Di sản văn hóa Việt Nam: Kết tinh những tinh hoa truyền thống

(LĐTĐ) Hà Nội có rất nhiều làng nghề, và qua những thăng trầm của lịch sử, người Hà Nội vẫn giữ được nếp văn hóa thờ cúng tổ nghề. Nếp sống ấy đã trở thành Đạo và có giá trị cốt lõi làm nên tinh hoa Văn hóa Thăng Long – Hà Nội.
di san van hoa viet nam ket tinh nhung tinh hoa truyen thong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam: Tôn vinh di sản áo dài Việt
di san van hoa viet nam ket tinh nhung tinh hoa truyen thong Nhiều hoạt động chào mừng ngày di sản văn hóa Việt Nam

Tinh hoa làng nghề, phố nghề

Tiến sỹ Nguyễn Vi Khải, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương, tập quán riêng theo nghĩa rộng. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 297 làng nghề được công nhận, trong đó có 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng làm nghề nón, mũ lá; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 51 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm…

di san van hoa viet nam ket tinh nhung tinh hoa truyen thong
Các chuyên gia, các nhà văn hóa cùng tọa đàm về tục thờ Tổ bách nghệ của Việt Nam tại di tích Đình Kim Ngân (Phố cổ Hà Nội). ảnh: Bảo Thoa

Còn Phố nghề là khái niệm chỉ không gian giao thông đường – phố đô thị gắn với những nghề nhất định. “Cụm từ Hà Nội 36 phố phường là cách nói ước lệ của các phố nghề có lẽ xuất phát từ cách diễn đạt của nhà văn hóa Dương Quảng Hàm trong ca dao về 36 phố ở Hà Nội. Thực ra các phố chuyên buôn bán, sản xuất có tên “hàng” có thể đến gần 80 phố tại Hà Nội, trong đó có một số nghề nằm trong phố cổ. Đặc trưng nổi tiếng nhất của phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các Làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình”, Tiến sỹ Nguyễn Vi Khải phân tích thêm.

Nhiều Phố nghề Hà Nội có nguồn gốc từ Làng nghề Hà Tây cũ, người dân lập nghiệp trở thành Phố nghề ở đất kinh thành và định cư sống lâu dài tại đất Thăng Long. Khi đó, quan hệ giữ những người làm nghề còn sâu sắc trong mối quan hệ văn hóa chung.

Thống kê nguồn gốc nghề từ Làng ra Phố ở Kinh thành cho thấy có nhiều nghề như Nghề thêu gốc thì ở các làng Quất Động, Hướng Dương, Đào Xá huyện Thường Tín. Nghề thêu do cụ Lê Công Hành sáng lập khoảng năm 1650, nay là khu vực phố Yên Thái và cuối phố Hàng Trống; Nghề làm lọng gốc ở thôn Đào Xá, huyện Thường Tín cũng do cụ Lê Công Hành sáng lập, sau các nghệ nhân làm lọng tập trung ở phố nghề xunh quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm; hay nghề mộc, đồ gỗ có gốc ở làng Liễu Viên, Phượng Dực, huyện Thường Tín mà sau này dân làng mộc tạo nên phố nghề Trang Lâu (Lò Sũ hiện nay); nghề tiện có nguồn gốc từ làng Nhị Khê, dân nghề tập trung ở các phố Hàng Hành, Hàng Gai, Tô Tịch. Giờ đây ở số 11 Hàng Hành còn có Nhị Khê vọng từ thờ tổ nghề tiện…

Có rất nhiều Làng nghề ra Phố nghề ở đất Thăng Long – Hà Nội, nhưng dù là nghề gì cũng có những nét đặc trưng riêng tạo nên một quần thể di sản văn hóa đặc sắc, tinh hoa của đất kinh kỳ.

Văn hóa thờ cúng tổ nghề

Tín ngưỡng thờ tổ nghề ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được coi là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện sự biết ơn đến những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Theo Nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian Hoàng Khôi, đề cao vị tổ nghề là đề cao một công tích của người khai sáng một nghề, một ngành nào đó giúp cho một tiểu cộng đồng, một cộng đồng nâng cao đời sống, thay đổi vị thế, có thể trường tồn với thời gian. Đó là một thái độ đẹp, một lối sống đẹp, một biểu hiện của lòng biết ơn đối với “Bách nghệ tổ sư”. Dân tộc ta hàng ngàn năm nay cùng với nghề nông là cơ bản, đã có nhiều nghề thuộc nhiều lĩnh vực: Ngư nghiệp, lâm nghiệp, thủ công, mỹ nghệ… Những nghề nghiệp ấy đảm bảo cuộc sống trường tồn cho các tầng lớp nhân dân và đến ngày nay vẫn đang trực tiếp phục vụ cho nhiều nhu cầu trong đời sống.

Tiến sỹ Nguyễn Vi Khải dẫn chứng, việc thờ cũng tổ nghề cũng gắn liền với việc tổ chức các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc. Có những phố nghề tổ chức thường xuyên việc rước xách từ làng quê cũ ra Kinh, mà dân phường thêu ở phố Yên Thái là một ví dụ khá tiêu biểu. Cũng có một số nơi gắn Lễ hội với liên hoan, triển lãm, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm làng nghề như Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội do Sở Du lịch và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long, trong đó có sự kiện Lễ rước Tổ nghề truyền thống của 3 làng nghề tiêu biểu là làng nghề gỗ mỹ nghệ La Xuyên, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, làng nghề Gốm sứ Bát Tràng.

Đặc biệt với việc thờ cúng tổ nghề gắn với bảo tồn phát triển Làng nghề, Phố nghề là định hướng đến giá trị đạo lý không chỉ là “uống nước nhớ nguồn” mà ở cung bậc cao hơn thế là hướng đến giá trị chân, thiện, mỹ.. giá trị sống nhân văn hơn. Mối quan hệ này là quá trình lan tỏa giá trị văn hóa nghệ thuật bao gồm nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật, hội họa, văn hóa ẩm thực vùng miền… Mối quan hệ Làng nghề đến Phố nghề và tục thờ tổ nghề là một liên mạch khẳng định không gian và hành trình di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt nói chung và người dân đất Thăng Long – Hà Nội nói riêng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cải tiến cách sử dụng và phương pháp quản lý nguồn nước tại doanh nghiệp

Cải tiến cách sử dụng và phương pháp quản lý nguồn nước tại doanh nghiệp

(LĐTĐ) Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được thực hiện hơn 10 năm qua, mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động của toàn xã hội trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Trong đó, các chiến lược, sáng kiến quản lý nguồn nước tại các doanh nghiệp góp phần không nhỏ trên hành trình này.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
Ngày 12/5 sẽ diễn ra ngày hội gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động

Ngày 12/5 sẽ diễn ra ngày hội gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động

(LĐTĐ) Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 12/5 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh. Ngày hội có quy mô khoảng 10.000 người tham gia và bao gồm nhiều hoạt động phong phú…
Thanh Trì gặp mặt cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Thanh Trì gặp mặt cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Hội Cựu chiến binh huyện Thanh Trì phối hợp với Huyện Đoàn, Hội Cựu Thanh niên xung phong tổ chức Hội nghị gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tổ chức giải golf chào mừng ngày thành lập

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tổ chức giải golf chào mừng ngày thành lập

(LĐTĐ) Giải đấu hứa hẹn đầy hấp dẫn và thách thức, với các giải thưởng lớn như: Hole In One là 2 chiếc xe Mecerdes, các giải thưởng tiền mặt, quà tặng lên đến 10 tỷ đồng.

Tin khác

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái

(LĐTĐ) Sau 4 năm không tổ chức vì những lý do khách quan, năm nay, lễ thả hoa đăng được tổ chức trở lại tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hoà), 15.000 chiếc đèn hoa đăng từ trên 24 chiếc ghe đã được thả xuống dòng sông Cái - đoạn đi qua Khu di tích tháp Bà Ponagar.
Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

Quận Ba Đình: Rộn ràng Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại

(LĐTĐ) Ngày 29/4, tại Đình Vĩnh Phúc (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tổ chức Lễ hội kỷ niệm 981 năm Thập tam trại.
Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

(LĐTĐ) Trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vẫn được cán bộ và nhân dân địa phương nỗ lực giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Chúng ta của sau này

Chúng ta của sau này

(LĐTĐ) Hà Nội đầu hạ bị cái oi bức của nắng chiếm giữ. Những tia sáng gắt gao oằn mình trên các khu nhà cao tầng của thành thị. Và tại một trong những tòa nhà cao tầng đầy ắp những người phải lao động trí óc không ngơi tay ấy, chiếc cà vạt khiến cho tôi càng như mắc kẹt trong không khí nóng bừng. Cả bộ tây trang này nữa. Chúng chẳng khiến tôi thấy mình trông trang trọng hơn tí nào, thay vào đó, tôi đâm ra lo ngay ngáy rằng liệu đối tác có để ý những vệt mồ hôi đầy mỏi mệt đang lăn trên cổ áo của tôi hay không.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Xem thêm
Phiên bản di động