" dự án: Vẫn là câu chuyện thủ tục pháp lý

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp bất động sản đang ở giai đoạn khó khăn nhất vì không có dự án. Các nhà thầu xây dựng cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ những khó khăn của thị trường bất động sản. Ngoài câu chuyện thị trường vừa chứng kiến 2 đợt “bão giá” vật liệu xây dựng, thì yếu tố pháp lý vẫn là “điểm nghẽn” làm hạn chế hoạt động của thị trường này.
Thị trường bất động sản Hà Nội hứa hẹn nhiều sôi động Chấn chỉnh sai phạm liên quan đến huy động trái phiếu bất động sản Bộ Tài chính siết chặt kiểm soát mua bán bất động sản “hai giá” nhằm lách thuế

Trong giai đoạn 2018 - 2021, thị trường bất động sản có biểu hiện chững lại ở một số phân khúc do mất cân đối cung cầu. Đặc biệt, từ tháng 3/2020 trở đi, mức độ khó khăn càng trầm trọng thêm do dịch Covid-19. Thị trường bị sụt giảm mạnh cả về quy mô, về số lượng dự án, số lượng sản phẩm nhà ở và lượng giao dịch, nhất là phân khúc bất động sản du lịch. Theo đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ, đã “yếu thế” lại càng yếu hơn so với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn. Một số doanh nghiệp lớn thuộc diện bị điều tra đang ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường, tâm lý nhà đầu tư…

Từ cuối 2021 đến nay, nguồn cung thị trường bất động sản tiếp tục hạn chế khiến tình trạng “sốt đất” ở nhiều nơi vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điển hình nhất là việc mất cân đối cung - cầu trong phân khúc nhà ở bình dân, nhà xã hội ngày càng rõ rệt. Doanh nghiệp làm ăn chân chính vẫn gặp nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp đầu tư bất động sản
Nguồn cung thị trường bất động sản tiếp tục hạn chế (Ảnh minh họa: BT)

Nhìn chung, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường, chưa điều tiết thị trường một cách hiệu quả, nhất là chính sách tín dụng cho bất động sản có giai đoạn thì mở rộng, và đến nay ngày càng thắt chặt, khiến cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều “nghẹt thở”, đồng thời gây rủi ro cho thị trường...

Thị trường bất động sản phát triển kéo theo một loạt các ngành khác trong nền kinh tế, từ sản xuất vật liệu xây dựng đến kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch,... đóng góp lớn cho GDP cả nước. Theo thống kê của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, ngành xây dựng đóng góp khoảng 16% GDP cả nước, trong đó, liên quan đến bất động sản là khoảng 8- 9%. Bất động sản tạo công ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng rất rõ nét và có liên quan chặt chẽ với nhau.

Tại đối thoại chuyên đề: “Nhận định chân thực vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế”, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP.Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, nếu bất động sản phát triển đúng mức, ngành xây dựng sẽ có thuận lợi rất lớn và đảm bảo sự phát triển. Tuy nhiên, dưới góc độ doanh nghiệp đầu tư bất động sản, trong 2 năm gần đây, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Chưa bao giờ doanh nghiệp đầu tư bất động sản khó khăn như hiện nay.

Theo ông Hiệp, hành lang pháp lý của bất động sản liên quan tới khoảng 12 luật. Trong hệ thống pháp luật, các thủ tục pháp lý do các bộ chuyên ngành soạn thảo nên có sự đan xen, chồng chéo,... vì vậy các cơ quan hành pháp khó xử lý. Điều này dẫn đến việc các dự án bị chậm lại, có những dự án dừng cả chục năm, chi phí vô hình cho các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn. Những quy định, thủ tục này đã được kiến nghị và được cơ quan quản lý nhà nước cũng như Chính phủ ghi nhận cần tháo gỡ. Tuy nhiên, việc tháo gỡ sẽ cần có thời gian và chắc chắn trong giai đoạn hiện tại là khó khăn.

Doanh nghiệp đầu tư bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản mong muốn nhà nước có cơ chế chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển (Ảnh minh họa: Đỗ Đạt)

Ngoài các thủ tục pháp lý, gần đây Việt Nam có chủ trương siết chặt tín dụng bất động sản với cả người mua và người bán. Khi tín dụng siết chặt lại, trái phiếu cũng được quản lý chặt chẽ, các doanh nghiệp bất động sản sẽ không có nguồn cung về tài chính. Do bất động sản ở Việt Nam còn có xu thế bán nhà hình thành trong tương lai, nên vừa làm vừa thu gom vốn của người mua. Đây là một rào cản mà nếu không cẩn thận, bất động sản sẽ đổ vỡ.

Cùng với tác động của đại dịch Covid-19, thị trường vừa chứng kiến 2 đợt “bão giá” vật liệu xây dựng. Đơn cử như riêng giá sắt thép trong quý 2 đã tăng khoảng 7% so với quý 1/2022. Hơn nữa, các doanh nghiệp xây dựng, các nhà thầu đều đang thiếu và rất khó tìm kiếm công nhân. Nếu như trước đây giá một m2 xây dựng cơ bản với nhà thấp tầng chỉ 4 triệu đồng thì nay để nhận thầu, các doanh nghiệp phải nhận 6 triệu đồng/m2, tăng 150%.

Đồng ý với Chủ tịch GP.Invest, ông Lưu Quốc Yên - Giám đốc Chiến lược Tập đoàn CEO cho rằng, ngoài tác động của đại dịch Covid-19, yếu tố tác động lớn tới các doanh nghiệp còn nằm ở vấn đề hành lang pháp lý chưa đầy đủ, làm hạn chế hoạt động của bất động sản du lịch. Vì vậy, cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho bất động sản du lịch để thị trường này phát huy đúng vai trò, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển.

Về xây dựng những dự án nhà ở xã hội hay cải tạo tập thể cũ, đáp ứng nguồn cầu lớn tại thị trường là vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm, mong muốn được tham gia, nhưng làm thế nào để tiếp cận được thông tin và có cơ hội được xây dựng, cải tạo các dự án thuộc phân khúc này thì doanh nghiệp không tự giải đáp được.

Khó khăn về pháp lý, nếu không được tháo gỡ thì các dự án đầu tư cũng như kinh doanh sẽ phải tạm dừng. Trong giai đoạn này, giới doanh nghiệp bất động sản mong muốn Nhà nước có cơ chế chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển và là điểm cốt yếu giúp cho phục hồi kinh tế giai đoạn hậu Covid-19.

Bảo Thoa

0

Nên xem

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng triển khai, Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024 với chủ đề “Nét đẹp trong lao động, sản xuất” đã thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia dự thi.
Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

(LĐTĐ) Chiều 16/4, tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, UBND quận Ba Đình đã tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy" năm 2024.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Chiều nay, tại Qatar, Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển U23 Việt Nam Hoàng Anh Tuấn đã tham dự buổi họp báo trước Vòng chung kết U23 châu Á 2024. HLV Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh giải đấu này là cơ hội tốt đối với các cầu thủ trẻ để hướng đến tương lai, vì vậy, toàn đội cần tập trung tối đa để thể hiện màn trình diễn tốt tại Qatar.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Trung tâm Chính trị quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Hội nghị tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn cho gần 100 cán bộ Công đoàn cơ sở.
Phổ biến những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội tại quận Hoàn Kiếm

Phổ biến những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Với chủ đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”, buổi đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tổ chức đã thu hút gần 300 cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia.
Hà Đông: 150 nữ đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

Hà Đông: 150 nữ đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 Ngày Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân năm 2024; hướng tới kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Công đoàn Hà Đông (2/6/1979 - 2/6/2024); 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024)… sáng 16/4, Liên đoàn Lao động quận Hà Đông phối hợp cùng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Cơ sở 3, tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận.

Tin khác

Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.
Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây khi câu chuyện bất động sản “phi mã” vẫn đang nóng từng ngày, thì câu chuyện chung cư “một mình một đường tăng giá” lại đáng chú ý hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyện “thổi giá” là một phần khiến chung cư “phi mã”, nhưng phần lớn do khủng hoảng phân khúc khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, nhưng dự án chung cư giá “bình dân” lại vắng bóng.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

(LĐTĐ) Sáng 5/3, dự thảo về Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng đã có sự điều chỉnh. Dự thảo mới đã lược bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ tại Điều 7.
Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

(LĐTĐ) Hiện, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đề xuất mới của Bộ sẽ có 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ.
Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện mới chỉ có một chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng.
Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

(LĐTĐ) Căn cứ các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm xác định các mục tiêu phát triển trong năm.
Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

(LĐTĐ) Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024, tình hình bất động sản Việt Nam sẽ thay đổi dựa vào tình hình kinh tế thế giới, điều hành kinh tế vĩ mô cũng như kết quả cải thiện thể chế, pháp lý liên quan với sự tham gia “thực sự” của chính quyền các cấp.
Xem thêm
Phiên bản di động