Để xe buýt thực sự là phương tiện đáng lựa chọn

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, phát triển giao thông công cộng được coi như giải pháp quan trọng hạn chế tình trạng ùn tắc. Ngoài phương tiện hiện đại như đường sắt trên cao thì xe buýt là phương tiện chủ lực trong thời điểm này. Tuy nhiên, việc phát triển xe buýt vẫn đang gặp phải khó khăn nhất định, cụ thể ở đây là việc thiếu làn đường riêng, nâng cao chất lượng phương tiện, chuyển đổi phương tiện sử dụng điện…
Nhân viên xe buýt kịp thời giúp người bị nạn Để xe buýt Thủ đô ngày càng thuận tiện Nhiều tuyến buýt sẽ kết nối với đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Đối mặt nhiều thách thức

Thời gian qua, với nhiều nỗ lực, Hà Nội đã có mạng lưới xe buýt phát triển tương đối đồng bộ. Cụ thể, Hà Nội hiện có 154 tuyến buýt, trong đó có 132 tuyến trợ giá với 2.024 phương tiện, 8 tuyến buýt không trợ giá, 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến buýt City tour.

Trong số này có 269 xe năng lượng sạch và trên 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV trở lên. Hệ thống thông báo âm thanh, hệ thống thông tin bằng bảng LED, wifi miễn phí, lắp đặt camera trên xe đều đạt 100%.

Để xe buýt thực sự là phương tiện đáng lựa chọn
Phát triển giao thông công cộng được coi như giải pháp quan trọng hạn chế tình trạng ùn tắc tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Đinh Luyện

Cùng đó, mạng lưới xe buýt hiện tiếp cận đến toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã; 512/579 xã, phường thị trấn (đạt 88,4%); 192/286 các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông (đạt 67%); 65/75 bệnh viện (đạt 87%)... Đáng chú ý, xe buýt ở Hà Nội hiện đã kết nối với 7 tỉnh thành lân cận gồm: Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hoà Bình, Vĩnh Phúc.

Dù đã có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, xe buýt Thủ đô vẫn đang đối mặt với không ít thách thức. Qua rà soát cho thấy, mật độ mạng lưới xe buýt rất cao nhưng chỉ tập trung ở các trục chính. Nhiều khu vực khó tiếp cận, cự ly đi bộ từ 0,5 - 1km, thậm chí có khu vực trên 1,5km mới có xe buýt. Nguyên nhân do tuyến đường không đủ điều kiện hạ tầng để chạy buýt, mặt cắt ngang dưới 5m. Đơn cử như đường Chiến Thắng, Tân Triều, Triều Khúc, khu vực Phùng Khoang, Khương Trung, Khương Hạ, ngõ Văn Chương, Tôn Thất Tùng… có mật độ dân cư cao nhưng xe buýt khó tiếp cận.

Hà Nội hiện có 4.405 điểm dừng xe buýt nhưng trong đó chỉ có 350 điểm dừng có nhà chờ tương đương với 8%. Nhà chờ xe buýt chủ yếu trong nội thành đã xuống cấp do được đưa vào khai thác sử dụng từ những năm 2016 trở về trước.

Ngoài ra, một số tuyến đường có nhiều tuyến buýt cùng đi qua như trục đường Nguyễn Trãi - Hà Đông có 9 tuyến trùng lặp, gồm các tuyến buýt: 01, 02, 19, 21A, 21B, 27, 161, E01, E04, E09. Trục giải Phóng - Ngọc Hồi có 14 tuyến trùng lặp gồm: 03B, 06A, 06B, 06C, 06D, 06E, 08A, 08B, 12, 16, 21B, 22C, 28, 32, 41, 99,101A, 101B, 106, 158. Trục Long Biên - Nguyễn Văn Cừ có 13 tuyến buýt trùng lặp, gồm các tuyến: 01, 03A,17, 22A, 34, 42, 43, 48, 51, 54, 65, 100, E02. Trục Cầu Giấy - Nhổn có hệ số trùng lặp là 11, gồm các tuyến buýt: 09B, 16, 20A, 26, 27, 32, 34, 39, 49, 51, E05. Các điểm trung chuyển Nhổn, Cầu Giấy có hệ số trùng lặp là 11 tuyến.

Tìm giải pháp phát triển

Thực tế, tại Hà Nội, xe buýt chiếm vai trò ngày càng quan trọng, đòi hỏi phải sớm có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, phát triển nhanh chóng, toàn diện để đảm bảo năng lực phục vụ người dân cũng như thân thiện với môi trường.

Tại Hội thảo giải pháp phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2035 do Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Đào Duy Phong cho biết, thời gian qua Sở đã điều chỉnh lộ trình 10 tuyến, dừng hoạt động 6 tuyến, điều chỉnh lộ trình kết hợp điều chỉnh tần suất dịch vụ với 12 tuyến, điều chỉnh tần suất dịch vụ 43 tuyến.

Mạng lưới xe buýt của Thủ đô hiện tiếp cận đến toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã; 512/579 xã, phường thị trấn (đạt 88,4%); 192/286 các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông (đạt 67%); 65/75 bệnh viện (đạt 87%)... Đáng chú ý, xe buýt ở Hà Nội hiện đã kết nối với 7 tỉnh thành lân cận gồm: Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hoà Bình, Vĩnh Phúc. Song qua rà soát cho thấy, mật độ mạng lưới xe buýt rất cao nhưng chỉ tập trung ở các trục chính. Nhiều khu vực khó tiếp cận, cự ly đi bộ từ 0,5 - 1km, thậm chí có khu vực đi bộ trên 1,5km, người dân mới có xe buýt. Nguyên nhân do tuyến đường không đủ điều kiện hạ tầng để chạy buýt, mặt cắt ngang dưới 5m.

Các tuyến sau điều chỉnh tỷ lệ trợ giá/chi phí ước đạt 77% (trước điều chỉnh là 85%), giúp giảm phí trợ giá khoảng 193 tỷ đồng/năm. Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, sự điều chỉnh thay đổi trên các tuyến có tạo ra sự bất tiện trong sử dụng dịch vụ buýt như tăng thời gian chờ đợi nhưng không quá lớn, vẫn ở trong ngưỡng chấp nhận của người dân. Chất lượng dịch vụ ở các tuyến sau điều chỉnh ở mức trung bình và tốt. Ở giai đoạn 2, dự kiến Hà Nội tiếp tục rà soát xe buýt theo 5 tiêu chí gồm: Hệ số trùng lặp tuyến, hệ số đường không thẳng, tỷ lệ trợ giá so với chi phí, tỷ lệ trợ giá cho một hành khách, hệ số sử dụng sức chứa. Sau rà soát, Hà Nội sẽ điều chỉnh tăng dịch vụ khi các tuyến cải thiện về sản lượng và chất lượng dịch vụ, đảm bảo tiêu chí hiệu quả tuyến.

Cùng với đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông tin thêm, cơ quan này đang nghiên cứu tổ chức làn ưu tiên cho xe buýt. Các tuyến đường được lựa chọn đảm bảo ít nhất có từ 4 làn xe/hướng, mặt cắt ngang lớn hơn 15m/hướng. Dự kiến năm 2025 sẽ thí điểm 3 đoạn tuyến đường, tổng có khoảng 6,5km làn ưu tiên. Giai đoạn 2026 đến 2030, đề xuất 12 làn ưu tiên dành cho xe buýt, tổng chiều dài 56,5km. Giai đoạn 2031-2035 sẽ đề xuất 6 làn ưu tiên, tổng chiều dài 135,9km. Cùng đó, xây dựng các điểm trung chuyển xe buýt lớn giúp tiếp cận gần các ga đầu mối, ga vành đai của các tuyến đường sắt đô thị. Phát triển các điểm trung chuyển, bố trí lại điểm dừng xe buýt dọc hành lang các tuyến đường sắt đô thị.

Đáng chú ý, về việc nâng cao chất lượng phương tiện, chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, Hà Nội đưa ra 3 kịch bản cho giai đoạn đến năm 2035. Kịch bản 1 (100% xe buýt điện), kịch bản 2 (70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG), kịch bản 3 (50% xe buýt điện, 50% xe buýt LNG/CNG) (xe buýt LNG/CNG là loại xe buýt sử dụng khí thiên nhiên nén làm nhiên liệu thay thế cho dầu diesel thông thường, giúp bảo vệ môi trường).

Hiến kế để phát triển xe buýt, PGS.TS Nguyễn Minh Hiếu (Trường Đại học Giao thông Vận tải) đưa ra 6 nhóm giải pháp chính để phát triển mạng lưới xe buýt cho Hà Nội. Một trong số đó là rà soát, điều chỉnh mạng lưới tuyến buýt hiện tại nhằm giảm chồng chéo, trùng lặp, giảm chi phí, trợ giá, tăng cường khả năng tiếp cận và năng lực phục vụ người dân. Đặc biệt, mạng lưới tuyến buýt phải được điều chỉnh phù hợp với hệ thống đường sắt đô thị của Thành phố.

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Minh Hiếu cũng đề xuất Hà Nội cần chú trọng đến các giải pháp về hạ tầng phục vụ xe buýt, trong đó đặc biệt cần tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt tại các tuyến đường có từ 4 làn xe/hướng, mặt cắt ngang từ trên 15m trở lên. Xây dựng các điểm trung chuyển xe buýt lớn tiếp cận nhà ga đầu mối, ga vành đai của đường sắt đô thị, bến xe liên tỉnh…

Đặc biệt, cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt. Trong đó, Hà Nội cần có nhận diện thương hiệu riêng để thu hút sự chú ý và gần gũi với người dân hơn; ứng dụng công nghệ vào quản lý, vận hành mạng lưới xe buýt. Đặc biệt cần xây dựng bộ quy chuẩn nghiệp vụ đối với lái xe và nhân viên bán vé, đưa thành nội dung đào tạo bắt buộc với tất cả lao động trong hệ thống xe buýt.

Đinh Luyện

Nên xem

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Hà Nội: Quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Hà Nội: Quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

(LĐTĐ) Tối 5/7, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Sơn Tây: Hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên đạt được nhiều kết quả nổi bật

Sơn Tây: Hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên đạt được nhiều kết quả nổi bật

(LĐTĐ) Tại Sơn Tây, theo ghi nhận trong 6 tháng đầu năm, các cấp Công đoàn trên địa bàn thị xã làm tốt công tác nắm bắt tình tình tư tưởng và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Ford Transit ra mắt 3 phiên bản hoàn toàn mới với nhiều tính năng vượt trội

Ford Transit ra mắt 3 phiên bản hoàn toàn mới với nhiều tính năng vượt trội

(LĐTĐ) Sáng 5/7, Ford Việt Nam chính thức ra mắt dòng xe Ford Transit Hoàn Toàn Mới với 3 phiên bản: Trend 16 chỗ, Premium 16 chỗ và Premium+ 18 chỗ. Đặc biệt, đi kèm với 3 phiên bản mới là những tiện ích chưa từng có và mức giá vô cùng hấp dẫn khi có giá bán chỉ từ 905 triệu đồng, cho đến 1,087 triệu đồng.
Cảnh sát giao thông liên tiếp bắt 3 vụ khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô

Cảnh sát giao thông liên tiếp bắt 3 vụ khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô

(LĐTĐ) Ngày 6/7, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an thông tin, lực lượng chức năng đã nắm tình hình, liên tiếp bắt giữ 3 vụ khai thác cát trái phép trên sông Lô đoạn qua huyện Sơn Dương (Tuyên Quang).
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 6/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 100 đoàn viên, người lao động.
Gia Lâm: Ra mắt Điểm tư vấn, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi

Gia Lâm: Ra mắt Điểm tư vấn, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi

(LĐTĐ) Mới đây, Chi hội Chữ thập đỏ Nghĩa tình Gia Lâm (Hội Chữ thập đỏ huyện Gia Lâm) đã tổ chức ra mắt Điểm tư vấn, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người cao tuổi (NCT) tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Cấp gần 200.000 giấy phép lái xe trong 6 tháng đầu năm 2024

Thành phố Hồ Chí Minh: Cấp gần 200.000 giấy phép lái xe trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo gửi Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện đổi mới, tăng cường quản lý, phòng chống tiêu cực và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ trong 6 tháng đầu năm 2024.
Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương: Sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT

Dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương: Sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thống nhất chủ trương thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Bình Dương: Tai nạn giao thông làm chết 167 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tai nạn giao thông làm chết 167 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Thông tin từ Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra hơn 400 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 167 người, bị thương hơn 304 người.
Hà Nội: Khai trương thí điểm Trung tâm Điều hành giao thông thông minh

Hà Nội: Khai trương thí điểm Trung tâm Điều hành giao thông thông minh

(LĐTĐ) Ngày 4/7, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức lễ khai trương thí điểm Trung tâm Điều hành giao thông thông minh. Đây là một trong những nhiệm vụ nhằm từng bước cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Công an xác minh tài xế xe khách vượt đèn đỏ gây tai nạn trên đường Giải Phóng

Công an xác minh tài xế xe khách vượt đèn đỏ gây tai nạn trên đường Giải Phóng

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ việc tài xế ô tô khách có hành vi phóng nhanh, vượt đèn đỏ, đâm lật một ô tô khác tại nút giao Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 14 đang khẩn trương xác minh làm rõ.
Tình hình kinh tế - xã hội và phát triển giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến

Tình hình kinh tế - xã hội và phát triển giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2024 có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước tính có xu hướng tăng. Các dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô cũng đạt được nhiều kết quả.
Xe bồn nghi chở xăng bốc cháy dữ dội do va chạm với 1 xe ô tô dừng đỗ trên cao tốc

Xe bồn nghi chở xăng bốc cháy dữ dội do va chạm với 1 xe ô tô dừng đỗ trên cao tốc

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ cháy xe trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào đêm qua (2/7), lực lượng chức năng đã tổ chức cứu hộ cứu nạn, phân luồng giao thông, điều tra làm rõ nguyên nhân. Đến sáng nay 3/7, các phương tiện lưu thông qua khu vực tai nạn bình thường...
Quyết liệt xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông

Quyết liệt xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng Công an thành phố Hà Nội đã nỗ lực trong công tác kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm về trật tự an toàn giao thông (TTATGT); góp phần gìn giữ bình yên cho Thủ đô.
Triệu tập tài xế taxi "Drift xe" trên đường Phạm Hùng

Triệu tập tài xế taxi "Drift xe" trên đường Phạm Hùng

(LĐTĐ) Chiều 2/7, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết đơn vị đã xác minh được đối tượng điều khiển xe taxi gây mất trật tự công cộng trên đường Phạm Hùng và khu vực Bến xe Mỹ Đình vào sáng 2/7. Tại cơ quan Công an, đối tượng N.M.C (sinh năm 1983, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã khai nhận hành vi vi phạm.
Hiệu ứng tích cực trong công tác xử lý "ma men" tham gia giao thông

Hiệu ứng tích cực trong công tác xử lý "ma men" tham gia giao thông

(LĐTĐ) Thời gian qua, mặc dù người vi phạm liên quan đến nồng độ cồn khi tham gia giao thông đã giảm, ý thức dần được nâng cao, thế nhưng, những chốt kiểm tra nồng độ cồn của Công an thành phố Hà Nội vẫn được duy trì trên đường phố bất kể ngày hay đêm, với tiêu chí không bỏ sót vi phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ...
Xem thêm
Phiên bản di động