Đền Hai Bà Trưng - Di tích trọng điểm mang đậm giá trị về lịch sử, văn hóa và tâm linh
Đoàn nữ VĐV đạt Huy chương Vàng SEA Games 31 dâng hương tại Đền Hai Bà Trưng Huyện Mê Linh: Khai mạc Giải bóng đá tranh Cúp Hai Bà Trưng lần thứ nhất - năm 2022 |
Đền Hai Bà Trưng nằm tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Nơi đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa cách mạng lâu đời; chính là quê hương của Hai Bà Trưng - hai vị nữ Vương ghi công đầu trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc với cuộc khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 (sau Công nguyên).
Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị lớn lên trong tinh thần yêu nước, ngay từ nhỏ đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, “văn võ song toàn”, rất can đảm, dũng lược. Với quyết tâm “Đền nợ nước, trả thù nhà”, Hai Bà đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương và Nhân dân cả nước đứng lên chống lại sự thống trị tàn bạo của nhà Hán, đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng nhà nước độc lập, thống nhất.
![]() |
Toàn cảnh Đền Hai Bà Trưng từ trên cao. |
Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (từ năm 40-43 sau Công nguyên) là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt trong suốt thời gian dài bị đô hộ bởi các triều đại phong kiến phương Bắc. Cuộc khởi nghĩa mở ra một trang sử bất diệt cho dân tộc ta buổi đầu công nguyên, đó là sự thức tỉnh tinh thần dân tộc về quyền sống, quyền tự do của người Việt.
Chính vì vậy, Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã in đậm trong tâm tư, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam như một huyền thoại.
Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà, người dân Việt Nam đã thương kính, lập Đền thờ Hai Bà Trưng cũng như đền thờ các tướng lĩnh của Hai Bà ở nhiều nơi trong cả nước. Trong hệ thống các di tích thờ Hai Bà Trưng, thì ngôi Đền tại nơi đây có ý nghĩa đặc biệt, bởi đây là quê hương của Hai Bà, nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cở khởi nghĩa và dành thắng lợi.
Đây là một di tích trọng điểm, bởi di tích mang đậm giá trị về lịch sử, giá trị về văn hóa, tâm linh. Ở đằng sau lớp áo trầm mặc của thời gian, là những câu chuyện truyền cảm hứng về tinh thần quật khởi, về xây dựng quê hương, đất nước đậm chất nhân văn, về xây dựng ý chí tự chủ, tự lực, tự cường; là những câu chuyện về tình mẹ bao la biển cả, tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt... tất cả gói ghém lại trong không gian của mảnh đất cố đô xưa - nơi những vẻ đẹp không diễn tả hết bằng ngôn ngữ, mà chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim.
![]() |
Di tích Đền Hai Bà Trưng đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo ngày một khang trang. |
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương; của thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành và nhân dân cả nước; di tích Đền Hai Bà Trưng đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo ngày một khang trang; thu hút đông đảo du khách thập phương đến làm lễ, dâng hương, tham quan, chiếm bái, nghiên cứu, giao lưu, học tập.
Hiện Đền Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo trang hoàng với nhiều hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, tam tòa chính điện thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà và Sư phụ, Sư mẫu của Hai Bà; đền thờ thân phụ, thân mẫu của ông Thi Sách và ông Thi Sách; đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng; nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh… Nơi đây trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn quan trọng của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và du khách thập phương.
Đặc biệt, Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý như: Gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,…đáng chú ý là 23 đạo sắc phong. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ… được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí như rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù…
Với những giá trị và ý nghĩa lớn lao đó; năm 2013, Đền Hai Bà Trưng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2018, Đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chứng nhận Lễ hội Đền Hai Bà Trưng là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Ngày 4/1/2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 07 về việc công nhận điểm du lịch khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Chiến lược "chiêu mộ người Việt toàn cầu" của Techcombank

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Hiệu quả từ hoạt động thanh tra, kiểm tra

"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

LĐLĐ huyện Mỹ Đức quan tâm chăm lo đến đời sống lao động nữ
Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Tôi yêu Hà Nội 14/04/2025 20:56

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30