Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở
92% bệnh nhân lao ở Việt Nam được điều trị thành công Truyền thông nâng cao ý thức phòng, chống bệnh lao |
Còn nhiều khó khăn, thách thức
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2023, hoạt động chẩn đoán và điều trị bệnh lao đã có sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn cầu trong năm 2022, sau 2 năm gián đoạn liên quan đến Covid-19. Điều này đã giúp cải thiện những tác động tiêu cực của đại dịch đối với số người chết và mắc lao trên toàn cầu. Tuy nhiên, bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới trong số các bệnh truyền nhiễm vào năm 2022, chỉ sau Covid-19. Xác định mục tiêu toàn cầu trong công tác chống lao hiện nay vẫn đang bị chậm tiến độ.
Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương thăm, khám cho bệnh nhân mắc bệnh lao. |
Việt Nam hiện đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) cho biết: Trong năm 2023, CTCLQG đã phát hiện 106.086 trường hợp mắc lao các thể, tăng 2.282 bệnh nhân.
Đáng lo ngại, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lao kháng thuốc cao. Cụ thể, số liệu phát hiện lao kháng đa thuốc năm 2023 là 3.775 bệnh nhân, cao hơn các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 7,8%, 45,8% và 9,5%, trong đó thu nhận 3.587 bênh nhân vào điều trị. Tuy nhiên, kết quả này mới chỉ đạt mức 72,3% so với chỉ tiêu kế hoạch là 4.963 bệnh nhân.
Trong đó, tỷ lệ điều trị thành công của bệnh nhân lao đa kháng thuốc năm 2021 là 74%, thấp hơn chỉ tiêu đề ra (78%) và ghi nhận tỷ lệ bỏ điều trị còn cao (11,6%) trong khi phác đồ chuẩn ngắn hạn đã được mở rộng trên cả nước. Nguyên nhân có thể một phần do việc quản lý điều trị bệnh nhân lao kháng thuốc gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19.
Mặc dù tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam còn rất nặng nề như vậy, song số bệnh nhân lao được phát hiện, đưa vào điều trị và được báo cáo hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính. Như vậy, có gần 40% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị hoặc chưa báo cáo.
Cũng trong 2 năm diễn ra dịch Covid-19, công tác phòng, chống lao tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Số bệnh nhân lao phát hiện năm 2021 giảm 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có mức độ giảm phát hiện bệnh lao cao nhất toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong việc triển khai mô hình phối hợp y tế công - tư (PPM) do thiếu nhân lực, thiếu kinh phí và sự chỉ đạo của Sở Y tế. Nhiều cơ sở y tế mức độ phối hợp còn hạn chế, đóng góp vào hoạt động phát hiện bệnh nhân lao còn chưa được như mong muốn. Sự phản hồi 2 chiều giữa chương trình chống lao ở các tỉnh, thành phố với cơ sở y tế công - tư đã tham gia phối hợp còn chưa chặt chẽ, ảnh hưởng đến sự tích cực chuyển gửi người nghi lao từ hệ thống các cơ sở y tế ngoài CTCLQG. Hoạt động phát hiện lao trẻ em còn hạn chế, số ca lao trẻ em phát hiện còn thấp so với kỳ vọng và so với ước tính của WHO…
Tăng cường vai trò của hệ thống y tế cơ sở
CTCLQG đề ra giải pháp, để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2035, cần triển khai tối ưu các chiến lược, chính sách hiện có, đó là bao phủ y tế toàn dân, tăng cường vai trò của hệ thống y tế cơ sở gắn với phòng, chống lao, bảo hiểm y tế và bảo trợ xã hội. Đồng thời, cần nhanh chóng mở rộng áp dụng công cụ chẩn đoán mới, thuốc mới, vắc xin mới, cách tiếp cận, can thiệp mới nhằm phát hiện và điều trị lao sớm để cắt đứt nguồn lây, điều trị lao tiềm ẩn để cắt nguy cơ nhiễm tiến triển thành bệnh lao.
Đặc biệt, theo Tiến sĩ Đinh Văn Lượng, với 40% số bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện là một thách thức trong việc chấm dứt bệnh lao vào năm 2035. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu “tham vọng” này thì cần tiếp tục phát huy vai trò của sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao. Song song với đó, gắn kiểm soát lao với hệ thống y tế cơ sở, những cơ sở khám chữa bệnh để tăng cường chất lượng chẩn đoán, điều trị và duy trì bền vững công tác dự phòng lao.
“Đây là một nội dung rất quan trọng, nếu như vậy thì tất cả người bệnh bị lao tại tất cả các khu vực, lĩnh vực đều được kiểm soát. Đó chính là gốc rễ, là cơ sở giúp Việt Nam chấm dứt được bệnh lao. Có như vậy Việt Nam mới có thể hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035”- Tiến sĩ Định Văn Lượng nhấn mạnh.
Nhằm phát huy tối đa vai trò của hệ thống y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng trong công tác phòng, chống lao, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Phổi trung ương xây biên soạn và hoàn thành cuốn tài liệu “Hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao, lao tiềm ẩn, các bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế - Tăng cường vai trò của các cơ sở khám chữa bệnh”.
Cuốn tài liệu sau khi được Bộ Y tế phê duyệt và sử dụng rộng rãi trên toàn quốc sẽ cung cấp kiến thức và kỹ năng cho cán bộ y tế các cơ sở khám, chữa bệnh và cán bộ chống lao các tuyến trong triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao, lao tiềm ẩn và một số bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế.
Ngoài ra, CTCLQG cũng đề xuất Bộ Y tế ban hành các chính sách, thông tư, hướng dẫn phù hợp nhằm huy động sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các ban/ngành đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tăng cường phát hiện bệnh nhân lao và hỗ trợ người bệnh cho tới khi được điều trị thành công, hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2035.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00