Đi tàu TP.HCM - Hà Nội chỉ mất 25 giờ 24 phút

LĐTĐ - Tuyến đường sắt TP.HCM - Hà Nội hiện hữu sẽ được nâng cấp để rút ngắn còn 25 giờ 24 phút (hiện tại là 29 giờ) với năng lực khai thác 50 tàu/ngày đêm.

Đây là phương án được cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) lựa chọn và Tổng công ty Đường sắt VN (VNR) bày tỏ sự đồng thuận khi báo cáo với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Chính phủ, về đánh giá cuối cùng đối với việc nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam do JICA thực hiện (tháng 6/2013). Lý do là phù hợp với nguồn lực VN trong giai đoạn 5-10 năm tới và xa hơn.

Đoạn đường sắt Bắc Nam qua đèo Hải Vân là một trong những nút thắt quan trọng cần xử lý để nâng cấp đường sắt Bắc Nam.

Nâng cấp hiện hữu

Báo cáo Bộ GTVT và Chính phủ, VNR cho biết việc nghiên cứu của JICA về xây mới tuyến đường sắt trục Bắc - Nam triển khai từ tháng 5/2011 đến tháng 3/2013 sau khi tiếp nhận những ý kiến của Quốc hội trong kỳ họp năm 2010. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lần này là: định hướng phát triển đường sắt trên trục Bắc Nam, các phương án nâng cấp tuyến đường sắt hiện có khổ 1m, xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc (ĐSCT) chính là các yêu cầu mà Chính phủ VN đặt ra cho đoàn nghiên cứu của JICA khi ký hiệp định dự án hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại nghiên cứu tuyến đường sắt vào tháng 1/2011.

Với đường sắt Bắc Nam khổ 1m hiện tại, đoàn nghiên cứu JICA đề xuất bốn phương án cải tạo kèm những phân tích cụ thể cho từng phương án. Trong đó phương án A2 (nâng cấp đường đơn, không điện khí hóa, tốc độ chạy tàu lớn nhất 90 km/h, thời gian chạy tàu Bắc Nam còn 25 giờ 24 phút, hiện tại là 29 giờ, với năng lực khai thác 50 tàu/ngày đêm, chi phí đầu tư là 1,8 tỷ USD) thực hiện sau khi đã hoàn thành phương án A1. Phương án này cần được hoàn thành trong giai đoạn 2020-2025.

Phương án A2 được JICA kiến nghị lựa chọn do có tính khả thi nhất khi xét yếu tố kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Cụ thể, việc nâng cấp này đáp ứng cả nhu cầu vận tải hàng hóa lẫn hành khách với nhiều cự ly vận chuyển (trung bình, vận tải địa phương, đô thị) và gom khách cho ĐSCT. Về kinh tế cũng được xem là hiệu quả cao với tỷ suất nội hoàn vốn đạt 14%. Sau khi được nâng cấp và đi vào khai thác năm 2030.

Sau 2030 mới làm ĐSCT

Về xây mới đường sắt Bắc Nam, JICA cho rằng với các dự án mở rộng, xây mới đường bộ cao tốc, hàng không thì từ nay tới năm 2030 trục Bắc Nam đáp ứng được nhu cầu vận tải mà không cần ĐSCT. Tuy nhiên sau năm 2030, nếu không có ĐSCT sẽ dẫn tới ùn tắc và quá tải trên đường bộ, đường không. ĐSCT là cách thức phù hợp nhất để thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ vận tải khách tốc độ nhanh, chất lượng cao.

Để nâng tốc độ chạy tàu đường sắt Bắc Nam, cần phải xóa bỏ hệ thống đường ngang dày đặc hiện nay (ảnh chụp đoạn đường sắt Bắc Nam qua địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội).

Theo đó, JICA tính toán nếu tốc độ tăng trưởng GDP của VN với giả định 6%/năm thì thời điểm phù hợp để làm một trong hai đoạn ĐSCT ưu tiên là khoảng năm 2030 và hoàn thành toàn tuyến vào sau năm 2040. Trong báo cáo JICA đưa ra để xây dựng ĐSCT tốc độ thiết kế tối đa 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h thì chi phí xây dựng đoạn ưu tiên phía Bắc (Hà Nội - Vinh, dài 284km, khai thác từ năm 2036) có chi phí 10,2 tỷ USD với đơn giá 35 triệu USD/km; đoạn ưu tiên phía Nam (TP.HCM - Nha Trang dài 366km, khai thác từ năm 2031) có chi phí 9,9 tỷ USD với đơn giá 27,1 triệu USD/km.

Về tương quan giữa ĐSCT và đường sắt hiện tại sau khi nâng cấp, JICA cho biết ĐSCT có vai trò đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách dọc hành lang Bắc Nam trong giai đoạn sau năm 2030, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng với dịch vụ vận tải tốc độ cao. Còn đường sắt Bắc Nam (đã cải tạo theo phương án A2) sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa với nhu cầu ước tính 50-60 đôi tàu hàng/ngày vào năm 2030 và đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách ở cự ly trung bình, vận tải địa phương ở các đô thị lớn và gom khách cho ĐSCT.

Lý giải của VNR

Đồng thuận với đề xuất của JICA, nhưng trong báo cáo gửi Chính phủ và Bộ GTVT, VNR có sự khác biệt về việc chọn xây trước đoạn ĐSCT thực nghiệm cần đầu tư trước là đoạn sân bay Long Thành - Thủ Thiêm (36km) chứ không phải đoạn Hà Nội - Phủ Lý (46km, được JICA chấm điểm cao nhất). Đây là đoạn được UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị thực hiện trước để đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực và VNR cũng thống nhất quan điểm với UBND tỉnh Đồng Nai.

Còn về việc nâng cấp đường sắt hiện tại theo phương án A2, VNR cho là phù hợp nhất trong bốn phương án mà JICA đưa ra. Bởi vì nếu nâng cấp đường sắt Bắc Nam lên khổ 1,435m để chạy chung tàu hàng với tàu khách thì vượt quá yêu cầu vận tải hàng hóa nhưng không đáp ứng được vận tải hành khách tốc độ cao. “Nếu VN xây dựng mới tuyến đường sắt cấp I, khổ 1,435m (chạy chung tàu khách tàu hàng, tốc độ tối đa 150km/h) và sau này lại nâng cấp thành ĐSCT (chỉ chạy tàu khách) sẽ không khả thi do tuyến ĐSCT chủ yếu đi trên cao; đầu máy toa xe của ĐSCT và đường sắt cấp I khác nhau về công nghệ... sẽ dẫn tới đầu tư không hiệu quả và lãng phí”, ông Trần Quốc Đông, phó tổng giám đốc VNR, cho biết.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông:

Chính phủ sẽ trình lên Quốc hội

Nội dung báo cáo của VNR về đánh giá cuối cùng của JICA đối với xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam là để báo cáo lên Bộ GTVT về kết quả của dự án hỗ trợ kỹ thuật theo chỉ đạo của Thủ tướng vào ngày 23/7/2010 sau khi Quốc hội có ý kiến về dự án này vào kỳ họp năm 2010 chứ không phải là báo cáo về dự án.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT trên cơ sở những ý kiến đóng góp của Quốc hội, tổng hợp đưa vào nội dung nghiên cứu, đánh giá và Bộ GTVT giao VNR phối hợp JICA nghiên cứu. Vừa rồi VNR báo cáo để nghiệm thu dự án hỗ trợ kỹ thuật. Bộ chỉ đạo VNR phần nào hợp lý, chưa hợp lý trong báo cáo của JICA phải nêu lên để có cơ sở báo cáo Thủ tướng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, Chính phủ sẽ cập nhật vào dự án trước đây đã trình Quốc hội (năm 2010 - PV). Sau đó Chính phủ sẽ trình dự án lên Quốc hội. Đến nay thời gian trình chưa xác định được.

4 phương án nâng cấp đường sắt Bắc Nam

- A1: Dựa trên cơ sở các dự án đang thực hiện, phê duyệt cho đường sắt Bắc Nam hiện nay nhằm duy trì đủ độ an toàn cho kết cấu hạ tầng như cải tạo cầu yếu, hầm cũ, hệ thống thông tin tín hiệu, cải tạo đường ngang để đảm bảo tốc độ chạy tàu tối đa 90 km/h với tàu khách khổ 1m, đường đơn. Phương án này đang triển khai sẽ rút ngắn thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TP.HCM còn 29 giờ 6 phút với năng lực khai thác 32 tàu/ngày đêm trên cả hai hướng (hiện VNR chỉ khai thác hai đoàn tàu SE3/4 đạt thời gian 29 giờ 30 phút).

- A2: Thực hiện các biện pháp điều chỉnh hướng tuyến cho ba đoạn nút cổ chai chính nhiều đường cong và dốc như đèo Hải Vân, đèo Khe Nét, Hòa Duyệt - Thanh Luyện (Hà Tĩnh), tăng cường hệ thống thông tin, điều chỉnh khoảng cách các ga. Sau khi cải tạo sẽ đảm bảo 50 đoàn tàu hoạt động trên tuyến mỗi ngày, tốc độ chạy tàu khách bình quân 90 km/h trên đường đơn khổ 1m. Thời gian chạy tàu Hà Nội - TP.HCM còn 25 giờ 24 phút. Tổng mức đầu tư ước tính 1,8 tỷ USD. Đây là phương án được JICA kiến nghị áp dụng.

- B1: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1m để chạy tàu khách 120 km/h, thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến TP.HCM còn 15 giờ 36 phút. Phương án này sẽ cải tạo ba đoạn nút cổ chai chính bằng cách xây dựng đoạn tuyến bằng hầm, thay thế ray và tà vẹt, các đường ngang cùng mức sẽ đóng mở tự động để đảm bảo chạy tàu tốc độ cao hơn; đầu tư thêm đầu máy toa xe có khả năng vận hành tốt ở tốc độ chạy tàu 120 km/h để vận hành 116 đoàn tàu/ngày. Chi phí ước tính 14,5 tỷ USD.

- B2: Nâng cấp đường sắt hiện tại thành đường đôi khổ 1,435m, tốc độ chạy tàu khách 150 km/h, tàu hàng 60-80 km/h (tàu chở container lên 120 km/h). Thực hiện phương án này phải sử dụng tàu động cơ điện với tàu khách và đầu máy động cơ điện với tàu hàng. Thời gian chạy tàu Hà Nội - TP.HCM còn 12 giờ 42 phút. Số tàu hoạt động trên tuyến là 122 tàu/ngày. Chi phí nâng cấp ước tính 27,7 tỷ USD.

Nguồn  Tuổi Trẻ

Nên xem

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Với phương châm “Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức Công đoàn”, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Chính vì vậy, số lượng đoàn viên được kết nạp và số công đoàn được thành lập mới đã tăng đáng kể, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đang được các cấp Công đoàn Thủ đô tuyên truyền tới đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...

Tin khác

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...
TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ

(LĐTĐ) Các cấp chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động thiết thực, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới là mức tham chiếu. Mức tham chiếu này, hiện các cơ quan Chính phủ đang tính toán phương án phù hợp, làm sao để không thấp hơn khi đang áp dụng mức lương cơ sở.
Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính trị trưởng thành từ công nhân, Công đoàn”.
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

(LĐTĐ) Hôm nay (19/5), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024) - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, mỗi chúng ta càng thấm thía những lời dạy của Người về đạo đức cách mạng, về "cần, kiệm, liêm, chính", về đại đoàn kết để xây dựng đất nước phồn vinh; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Lối sống giản dị, thanh cao của Bác là một nét đẹp văn hóa cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người, là tấm gương sáng cho mọi tầng lớp nhân dân noi theo.
Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(LĐTĐ) Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Xem thêm
Phiên bản di động