Động lực để nhân lực ngành Du lịch vượt qua khó khăn

(LĐTĐ) Suốt gần 2 năm qua, ngành du lịch đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Gói hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/ 2021 của Chính phủ được xem là cứu cánh cho nhân lực ngành "công nghiệp không khói".
Nam thanh niên nhập cảnh trái phép, làm lây lan dịch bệnh Covid-19 lĩnh án 18 tháng tù Quận Đống Đa tiếp nhận vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19

Mong chờ hỗ trợ trong bối cảnh dịch Covid-19

Từng là hướng dẫn viên du lịch được “săn đón”, anh Nguyễn Tuấn Anh (quận Hà Đông, Hà Nội) chưa từng nghĩ cuộc sống sẽ bị đảo lộn như hiện tại. Ngày chưa có dịch Covid-19, anh Tuấn Anh là một trong những hướng dẫn viên “đắt tour”. Anh chịu trách nhiệm dẫn tour khách Hàn Quốc tham quan danh thắng các tỉnh phía Bắc, trong đó đặc biệt là Lào Cai, Quảng Ninh và Ninh Bình.

Khi Việt Nam là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách Hàn Quốc, số lượng đoàn khách liên tục tăng dần và lấp đầy thời gian trong một tháng. Thậm chí vào những tháng cao điểm, những hướng dẫn viên du lịch như anh Tuấn Anh gần như không có thời gian ở nhà mà chỉ tất bật “nay đây mai đó” cùng du khách, thậm chí làm việc xuyên Tết.

Nếu khách đông và đều tour, thu nhập của nghề hướng dẫn viên có thể giúp anh Tuấn Anh dư dả chi tiêu và lo được cho gia đình với mức lương 15-20 triệu đồng/tháng. Nhưng giờ đây mọi nguồn thu gần như mất trắng, biến một thanh niên 28 tuổi nhiệt huyết với nghề thành thất nghiệp.

Thất nghiệp gần 2 năm, hướng dẫn viên du lịch mong ngóng gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng
Dịch Covid-19 đã có những tác động lớn đến ngành du lịch.

Anh Tuấn Anh nhớ lại, từ nửa cuối tháng 1/2020, anh bắt đầu nhận những thông báo hủy chuyến đầu tiên từ các công ty du lịch. Đến nay, sau gần 2 năm, anh Tuấn Anh vẫn chưa nhận được cuộc gọi nào từ các đơn vị lữ hành bởi nhiều nơi đã dừng hoạt động hoặc phải cắt giảm nhân sự tối đa để duy trì bộ máy. “Cơ hội để có việc làm như trước đây vô cùng khó khăn với những hướng dẫn viên như chúng tôi”, anh Tuấn Anh thở dài.

Sau gần 10 năm gắn bó với nghề hướng dẫn viên du lịch, chị Nguyễn Hồng Hạnh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tâm sự đã từng trải qua một số giai đoạn khó khăn của ngành du dịch cũng như những khủng hoảng riêng của nghề. Nhưng với chị, tất cả những gì đã xảy ra đều không “đáng sợ” bằng khoảng thời gian cả chị và hàng ngàn đồng nghiệp mất việc vì Covid-19.

Chị Hạnh rơi vào cảnh “3 không”: không có việc làm, không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do không có hợp đồng lao động. Do vậy, để có nguồn thu nhập, chị Hạnh chấp nhận bán hàng online để kiếm thêm thu nhập, chờ cơ hội quay trở lại với nghề.

Không chỉ riêng anh Tuấn Anh và chị Hạnh, dịch Covid-19 khiến nhân lực ở các đơn vị kinh doanh trực tiếp, hướng dẫn viên du lịch và lao động trong nhiều lĩnh vực phụ trợ như cung ứng dịch vụ lữ hành, nhà hàng, khách sạn… phải lần mò tìm đường sống, dù là bất kì công việc gì. Họ hầu hết đều đã phải chuyển nghề để mưu sinh, kể cả làm xe ôm công nghệ, làm người giao hàng, bán hàng online… Những người quyết bám nghề đến cùng sẽ tận dụng vốn ngoại ngữ làm phiên dịch, chờ tương lai của ngành du lịch phục hồi.

Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021, thị trường lao động chưa có dấu hiệu khả quan với số người có việc làm giảm, tỉ lệ người thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức tăng lên. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,1 triệu người, tăng 101,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2021, khách du lịch đến Hà Nội chỉ bao gồm khách du lịch nội địa, ước đón 2,9 triệu lượt khách, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm trước.

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế, số người nước ngoài đến Hà Nội trong thời gian này không nhiều và chủ yếu là chuyên gia, người lao động lưu lại làm việc tại các địa phương của Việt Nam và Hà Nội. Từ những số liệu trên có thể thấy, thời điểm này, trải qua 4 đợt dịch Covid-19, bức tranh của ngành du lịch chưa có nhiều khởi sắc. Dẫn đến nhân lực của ngành du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên vẫn đang chật vật, phải tự “ngụp lặn” vượt cơn “sóng thần” Covid-19.

Cứu cánh cho nhân lực ngành "công nghiệp không khói"

Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy tổng số lượng hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ trên toàn quốc hiện nay là hơn 26.721 người (trong đó 16.965 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 8.743 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 1.013 hướng dẫn viên du lịch tại điểm), khoảng 30% doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành đã rút lui khỏi thị trường. Những doanh nghiệp còn giấy phép thì hoạt động cầm chừng và lâm vào tình trạng rất khó khăn.

Nhằm hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP với tổng giá trị khoảng 26.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 cũng được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.

Ngay sau khi nhận được thông tin về gói hỗ trợ, anh Tuấn Anh bày tỏ sự phấn khởi. “Những ngày qua, trong các nhóm của hướng dẫn viên du lịch có chia sẻ về gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Chúng tôi rất mong chờ được phổ biến điều kiện hồ sơ, thủ tục để tiếp cận gói hỗ trợ này. Dù chưa biết việc hỗ trợ triển khai như thế nào nhưng bản thân tôi vẫn cảm thấy rất vui. Bởi nếu không được quan tâm kịp thời và đúng mức, nhân sự chất lượng trong ngành và đặc biệt là các hướng dẫn viên sẽ phải chuyển nghề để tồn tại. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch khi phục hồi trở lại”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

Thất nghiệp gần 2 năm, hướng dẫn viên du lịch mong ngóng gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng
Mất việc do dịch Covid-19, nhiều hướng dẫn viên mong muốn được tiếp cận hỗ trợ từ gói an sinh 26.000 tỷ đồng của Chính phủ để ổn định cuộc sống.

Còn đối với chị Hạnh, đây là chính sách an sinh thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt là với nhóm ngành hướng dẫn viên du lịch như chị: “Nghe thông tin gói hỗ trợ này, bản thân tôi cũng phấn khởi. Chính sách trên đã động viên rất nhiều đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19. Đây là sự quan tâm của Chính phủ đối với người lao động gặp khó khăn”.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thành lập tổ công tác để triển khai. Các thành viên trong tổ có trách nhiệm nghiên cứu chính sách, chủ động tham mưu, đề xuất các ý kiến để xây dựng kế hoạch triển khai cho phù hợp.

Sau khi có Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 8/7, Sở cũng đã họp tổ công tác, đồng thời, phối hợp với các sở, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo quyết định của Thành phố. Về cơ bản, các chính sách hỗ trợ của thành phố Hà Nội thực hiện theo định hướng của Trung ương và phù hợp với thực tế ở từng địa phương, nhóm đối tượng. Quy trình triển khai bảo đảm linh hoạt, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác, việc xây dựng tiêu chí xác định đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng sẽ được tiến hành cẩn trọng, bảo đảm đúng người

Trao đổi với báo chí về nội dung này, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, điều gì tốt nhất cho người lao động, Hà Nội sẽ áp dụng. Vì thế, các chính sách hỗ trợ sẽ được triển khai linh hoạt, tránh trùng lặp, không bỏ sót.

“Trên tinh thần đó, Hà Nội triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo nguyên tắc nhất quán: Điều gì tốt nhất cho người lao động, Hà Nội sẽ áp dụng, đồng thời đưa nguồn lực đến đúng đối tượng, tạo điểm tựa cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn”, bà Bạch Liên Hương khẳng định.

Với sự sẵn sàng của cơ quan chức năng và các địa phương, tin tưởng rằng, gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP sẽ được triển khai khẩn trương, linh hoạt và đúng đối tượng, giúp người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn sớm tiếp cận để có được trợ lực vượt qua đại dịch Covid-19.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dịp lễ, Tết

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dịp lễ, Tết

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang triển khai các nhiệm vụ nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trong đó có an toàn giao thông đường thủy và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Ất Tỵ 2025.
Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ

Cấp cứu liên khoa cứu sống người bệnh đứt lìa cổ chân do máy cắt cỏ

(LĐTĐ) Vừa qua, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nối liền cổ chân bị đứt rời cho một nam bệnh nhân (34 tuổi, quê Phú Thọ). Đây là trường hợp hy hữu và đầy thách thức khi lưỡi máy cắt cỏ gãy văng trúng cổ chân với tốc độ cao, khiến toàn bộ cổ chân phải của bệnh nhân bị đứt lìa hoàn toàn.
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024

(LĐTĐ) Tại hội nghị, có 4 tập thể, 3 cá nhận được nhận Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội; 17 tập thể, 15 cá nhân được Ủy ban nhân dân quận tặng giấy khen...
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

(LĐTĐ) Theo Nghị định 158/2024 của Chính phủ, taxi phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, có thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe, tại vị trí hành khách dễ quan sát.
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024

(LĐTĐ) HLV Kim Sang Sik nhiều khả năng sẽ tiếp tục có những sự thay đổi bất ngờ trong đội hình xuất phát của đội tuyển Việt Nam ở trận bán kết lượt đi gặp Singapore tại AFF Cup 2024 (ASEAN Cup).
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các cấp Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo thiết thực về vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW

TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tập trung thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TW).

Tin khác

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao

(LĐTĐ) Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), hiện đang là thời điểm cao điểm để các doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng cuối năm. Chỉ tính riêng trong tháng 11, hơn 40.000 cơ hội việc làm đã được các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đưa ra, khoảng 15% vị trí có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng...
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024 đến nay vượt xa mục tiêu cả năm, chỉ trong 11 tháng đã đạt 114% kế hoạch năm. Điều này có được nhờ duy trì ổn định các thị trường truyền thống, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc…
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm

(LĐTĐ) Bên cạnh “đặc sản” deadline, những ngày cuối năm còn làm say đắm hàng triệu người trẻ với những lễ hội, những buổi party sôi động để “quẩy banh nóc” sau 1 năm dài miệt mài với công việc.
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), quỹ tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước tăng ổn định, theo hiệu quả kinh doanh, cải thiện từ 8 - 10%...
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, với những tín hiệu tích cực từ các dự án và hoạt động đấu giá. Đà nhộn nhịp của hoạt động kinh doanh bất động sản càng rõ nét hơn vào những tháng cuối năm, đã kéo theo nhu cầu tuyển dụng tăng ở nhóm ngành này.
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

(LĐTĐ) Sự phát triển kinh tế 3 cực tăng trưởng lớn của vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương đã tạo ra hàng trăm nghìn công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhịp điệu sôi động cũng như gam màu “tươi sáng” đối với thị trường lao động nơi đây.
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Năm 2024 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 9.651 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó lao động thường trú tại Thành phố đi làm việc là 1.455 người.
Xem thêm
Phiên bản di động