Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, hiện nhiều trẻ em mắc lao nhưng không được phát hiện kịp thời. Trong khi, nguy cơ biến chứng của bệnh lao không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề về sức khoẻ cho trẻ sau này như lao màng não, lao xương khớp, có thể để lại di chứng,… thậm chí gây ra tử vong.
Bước tiến quan trọng trong lộ trình chấm dứt bệnh lao Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao

Trẻ 3 tháng tuổi lây nhiễm lao từ người lớn

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bé gái 3 tuổi (Hòa Bình) vào nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân do nhiễm bệnh lao. Người nhà bệnh nhi cho biết, cách đó 1 tháng, bé có biểu hiện húng hắng ho, gia đình đưa con đi khám tại một số phòng khám tư và được chẩn đoán viêm đường hô hấp. Trước khi vào viện 3 ngày, bé xuất hiện ho nhiều và co giật toàn thân, kèm khó thở, gia đình cho con vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất
Để phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em, bác sĩ khuyến cáo tiêm vắc xin lao cho trẻ.

Tại đây, bé được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể gồm: Lao phổi và lao màng não. Khai thác tiền sử gia đình được biết, cách đây 1 năm, bố của bé đã được chẩn đoán mắc bệnh lao, do chưa hiểu biết về nguy cơ lây bệnh lao cho những người tiếp xúc nên đã lây cho trẻ. Rất may mắn, sau 3 tuần điều trị tích cực, tình trạng của trẻ đã ổn định, dự kiến sẽ sớm được ra viện.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phương Thảo, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm, một trong những nguyên nhân hàng đầu của tử vong trên toàn thế giới. Bệnh lao do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, bệnh lây lan khi những người bị bệnh lao phát tán vi khuẩn vào không khí. Được biết, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm phát hiện và điều trị khoảng 70 - 80 ca bệnh lao, tập trung là những ca lao nặng, khó chẩn đoán. Trong đó gồm các thể lao phổi - màng phổi (45%), lao toàn thể (18%), lao màng não (30%), lao xương, lao hạch.

Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các trường hợp nhiễm lao xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và bệnh xảy ra trong vòng 2 năm sau tiếp xúc với nguồn bệnh. Tỷ lệ nhiễm lao cao ở những trẻ em phơi nhiễm. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sống trong gia đình có người bị lao cao hơn so với trẻ sống trong gia đình không mắc bệnh lao; nếu mẹ bị lao, tỷ lệ tử vong tăng gấp 8 lần. "71% trẻ bỏ lỡ cơ hội dự phòng lao bị mắc lao sau này, trong đó có 81% là trẻ dưới 3 tuổi, 25% mắc lao lan tỏa và 5% tử vong. Nguồn lao là mẹ hoặc cha trong các trường hợp này là 47,4%", bác sĩ Thảo cho hay.

Đồng quan điểm trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, đa số trẻ em trong độ tuổi chưa đến trường mắc lao từ nguồn lây gia đình. Trong gia đình có người mắc lao, trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm nếu không có biện pháp phòng ngừa.

Tại Bệnh viện Phổi Trung ương thường tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhi mắc lao. Trong đó nhiều trẻ bị thể nặng, đã điều trị tại một số cơ sở y tế và được chẩn đoán sang bệnh khác, khi không đỡ và nghi ngờ mắc lao mới chuyển đến Bệnh viện. “Trong 2 năm vừa qua do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều trẻ chưa được khám và điều trị kịp thời, khi bệnh nặng đi viện thì đã mắc lao ở giai đoạn muộn”, Phó Giáo sư Nguyễn Bình Hòa cho hay.

Điển hình như trường hợp bệnh nhi C.V.B (sinh năm 2007, quê Sơn La) vào nhập viện trong tình trạng viêm khớp háng biến dạng hoàn toàn hẹp khe khớp, phù tuỷ xương và tạo các ổ áp xe phần mềm quanh khớp. Các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương đã phẫu thuật khớp háng để xử lý ổ vi khuẩn lao xương khớp. Theo gia đình bệnh nhân, khoảng 1 năm trước đó, cháu đã có biểu hiện bệnh, làm gián đoạn việc học. Tuy nhiên, vì phát hiện muộn, khi tới viện thì bệnh của cháu đã nặng.

Chủ động tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ em

Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm, có 10,6 triệu ca mắc lao mới trên toàn cầu, trong đó ước tính 11% là trẻ em. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị thấp, chỉ 7% trong số đó được phát hiện. Tại Việt Nam, số trẻ em mắc lao phát hiện và điều trị hàng năm chỉ từ 1,5-2% trên tổng số bệnh nhân lao, đây là con số rất thấp. “Rất nhiều bệnh nhân lao trẻ em chưa được phát hiện, hoặc được phát hiện tại các bệnh viện có Khoa Nhi nhưng chưa được báo cáo về Chương trình Chống lao Quốc gia. Thời gian tới cần phải quan tâm hơn nữa tới các đối tượng là trẻ em”, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Bình Hòa cho biết.

Bệnh lao trẻ em đa phần là nhẹ, tuy nhiên, rất nhiều bệnh lao trẻ em tiến triển rất nhanh, có thể lao rất nặng như: Lao màng não, lao xương khớp, có thể để lại di chứng, thậm chí gây ra tử vong. Bởi vậy, Phó Giáo sư Nguyễn Bình Hòa khuyến cáo khi trẻ có triệu chứng ho, sốt về chiều, quấy khóc, bỏ ăn và không tăng cân thời gian dài, chụp X-quang có bất thường, cần phải xét nghiệm vi khuẩn học để xác định trẻ có bị mắc lao hay không.

Các bác sĩ cũng cho hay, lao tiềm ẩn đang là mối đe dọa với sức khỏe trẻ em. Theo WHO, trên toàn cầu có khoảng 21% người nhiễm lao tiềm ẩn, những người này có thể phát triển thành lao bệnh bất cứ lúc nào trong cuộc đời khi cơ thể suy giảm miễn dịch (ước tính có khoảng 5% trong số đó thành lao bệnh). Tại Việt Nam, nhiều bệnh nhân lao không được phát hiện và vẫn là nguồn lây trong cộng đồng. Vì vậy, đối với những trẻ có nguy cơ cao, sống trong khu vực có nhiều bệnh nhân lao cần phải được khám sàng lọc định kỳ hàng năm để phát hiện sớm lao tiềm ẩn, điều trị ngăn ngừa thành bệnh lao.

Các bác sĩ cũng lo lắng về tình trạng lao kháng thuốc hiện nay, nên với trẻ đã mắc lao, cần phải được phát hiện và chẩn đoán đúng bệnh, điều trị theo phác đồ, tránh bệnh trở nặng, tránh di chứng và tránh hậu quả đáng tiếc. Khi mắc lao, cha mẹ phải tuân thủ điều trị cho con theo hướng dẫn của bác sĩ, điều trị đủ thời gian. Trẻ đi đến nơi đông người nên đeo khẩu trang để phòng bệnh và phải tiêm vắc xin lao BCG (Bacillus Calmette-Guérin) để giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại bệnh khi bị nhiễm lao.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM”

Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM”

(LĐTĐ) Ngày 6/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo khoa học: “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM nhiệm vụ, giải pháp”.
Ngăn chặn các vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao: Ý thức người dân vẫn là trên hết!

Ngăn chặn các vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao: Ý thức người dân vẫn là trên hết!

(LĐTĐ) Chưa khi nào tội phạm công nghệ cao lại diễn biến phức tạp như hiện nay. Cảnh báo, tuyên truyền rất nhiều trên đủ các phương tiện truyền thông nhưng người dân vẫn “sập bẫy” của tội phạm lừa đảo này.
Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

(LĐTĐ) Hai tuần sau sự kiện 1.500 người nộp hồ sơ bốc thăm suất mua 149 căn hộ nhà ở xã hội tại dự án nhà ở xã hội Trung Văn, quận Nam Từ Liêm; những câu chuyện mang chủ đề “nhà ở xã hội” vẫn tiếp tục thu hút dư luận khi lần lượt các dự án mới được công bố. Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Câu chuyện học phí đại học

Câu chuyện học phí đại học

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề tự chủ đại học, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội… đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) cho hay, hiện nay, học phí đại học đang tăng lên rất cao.
Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

(LĐTĐ) Trước nhiều vụ việc gây bức xúc trên thị trường bảo hiểm, các chuyên gia đã kiến nghị tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, tăng chất lượng và số lượng chế tài để tạo hàng rào bảo vệ các quan hệ trên thị trường và cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp.
Huyện Ứng Hòa: Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan chào mừng Đại hội Công đoàn huyện lần thứ XI

Huyện Ứng Hòa: Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan chào mừng Đại hội Công đoàn huyện lần thứ XI

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng chào mừng Đại hội Công đoàn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 7, 8/6/2023), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trực quan về Đại hội tại các Công đoàn cơ sở.
Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, có trường hợp người đi lao động ở nước ngoài bị lừa ở cả 2 đầu, phía doanh nghiệp Việt Nam và phía doanh nghiệp nước ngoài.

Tin khác

Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

(LĐTĐ) 5 tháng đầu năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện tốt công tác giải quyết, chi trả chế độ, đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT) cho 69,7 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, tương ứng số tiền chi cho khám chữa bệnh BHYT là 47.466 tỷ đồng.
Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát thông tin cảnh báo, vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại.
Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm. Đây là phường có số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A

Dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A

(LĐTĐ) Ngày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ em của thành phố Hà Nội tại điểm Trường Tiểu học Phan Chu Trinh.
Có bệnh nền, đừng chủ quan khi mắc thủy đậu

Có bệnh nền, đừng chủ quan khi mắc thủy đậu

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, tuy là bệnh truyền nhiễm lành tính, song nếu bệnh nhân thủy đậu trên nền bị các bệnh suy giảm miễn dịch thì có thể xảy ra biến chứng viêm phổi nặng, thậm chí tử vong. Đáng lo ngại, nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ trẻ em mới mắc thủy đậu, trong khi đã xuất hiện nhiều ca bệnh ở người lớn với những diễn biến khó lường.
Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

(LĐTĐ) Trả lời trước Quốc hội chiều 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế được giao nguồn dự toán từ ngân sách trung ương, thực hiện mua sắm để cung ứng vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo cho 2 năm 2021, 2022.
TP.HCM: Hy hữu bệnh nhân có cả cơ quan sinh dục nam và nữ

TP.HCM: Hy hữu bệnh nhân có cả cơ quan sinh dục nam và nữ

(LĐTĐ) Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa điều trị thành công cho 1 trường hợp bị ung thư tinh hoàn ẩn trên bệnh nhân lưỡng giới thật thể khảm. Đây là trường hợp lưỡng giới cực hiếm, có tỷ lệ 1/100.000.
Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B

Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A xuống bệnh truyền nhiễm nhóm B vào cuối tuần này.
Thành lập viện nghiên cứu đầu tiên khối bệnh viện ngoài công lập

Thành lập viện nghiên cứu đầu tiên khối bệnh viện ngoài công lập

(LĐTĐ) Viện Nghiên cứu Tâm Anh (thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) là viện nghiên cứu đầu tiên của khối bệnh viện ngoài công lập, tập trung phát triển khoa học trong nước.
Xem thêm
Phiên bản di động