Đề xuất Thủ đô thu hút nhân tài không phụ thuộc vào bằng cấp chuyên môn, thủ khoa xuất sắc

(LĐTĐ) Một số ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng được thu hút, trọng dụng nhân tài là người có khả năng tham mưu, đề xuất, thực hiện những vấn đề lớn đang đặt ra đối với Thủ đô (như vấn đề về bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm dòng sông, ùn tắc giao thông,…) mà không phụ thuộc vào bằng cấp chuyên môn; thủ khoa xuất sắc.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Đề xuất thí điểm cho Thủ đô sẽ là tham khảo tốt cho thành phố Hồ Chí Minh Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ phát huy hiệu quả nguồn lực từ đất đai và tài sản công Sửa đổi Luật Thủ đô: Xây dựng cơ chế để Hà Nội phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò

Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo vừa gửi tới các vị đại biểu Quốc hội báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trước đó, tại phiên thảo luận tổ, về chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, một số ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc quy định chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trong dự thảo Luật để phù hợp với Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương; rà soát quy định về chế độ tiền lương, thu nhập tại Điều này để phù hợp với lộ trình cải cách tiền lương; cân nhắc đối tượng được chi thu nhập tăng thêm là cơ quan ngành dọc trung ương đóng trên địa bàn.

Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, việc quy định chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô nhằm góp phần tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công nhân, viên chức, gắn với các cải cách về đánh giá năng lực, hiệu quả công việc, vị trí việc làm. Qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng, hiệu quả công việc tại khu vực công, chất lượng dịch vụ công, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, người dân.

Đề xuất Thủ đô thu hút nhân tài không phụ thuộc vào bằng cấp chuyên môn, thủ khoa xuất sắc
Công chức Bộ phận một cửa quận Đống Đa giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Tăng thu nhập gắn với cải cách về đánh giá năng lực, vị trí việc làm cũng góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, học sinh trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, góp phần bảo đảm đời sống của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, giúp họ yên tâm công tác, cống hiến lâu dài, có hiệu quả cho sự phát triển của Thủ đô.

“Tuy nhiên, trong bối cảnh đang chuẩn bị thực hiện chế độ cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát để hoàn thiện quy định này”, Bộ Tư pháp cho biết.

Cụ thể hơn về tiêu chí, điều kiện thực hiện

Về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về tiêu chí, điều kiện thực hiện và giao cho chính quyền Thành phố quy định cụ thể mức độ đãi ngộ phù hợp với từng đối tượng được thu hút.

Bổ sung đối tượng được thu hút, trọng dụng nhân tài là người có khả năng tham mưu, đề xuất, thực hiện những vấn đề lớn đang đặt ra đối với Thủ đô (như vấn đề về bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm dòng sông, ùn tắc giao thông,…) mà không phụ thuộc vào bằng cấp chuyên môn; thủ khoa xuất sắc.

Cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu rà soát về tiêu chí, điều kiện thực hiện cũng như đối tượng thuộc diện thu hút, trọng dụng nhân tài để quy định phù hợp, đáp ứng được mục tiêu xây dựng và phát triển của Thủ đô; việc quy định đối tượng thu hút theo nguyên tắc không trùng lặp với các chính sách chung đã được quy định.

Đề xuất Thủ đô thu hút nhân tài không phụ thuộc vào bằng cấp chuyên môn, thủ khoa xuất sắc
Có ý kiến đề nghị Thủ đô cần thu hút nhân tài để xử lý các vấn đề như môi trường, giao thông... Ảnh: Anh Tuấn.

Để bảo đảm tính khả thi, dự thảo Luật giao Hội đồng nhân dân Thành phố quy định chi tiết để có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng, từ đó quy định về chế độ, chính sách phù hợp trong tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ.

Tăng thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân Thành phố

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần mở rộng hơn chính sách xã hội, chính sách an sinh trong một số lĩnh vực; quy định rõ hơn chính sách đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm việc làm trong trường hợp không bố trí được đất sản xuất; xác định rõ mức hỗ trợ (đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu và tối đa; mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ việc khám sức khỏe miễn phí).

Đồng thời, mở rộng đối tượng phụ nữ thuộc hộ cận nghèo dân tộc thiểu số được hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm, người dân tộc thiểu số làm nghề “phi nông nghiệp” được hỗ trợ đất sản xuất; bổ sung chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho đối tượng “hộ cận nghèo”. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị rà soát không quy định lại các các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội đã được quy định trong các luật chuyên ngành.

Theo Bộ Tư pháp, chính sách an sinh xã hội tại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW và là nội dung mới so với quy định của Luật Thủ đô 2012, theo hướng tăng thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân Thành phố khi quy định các chính sách hỗ trợ, mở rộng về phạm vi, đối tượng, nội dung, mức chi so với các chính sách chung hiện hành.

Ngoài ra, quy định tại Dự thảo đã quy định cụ thể, tách bạch hơn về chính sách xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, các đối tượng được thụ hưởng để quy định phù hợp.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải phù hợp với quy hoạch đô thị

(LĐTĐ) Đối với nhà chung cư cũ trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch đô thị và yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị đối với cả khu chung cư.
Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải cải thiện môi trường sống cho dân cư

Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải cải thiện môi trường sống cho dân cư

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định khá cụ thể về cải tạo, chỉnh trang đô thị, với nhiều cơ chế, chính sách mới đặc thù.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động