Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên, bắt buộc phải dồn mọi sức lực, vượt qua khó khăn, thể hiện sự quyết tâm.
Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp tư nhân để bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính phủ đề xuất điều chỉnh tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Tăng tốc phát triển kinh tế hơn nữa

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 14/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng việc Chính phủ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên là rất cần thiết khi nguy cơ tụt hậu hiện hữu, cần tăng tốc phát triển kinh tế hơn nữa.

Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Đại biểu Tạ Đình Thi phát biểu thảo luận tại tổ.

Chia sẻ về 5 nhóm giải pháp của Chính phủ để đạt được mục tiêu trên, đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng, đây là những giải pháp cơ bản, đồng bộ cần triển khai thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên để tạo thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đại biểu cho rằng việc tạo lập niềm tin của thị trường là rất cần thiết.

Khi doanh nghiệp, người dân có niềm tin vào thị trường họ sẽ đầu tư, mua sắm, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Vì thế, trong dự thảo đề án cần nghiên cứu bổ sung thêm một giải pháp phát triển toàn diện thị trường hàng hóa dịch vụ, vốn, khoa học công nghệ, bất động sản, lao động. “Như vậy chúng ta mới có thể tạo ra xã hội mà ở đó, người dân, doanh nghiệp tin tưởng đầu tư” - đại biểu Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Trong dự thảo Đề án trình Quốc hội, Chính phủ cũng đề cập việc kêu gọi chiến sĩ, đồng bào cả nước chung sức đồng lòng thực hiện mục tiêu quan trọng này. Trên tinh thần đó, đại biểu Tạ Đình Thi kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ có các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền để người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước hiểu, đồng lòng thực hiện. Qua đó kêu gọi, tạo sự đồng thuận trong xã hội để hướng đến mục tiêu tăng trưởng này.

Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội).

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ nhất trí với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp Chính phủ đề ra trong Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. “Các nhóm nhiệm vụ rất đầy đủ, bao quát”, đại biểu nói.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh vấn đề Chính phủ xác định tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công, cho rằng đây là nhóm giải pháp rất cơ bản, tạo nguồn lực cơ sở vật chất cho đất nước để thực hiện được các chỉ tiêu đề ra.

Theo đại biểu, đến nay, chúng ta khởi động rất nhiều dự án quan trọng như sân bay Long Thành, dự án đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Nội Bài... Đây là nguồn công việc khổng lồ, đòi hỏi quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân. Nếu làm được những việc này thì khả năng thành công, đạt chỉ tiêu đã đề ra, vì vậy, sau khi Quốc hội thông qua Đề án, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung cao độ để triển khai thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng bày tỏ tâm đắc với nhóm giải pháp về thúc đẩy mạnh mẽ động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới tiên tiến... Theo đại biểu, đây là vấn đề sáng tạo, trong đó đã cập nhật yêu cầu về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. “Nếu làm được điều này mới có thể tăng tốc, đưa nền kinh tế phát triển”, đại biểu nói.

Tháo gỡ về thể chế, hỗ trợ cho đầu tư tư nhân

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, mục tiêu tăng trưởng năm 2025 là 8% có nhiều thách thức. Bởi năm 2024 tăng 7,09% dựa trên nền 5,05% (năm 2023) là một bước dễ hơn, còn năm 2025 tăng trưởng 8% trên nền 7,09 là rất khó.

Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội).

Thứ hai là, trong thế mạnh xuất khẩu năm 2025 thì có vấn đề đe doạ trong đạo thuế. Việt Nam là nước xuất siêu thứ 3 sang Mỹ, mà hiện nay 2 nước đã bị áp thuế cao cũng như nguy cơ chiến tranh thương mại thế giới xảy ra.

Thách thức nữa là năm 2025, tiến hành đồng thời nhiều nhiệm vụ lớn như Đại hội Đảng, cần tập trung nguồn lực, thời gian, trí tuệ vào, sẽ phân tán công sức, cùng với đang tổ chức bộ máy xong không thể hoạt động trơn tru ngay được. Bên cạnh đó là hàng loạt các công việc, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2026 và 2026-2030.

Chính vì vậy, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8%, bắt buộc phải dồn mọi sức lực vào, vượt qua khó khăn, thể hiện sự quyết tâm. “Vừa qua, Chính phủ có Nghị quyết 25/NQ-CP giao chỉ tiêu tăng trưởng, mỗi địa phương phải tăng trưởng bao nhiêu, mỗi ngành phải hành động gì. Nếu tất cả cùng hành động sẽ tạo xung lực, đạt đươc mục tiêu tăng trưởng đề ra” đại biểu nhấn mạnh.

Đồng tình với các giải pháp đã được chỉ ra, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh thêm, cần tháo gỡ rào cản, tháo gỡ về thể chế, hỗ trợ cho đầu tư tư nhân, giúp khu vực tư nhân phục hồi nhanh. Về đầu tư công giữa 2024-2025, không nên dừng lại đầu tư cho hạ tầng mà phải đầu tư cho sản xuất. Thúc đẩy tháo gỡ và phát triển về thị trường bất động sản.

Về xuất khẩu, phải chú trọng đến cán cân thương mại, đại biểu nêu liệu có hay không việc nhập vào rồi chạy qua sang các nước, cần kiểm soát chặt chẽ tránh để xảy ra đội lốt thương mại.

“Cần quyết liệt thực hiện Nghị quyết của Chính phủ giao chỉ tiêu các ngành, lĩnh vực, các địa phương nếu xắn tay vào sẽ đạt được mục tiêu”, đại biểu nhấn mạnh.

Cần quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Đại biểu Trần Thị Nhị Hà thảo luận tại tổ.

Cần có giải pháp để triển khai đầu tư công

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng Ban Dân nguyện nhất trí, đánh giá cao kịch bản tăng trưởng của Chính phủ. Đại biểu cho biết, các tổ chức quốc tế có dự báo tích cực về tăng trưởng của Việt Nam năm 2025, trong đó các ngân hàng dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh, nhưng kịch bản đề ra GDP tăng 8% trở lên là cao hơn cả dự báo. Vì vậy, cần có giải pháp cụ thể, đánh giá thách thức, khó khăn cần phải vượt qua, nhất là khó khăn đặc thù riêng trong năm 2025.

Theo Phó trưởng Ban Dân nguyện, một trong những giải pháp quan trọng là bổ sung 84.300 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công. Đây là giải pháp rất cụ thể, nhưng cũng là kịch bản tạo thêm áp lực về giải ngân vốn đầu tư công, trong điều kiện năm 2024, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với năm 2023, chỉ đạt khoảng 73%.

Vì vậy, cần có giải pháp để triển khai đầu tư công mạnh mẽ và hiệu quả, đồng thời có giải pháp để trả nợ. Với những khó khăn về điểm nghẽn đầu tư công như giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất, quy trình giải ngân dự án ODA... các bộ, ngành địa phương cần có những giải pháp cụ thể từ khâu triển khai tổ chức thực hiện và hoàn thiện thể chế để giải quyết những khó khăn này.

Theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, các giải pháp Chính phủ nêu đã đúng, trúng, bám sát thực tiễn, nhưng việc phân công cho các địa phương, bộ, ngành cần cụ thể, xác định những lĩnh vực nào cần đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới...

Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%.

Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi ngân sách Nhà nước lên mức khoảng 4 - 4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Ngành Du lịch Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với những tín hiệu tích cực. Trong bối cảnh ngành đang phấn đấu đạt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay, kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng đáng khích lệ tại nhiều địa phương.
Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Mới đây, tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vân Hòa, UBND huyện Ba Vì đã tổ chức bàn giao hộ dân, nhân khẩu thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì về thị xã Sơn Tây quản lý theo địa giới hành chính.
Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Nghiên cứu mở rộng, tăng làn xe cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Dự kiến, tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được mở rộng lên quy mô 10 - 12 làn xe theo phương thức PPP (đối tác công tư).
Tháng 7/2025, khai trương GO! Hưng Yên

Tháng 7/2025, khai trương GO! Hưng Yên

Tập đoàn Central Retail và Ban lãnh đạo hệ thống siêu thị GO! miền Bắc vừa tổ chức Ngày hội tuyển dụng tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hưng Yên. Kết thúc Ngày hội tuyển dụng, GO! Hưng Yên đã tuyển được 90% thành viên quản lý của cửa hàng, chuẩn bị khai trương vào tháng 7/2025, để đưa các sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên vào kinh doanh.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhằm cung cấp thông tin về lao động việc làm, xuất khẩu lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, sáng 24/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và Trường Đại học Đại Nam tổ chức “Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025”. Sự kiện thu hút 55 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh và cùng với gần 3.000 sinh viên, người lao động tham gia tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm.
Nhiều hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ từ dự án Home for Life

Nhiều hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ từ dự án Home for Life

Năm 2025, Home Credit tiếp tục đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao kiến thức về tài chính và thúc đẩy phát triển bền vững thông qua sáng kiến Giọng nói truyền cảm - Chìa khóa mở trái tim người học
Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại

Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại

"Hội thảo 1.000 Giáo viên - Phương pháp Sư phạm Giọng nói" đã tập trung thảo luận về các vấn đề như tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại, xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua giọng nói, ứng dụng công nghệ AI trong giảng dạy và giải pháp tuyển sinh trong đào tạo.

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

Tối 23/3, Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chương trình có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Dự thảo Chỉ thị “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” xác định 5 trọng tâm trong công tác đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật.
Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Bảo đảm chất lượng, tiến độ sửa đổi 3 Luật quan trọng của ngành Giáo dục

Ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).
Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Ưu tiên sửa đổi các luật về tổ chức, phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) dự kiến cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ

Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại chương trình gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc nhân kỷ niệm 75 năm quan hệ.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cần thiết phải ứng dụng công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI) để từng bước hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), góp phần nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả của công tác này.
Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Ngày 18/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới.
Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chiều ngày 17/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về địa phương quản lý theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-Xã hội, Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội đang nỗ lực phấn đấu để hiện thực hóa mục tiêu.
Xem thêm
Phiên bản di động