Đầu tư chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững
Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao Triển khai một số phương pháp chẩn đoán mới để phát hiện bệnh lao Tăng cường phát hiện chủ động bệnh lao trong cộng đồng |
Dự buổi lễ có bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế. Về phía đối tác quốc tế có bà Angela Pratt - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, bà Aler Grubbs - Trưởng đại diện Phái đoàn USAID tại Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại buổi lễ. |
Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng Ban điều hành CTCLQG cho biết: Dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam vẫn còn rất nặng nề, tốc độ giảm quá chậm và kinh phí đầu tư cho công tác chống lao còn rất thấp, chúng ta đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng.
Theo đó, Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao và bệnh lao kháng đa thuốc đứng thứ 11 trong 30 nước có số người mắc bệnh và gánh nặng bệnh lao cao nhất trên toàn cầu.
Năm 2023, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm 172.000 người mới mắc lao và khoảng 13.000 người tử vong do lao, cao hơn số người tử vong vì tai nạn giao thông. Mỗi năm, nước ta có khoảng 9.200 ca bệnh nhân lao đa kháng thuốc mới mắc, chiếm 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị.
So với miền Bắc và miền Trung thì dịch tễ lao tại miền Nam còn nặng nề hơn rất nhiều, đặc biệt tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ với khoảng 400 đến 500 ca lao trên 100.000 dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và đại diện các đối tác ký tên thể hiện cam kết chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam. |
Mặc dù tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam còn rất nặng nề như vậy, số bệnh nhân lao được phát hiện, đưa vào điều trị và được báo cáo hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính (năm 2023 phát hiện 106.086 bệnh nhân lao các thể). Như vậy, có gần 40% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị hoặc chưa báo cáo.
Để hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, CTCLQG đã huy động các nguồn lực từ các nhà tài trợ để hỗ trợ kỹ thuật và nguồn lực triển khai các hoạt động có hiệu quả. Theo bà Aler Grubbs - Trưởng Đại diện Phái đoàn USAID Việt Nam cho rằng những thách thức lớn nhất để chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam vào năm 2035 là thu hẹp khoảng cách trong chẩn đoán vì hiện có khoảng 40% người mắc bệnh lao không được phát hiện và đưa vào điều trị tại các cơ sở y tế.
Nhằm hỗ trợ Việt Nam hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, hiện USAID đang tăng cường dịch vụ và nâng cao nhận thức về bệnh lao. Kể từ năm 2019, USAID đã hợp tác với CTCLQG để hướng tới các tác động lâu dài.
“USAID hỗ trợ tập trung vào ba lĩnh vực chính: Đầu tiên, chúng tôi nâng cao năng lực phòng chống bệnh lao trong hệ thống y tế cả công và tư để sàng lọc, phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh lao bằng cách sử dụng công nghệ và công cụ mới. Đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ bệnh lao cho những người có nguy cơ tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Bên cạnh đó, USAID hỗ trợ CTCLQG và các đối tác liên quan đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho công tác phòng chống lao”- bà Aler Grubbs cho biết.
Bà Aler Grubbs, Trưởng Đại diện Phái đoàn USAID Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. |
Cũng theo Trưởng Đại diện Phái đoàn USAID Việt Nam: Trong tương lai, USAID sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các cấp trong hệ thống y tế để tiếp cận những người dễ bị tổn thương và đảm bảo các dịch vụ chất lượng cao. USAID sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyên sâu cho y tế công, tư và cộng đồng ở những khu vực có gánh nặng bệnh lao cao, đồng thời sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để đưa ra các kinh nghiệm và sáng kiến tốt nhất mang lại lợi ích cho công tác phòng chống lao tại tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam...
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là giảm nguy cơ tử vong cho hơn 13.000 người một năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao.
Chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao năm 2024 của Việt Nam là “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”, là một chủ đề dễ nhớ, như một lời khẳng định, thể hiện quyết tâm cao của mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh lao. “Việt Nam cam kết cùng thế giới chấm dứt bệnh lao toàn cầu. Đây là một mục tiêu rất tham vọng nhưng hết sức có ý nghĩa vì cứu sống hàng chục nghìn người dân Việt Nam mỗi năm”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
Để thực hiện cam kết thanh toán bệnh lao trước Chính phủ và cộng đồng quốc tế trong thời gian tới, Bộ trưởng Đào Hồng Lan yêu cầu ngành Y tế - CCCLQG cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở trong tình hình mới, trong đó có hệ thống phòng, chống lao các tuyến.
Các đại biểu nhắn tin ủng hộ Qũy hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao. |
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng nhấn mạnh đến công tác phát hiện bệnh lao từ cơ sở. Với cuốn tài liệu "Hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao, lao tiềm ẩn và một số bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế - Tăng cường vai trò của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh" do CTCLQG xây dựng sẽ giúp nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở, giúp phát hiện sớm bệnh lao ngay tại địa phương. Làm sao để đưa cuốn sách này tới hơn 11.000 trạm y tế xã, các trung tâm y tế huyện và tới tận cộng đồng.
Bên cạnh đó, cần huy động sự hưởng ứng của cả cộng đồng với công tác phòng chống lao, tăng cường tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, chủ động tham gia tìm kiếm dịch vụ khám và điều trị bệnh lao, vượt qua mọi rào cản từ cả phía người bệnh cũng như thầy thuốc và xã hội.
Ngoài ra, chú trọng vận động đầu tư đa nguồn cho công tác phòng chống lao bao gồm ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, tài trợ quốc tế, bảo hiểm y tế, xã hội hoá…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46