Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng

Đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất bổ sung cơ chế giám sát của Thủ tướng đối với Bộ trưởng, chẳng hạn nếu Bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm hoặc có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của bộ đó.
Trình Quốc hội một số cơ chế đặc thù xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Bổ sung cơ chế giám sát của Thủ tướng đối với Bộ trưởng

Ngày 14/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) đồng tình và đánh giá cao việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, sáng tạo và vươn mình của dân tộc.

Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ băn khoăn về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Cụ thể, dự thảo Luật nêu nguyên tắc công khai, minh bạch, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân nhưng không có quy định về cơ chế cụ thể để thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Nhân dân.

Vì vậy, đại biểu đề xuất quy định Chính phủ có trách nhiệm giải trình công khai trước Nhân dân và Quốc hội về các chính sách lớn thông qua các báo cáo định kỳ, phiên chất vấn công khai và cơ chế phản biện xã hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.

Về nguyên tắc phân định thẩm quyền, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật quy định Chính phủ hướng dẫn chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền nhưng chưa làm rõ ranh giới giữa phân quyền, tức là trao quyền quyết định độc lập và phân cấp, trao quyền thực hiện nhưng vẫn chịu sự chỉ đạo từ trên xuống.

Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Quốc hội

“Nếu không có ranh giới rõ ràng, có thể xảy ra tình trạng Chính phủ vẫn can thiệp sâu vào công việc của địa phương, làm giảm tính chủ động của chính quyền địa phương”, theo đại biểu.

Từ đó, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị làm rõ khái niệm phân quyền và phân cấp theo hướng phân quyền là chính quyền địa phương có quyền quyết định độc lập trong một số lĩnh vực, ví dụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Còn phân cấp là việc chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ nhưng vẫn chịu sự giám sát.

Đề cập đến quy định “Thủ tướng Chính phủ không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng”, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chưa làm rõ cơ chế kiểm soát của Thủ tướng đối với các Bộ trưởng trong trường hợp Bộ trưởng thực hiện không hiệu quả nhiệm vụ được giao.

“Thực tế đã có nhiều trường hợp Bộ trưởng bị phê bình vì không hoàn thành nhiệm vụ nhưng việc xử lý trách nhiệm thì chưa rõ ràng. Đề xuất bổ sung cơ chế giám sát của Thủ tướng đối với Bộ trưởng, chẳng hạn nếu Bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm hoặc có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của bộ đó”, đại biểu Thạch Phước Bình nêu rõ.

Về quy định “chính quyền địa phương có thể đề xuất phân quyền khi có đủ điều kiện, năng lực”, đại biểu nhìn nhận dự thảo Luật không xác định rõ tiêu chí đánh giá năng lực và điều kiện cần thiết. Vì vậy, cần bổ sung tiêu chí đánh giá, điều kiện phân quyền theo hướng chính quyền địa phương được đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm quản lý và đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ.

Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng
Đại biểu Vũ Trọng Kim (Đoàn tỉnh Nam Định). Ảnh: Quốc hội

Không để cấp trên lợi dụng ủy quyền nhằm né tránh trách nhiệm

Đại biểu Vũ Trọng Kim (Đoàn tỉnh Nam Định) cho biết: “Người ta đặt ra câu hỏi rằng, Thủ tướng có giảm đi, có hạn chế quyền hạn của mình không khi không quyết định những vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực của bộ, ngành?”

Cụ thể, trong giao quyền cho Bộ trưởng, cho các thành viên Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề thể hiện vị trí, vai trò, quyết định rất quan trọng về những chủ trương, chính sách trong những trường hợp thật cần thiết. Ví dụ, như vấn đề tai nạn, tình trạng khẩn cấp, bão lũ, hỏa hoạn, về những tình huống đặt ra.

Vấn đề đặt ra là Bộ trưởng tự quyết định theo phân công, phân nhiệm đó hay liên quan đến huy động nhiều bộ, nhiều lực lượng và huy động được khối lượng phương tiện, vật chất của quốc gia để phục vụ cho một nhiệm vụ nặng nề như vậy thì có phải quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vai trò, vị trí của Thủ tướng ở chỗ nào trong lúc tình huống xảy ra như vậy?

Về vấn đề ủy quyền, đại biểu Vũ Trọng Kim phân tích, ủy quyền là việc ai người ấy làm, nhưng trong luật cần nói rõ hơn, đừng để cấp trên lợi dụng để né tránh trách nhiệm, bởi vấn đề nhạy cảm cho nên né tránh thì ủy quyền, cũng đừng để cấp dưới phải nhận việc ngoài chức năng, nhiệm vụ của mình quá lớn hoặc quá nhiều, quá tải sẽ ảnh hưởng những công việc chính của mình.

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan trung ương với địa phương

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn tỉnh Bình Dương) cũng góp ý về nội dung phân quyền và phân cấp. “Tôi thấy ở đây về cơ bản chúng ta chưa đưa ra một nội hàm về quyền và các cấp, thành ra rất dễ bị lẫn.

Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội.

Khi không phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan trung ương với địa phương thì thực tế điều hành là đang gây khó khăn, cản trở trong sản xuất, trong phát triển kinh tế rất nhiều. Cho nên, tôi nghĩ việc này nên định nghĩa rõ”, theo đại biểu.

Tương tự về phân cấp, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị phải nêu rõ là Thủ tướng chỉ quyết định những vấn đề liên bộ, ngành hoặc các dự án lớn. Còn nếu không quy định, ví dụ đơn giản như hồ thủy điện xả nước để cứu cho nông nghiệp, tưới tiêu cho nông nghiệp cũng phải xin ý kiến Thủ tướng.

“Tôi thấy những vấn đề đấy sẽ hạn chế quyền hạn ở các bộ rất nhiều, làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả của các bộ, trong khi đó bộ chuyên ngành mới nắm vững, nắm rõ” đại biểu nói.

Đại biểu cũng cho rằng, dự thảo Luật quy định khá chung chung về quyền hạn, trách nhiệm của Phó Thủ tướng, trong khi đó rõ ràng phải là Bộ trưởng giỏi, Bộ trưởng lâu năm, Bộ trưởng có kinh nghiệm mới được đề bạt Phó Thủ tướng.

Đại biểu cho rằng, đọc trong luật này thì thấy Phó Thủ tướng chỉ là người giúp việc cho Thủ tướng, còn trách nhiệm của Phó Thủ tướng tới đâu với các Bộ phụ trách thì không thấy.

“Phải phân định rõ việc người ủy quyền chịu trách nhiệm tới đâu và người được ủy quyền cũng phải chịu trách nhiệm tới đâu thì nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng, của Phó Thủ tướng mới được rõ ràng, cụ thể hơn trong luật lần này”, đại biểu nêu quan điểm.

Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Bộ trưởng
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn tỉnh Trà Vinh) nhìn nhận quy định "Chính quyền địa phương được đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện, năng lực cần thiết" là tư duy mới của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã được luật hóa.

Đây là vấn đề hiện nay nhiều địa phương đang rất cần để giải phóng nguồn lực đang bị kìm hãm bởi các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, để tổ chức triển khai thực hiện suôn sẻ và thông suốt các nội dung phân quyền là hết sức khó khăn.

Vì vậy, đại biểu Trần Quốc Tuấn đề xuất bổ sung trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện, năng lực cần thiết, đồng thời phải bổ sung quy định giám sát chặt chẽ nội dung này.

Có như vậy, theo đại biểu, việc phân quyền mới thực sự hiệu quả, các điểm nghẽn mới có thể được tháo gỡ và các nguồn lực mới có thể được giải phóng tốt nhất nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ quận Ba Đình tham gia hiến máu tình nguyện

Đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ quận Ba Đình tham gia hiến máu tình nguyện

Ngày 22/3, tại Trường Tiểu học Ngọc Khánh, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện quận Ba Đình đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4; phát động phong trào hiến máu tình nguyện và Ngày hội hiến máu tình nguyện khối công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế

Để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột của nền kinh tế

Trong gần 4 thập kỷ qua, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, chuyển mình từ một thành phần kinh tế còn nhỏ lẻ, manh mún, thành trụ cột quan trọng của nền kinh tế.
Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Luxembourg theo hướng hiệu quả, thực chất

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Luxembourg theo hướng hiệu quả, thực chất

Tiếp tục chương trình làm việc tại Luxembourg, ngày 21/3, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg Xavier Bettel.
Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Lĩnh vực công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục dẫn đầu về dự định tuyển dụng trong quý 2/2025, theo sau là tài chính và bất động sản; công nghiệp và vật liệu. Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất...
Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Giải pháp nào để cải thiện khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhằm tăng năng lực cạnh tranh và tận dụng cơ hội trong kỷ nguyên mới.
TP.HCM: Đảm bảo an ninh, an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

TP.HCM: Đảm bảo an ninh, an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Chính quyền các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang khẩn trương chuẩn bị và đảm bảo an toàn việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Sri Lanka

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Sri Lanka

Ngày 21/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Sri Lanka, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã đến dâng hoa tại tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Không gian Hồ Chí Minh tại Thư viện Thủ đô Colombo; tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka Weerasinghe Geeganage cùng Ban lãnh đạo Đảng và tiếp Hội Đoàn kết Sri Lanka - Việt Nam.

Tin khác

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Dự thảo Chỉ thị “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” xác định 5 trọng tâm trong công tác đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).
Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại chương trình gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc nhân kỷ niệm 75 năm quan hệ.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cần thiết phải ứng dụng công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI) để từng bước hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), góp phần nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả của công tác này.
Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Ngày 18/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới.
Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chiều ngày 17/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về địa phương quản lý theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-Xã hội, Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội đang nỗ lực phấn đấu để hiện thực hóa mục tiêu.
Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực đã tạm ngừng xung đột, có thỏa thuận ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình.
Xem thêm
Phiên bản di động