Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm
Rà soát hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực việc làm Đồng hành chăm lo đời sống người lao động bằng những việc làm thiết thực Tiếp tục đẩy mạnh giải quyết việc làm trong năm 2024 |
Bộ LĐTBXH cho biết hiện nay, các chính sách về việc làm đã bộc lộ những vấn đề không còn phù hợp, đặc biệt trong điều kiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện thế giới đang bước vào thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với bản chất là dựa trên cuộc cách mạng kỹ thuật số. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, nhờ vào định hướng phát triển nền kinh tế số, thúc đẩy sự phát triển kinh tế số.
Phát triển kinh tế số mở ra các cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, với nhiều hình thức việc làm đa dạng, từ việc làm đòi hỏi trình độ cao đến những việc làm với trình độ phổ thông.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định, chế tài bảo vệ quyền lợi của người lao động, cũng như xử lý cụ thể đối với các hành vi giao dịch việc làm trên môi trường điện tử…
Vì thế, việc sửa đổi Luật Việc làm là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động…
Kết nối, tư vấn, giới thiệu việc làm trực tuyến cho người lao động. Ảnh minh họa. |
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm được đưa vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) gồm:
(1) Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, xu hướng tình dục.
(2) Xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động; thực hiện hành vi bạo lực hoặc quấy rối, bao gồm bạo lực hoặc quấy rối trên cơ sở giới tính.
(3) Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định của pháp luật.
(4) Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động, hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
(5) Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và sử dụng lao động trong các công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
(6) Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
(7) Lợi dụng giao dịch việc làm điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(8) Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp; sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định pháp luật; truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm thất nghiệp; thông đồng, móc nối, bao che, cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm thất nghiệp; xuyên tạc về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
(9) Truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về lao động; báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về tình trạng việc làm.
Như vậy, so với Luật Việc làm hiện hành, dự thảo Luật đã đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm gồm có: Thứ nhất, lợi dụng giao dịch việc làm điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thứ hai là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp; sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định pháp luật; truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm thất nghiệp; thông đồng, móc nối, bao che, cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm thất nghiệp; xuyên tạc về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Và thứ ba là truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về lao động; báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về tình trạng việc làm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23